Giá dầu thế giới giảm phiên 3/8
Giá dầu thế giới giảm trong phiên 3/8 do lo ngại về số ca mắc biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19 ngày càng tăng đã “lấn át” dự báo về lượng dầu dự trữ tại các kho của Mỹ tiếp tục giảm.
Bơm xăng cho phương tiện tại một trạm xăng ở Cairo, Ai Cập. Ảnh: AFP/TTXVN
Khép phiên này, giá dầu Brent biển Bắc giảm 48 xu Mỹ (0,66%) xuống 72,41 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giảm 70 xu Mỹ (0,98%) xuống 70,56 USD/thùng.
Những lo ngại về số ca mắc COVID-19 gia tăng tại Trung Quốc và Mỹ, những nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới, đã tác động lên giá, khiến giá hai hợp đồng dầu chủ chốt này có thời điểm giảm hơn 3% giá trị.
Trước sự lây lan của biến thể Delta, Chính phủ Trung Quốc đã áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt để kiểm soát tình hình dịch bệnh.
Video đang HOT
Ngoài ra, đồn đoán về sự trở lại của Iran trên thị trường năng lượng cũng gây sức ép cho giá dầu. Iran và sáu cường quốc đã đàm phán kể từ tháng 4/2021 nhằm hồi sinh thỏa thuận hạt nhân năm 2015 mà có thể “giải phóng” xuất khẩu dầu của nước này. Tuy nhiên, các quan chức cho biết vẫn còn những khoảng trống đáng kể.
Tân Tổng thống Iran, Ebrahim Raisi, ngày 3/8 cho biết chính quyền mới sẽ thực hiện các bước để dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt do Mỹ áp đặt đối với lĩnh vực năng lượng và ngân hàng của nước này.
Một khảo sát của hãng tin Reuters cho thấy lượng dầu dự trữ tại các kho ở Mỹ có thể giảm trong tuần trước, trong đó dự trữ xăng và các sản phẩm chưng cất dự kiến sẽ giảm trong tuần thứ ba liên tiếp.
Viện Xăng Dầu Mỹ (API) công bố số liệu cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm khoảng 879.000 thùng trong tuần kết thúc ngày 30/7. Dự trữ các sản phẩm chưng cất, trong đó có dầu diesel đã giảm khoảng 717.000 thùng, còn dự trữ xăng giảm khoảng 5,8 triệu thùng trong cùng thời gian trên.
Người lớn tiêm vaccine COVID-19 hết, trẻ em có thể trở thành 'nạn nhân' của biến thể Delta
Kế hoạch tiêm chủng cho toàn bộ người trưởng thành trên 18 tuổi ở Anh có thể khiến số ca mắc COVID-19 tập trung ở trẻ em trong thời gian tới.
Trẻ em có thể là đối tượng mắc COVID-19 mới khi người lớn đã tiêm chủng hết. Ảnh: Getty Images
Theo tờ The Guardian, ông Julian Tang, nhà dịch tễ học tại Đại học Leicester đã đưa ra cảnh báo trên, nói rằng người dưới 18 tuổi sẽ thành đối tượng mắc COVID-19 mới, mà khi lây lan ở nhóm đối tượng này, virus có thể đột biến, tạo ra các biến thể mới.
Cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh cơ quan y tế công cộng Anh cho biết số ca mắc biến thể Delta (nguồn gốc Ấn Độ) tăng 79% trong một tuần. Giờ cuộc đua đang diễn ra giữa chương trình tiêm chủng và làn sóng dịch bệnh thứ ba đang chực chờ xuất hiện.
Nhiều người cho rằng có cơ sở để lạc quan thận trọng rằng vaccine COVID-19 sẽ ngăn chặn các ca tử vong và nhập viện cũng như biến thể Delta.
Tuy nhiên, ông Tang tỏ ra thận trọng hơn. Dữ liệu gần đây nhất cho thấy nhóm đối tượng mắc COVID-19 nhiều nhất là nhóm dưới 30 tuổi chưa tiêm vaccine. Ông nói: "Tình trạng biến thể Delta trội hơn biến thể Alpha hiện nay cho thấy biến thể Delta ngày càng lây lan hơn nhiều so với biến thể Alpha và chủng virus gốc".
Khi chương trình tiêm chủng COVID-19 bắt đầu hướng dần tới đối tượng trẻ hơn thì trong quá trình đó, virus SARS-CoV-2 sẽ lây nhiễm cho nhóm dưới 18 tuổi - nhóm chưa nằm trong lịch trình tiêm chủng. Ông Tang cảnh báo: "Hậu quả là virus sẽ tập trung vào nhóm ở tuổi đến trường và các em cuối cùng sẽ trở thành nguồn virus và khiến biến thể Delta lây lan, trở thành nhóm đối tượng nóng khiến các đột biến mới có thể xuất hiện".
Diễn biến này sẽ càng khiến chính phủ Anh phải chịu áp lực tiêm cho trẻ em, mặc dù Ủy ban liên ngành Tiêm chủng Anh sẽ chưa có khuyến nghị trong ngắn hạn.
Động thái tiêm chủng cho trẻ em đã bị nhiều lãnh đạo y tế toàn cầu chỉ trích. Họ nói rằng ở các nước thu nhập thấp và trung bình thấp, nguồn cung vaccine COVID-19 nghèo nàn tới mức nhân viên y tế còn chưa được tiêm chủng, còn bệnh viện thì đầy người ốm và hấp hối. Họ kêu gọi thế giới cần ưu tiên các quốc gia này trong chương trình tiêm chủng.
Chính phủ Anh cũng nhấn mạnh cam kết dỡ bỏ biện pháp phòng chống dịch bệnh cuối cùng vào ngày 19/7, sau khi đã trì hoãn thêm 4 tuần để kiềm chế số ca mắc gia tăng.
Giá dầu thế giới giảm khoảng 6% phiên 23/3 do lo ngại dư cung Giá dầu thô Brent giao kỳ hạn giảm 3,83 USD (5,9%) xuống 60,79 USD/thùng, sau khi chạm mức thấp trong phiên là 60,50 USD/thùng. Công nhân làm việc tại một cơ sở khai thác dầu ở Basra, Iraq. (Ảnh: AFP/TTXVN) Giá dầu thế giới giảm khoảng 6% trong phiên giao dịch 23/3 do thị trường lo ngại các lệnh hạn chế đi lại...