Giá dầu tăng gần 5% khi Ả Rập Xê Út có thể sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng
Giá dầu đã tăng gần 5% vào ngày 4/3/2021 do Ả Rập Xê Út có thể sẽ gia hạn tự nguyện cắt giảm sản lượng vào tháng 4, trong khi các bộ trưởng OPEC và các đồng minh của họ tiếp tục cân nhắc về việc cắt giảm nguồn cung sắp tới.
Ảnh minh họa https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Vào lúc 10h57 sáng ( theo giờ ET ), ngày 4 tháng 3 năm 2021, giá dầu Brent tăng 3,04 USD -tương đương 4,7%, ở mức 67,11 USD/thùng, trong khi dầu West Texas Intermediate (WTI) của Mỹ tăng 2,84 USD- tương đương 4,6% ở mức 64,12 USD.
Các nhà phân tích và thương gia nhận định đợt tăng giá kéo dài 4 tháng từ mức dưới 40 USD/thùng là không phù hợp với nhu cầu và doanh số bán ra, dự kiến cũng sẽ không phù hợp với nguồn cung cho đến cuối năm 2021. Nhưng một số nhà phân tích đã dự đoán với mức giá trên 60 USD thì các nhà sản xuất OPEC sẽ tăng sản lượng khoảng 500.000 thùng mỗi ngày (bpd) .
Video đang HOT
Tại Hoa Kỳ: mặc dù dự trữ dầu thô tăng kỷ lục hơn 21 triệu thùng vào tuần trước, nhưng ngược lại dự trữ xăng lại giảm mạnh nhất trong vòng 30 năm qua do hoạt động lọc dầu đã bị giảm xuống mức thấp nhất kỷ lục vì tình trạng đóng băng tại tiểu bang Texas.
Giá dầu tăng sau khi Hạ viện Mỹ phê chuẩn gói kích thích kinh tế
Trong phiên giao dịch sáng ngày 1/3 (giờ Mỹ), giá dầu thế giới tăng mạnh sau thông tin Hạ viện Mỹ phê chuẩn gói kích thích kinh tế mới trị giá 1.900 tỷ USD do Tổng thống Joe Biden đề xuất.
Giá dầu tăng sau thông tin Hạ viện Mỹ phê chuẩn gói kích thích kinh tế mới. (Ảnh: Reuters)
Theo đó, giá dầu giá dầu Brent giao tháng 5 tăng 1,24 USD/thùng, tương ứng 1,9% lên mức 65,66 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5 tăng 1,18 USD/thùng, tương ứng 1,9% lên mức 62,68 USD/thùng.
Chiến lược gia thị trường toàn cầu tại Axi Stephen Innes cho biết: "Giá dầu phục hồi vào sáng nay nhờ dự luật kích thích kinh tế của Mỹ được thông qua tại Hạ viện".
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang có dấu hiệu hạ nhiệt cùng với việc Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết đã phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 của hãng Johnson & Johnson để sử dụng khẩn cấp làm tăng triển vọng về sự phục hồi trong hoạt động kinh tế cũng đã khiến giá dầu tăng cao.
Bên cạnh đó, giá dầu được kích thích khi Bộ Lao động Mỹ cho biết số đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần qua của nước này đã giảm mạnh, giảm 110.000 đơn xuống còn 730.000 đơn cùng với dữ liệu về số đơn đặt hàng đối với hàng hoá nhà máy lâu năm của Mỹ cũng tăng tới 3,4% trong tháng 1, cao hơn nhiều con số dự kiến 1,1%.
Giá dầu đã đồng loạt tăng mạnh trước thềm cuộc họp quan trọng của Tô chưc Cac nươc Xuât khâu Dâu mo (OPEC) va cac đôi tac (OPEC ) nhằm thiết lập sản lượng trong tháng 4/2021 sẽ diễn ra ngày 4/3 tới đây.
Hiện, OPEC vẫn đang duy trì chính sách cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá dầu và đặc biệt là Ả rập Xê út đã tự nguyện cắt giảm sản lượng khai thác thêm 1 triệu thùng/ngày trong tháng 2 và tháng 3 nhằm hỗ trợ sự ổn định trên thị trường dầu mỏ.
Hiện OPEC nhất trí tiếp tục cắt giảm 7,125 triệu thùng/ngày trong tháng 2 và 7,05 triệu thùng/ngày trong tháng 3 sau khi cắt giảm 7,2 triệu thùng/ngày trong tháng 1 vừa qua.
Trước đó, ngày 27/2, Với 219 phiếu thuận và 212 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đã thông qua gói cứu trợ COVID-19 trị giá 1.900 tỷ USD . Dự kiến, dự luật này sẽ được đưa lên Thượng viện Mỹ xem xét thông qua.
Theo đó, gói kích cầu của Tổng thống Joe Biden sẽ hỗ trợ trực tiếp 1.400 USD/người cho phần lớn dân Mỹ, sau khi mỗi người đã được nhận 600 USD trong gói kích cầu gần 900 tỷ USD của chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump.
Người thất nghiệp sẽ được hỗ trợ 400 USD/tuần cho tới hết tháng 9 năm nay và tiền lương tối thiểu sẽ được nâng lên 15 USD/giờ. Hỗ trợ người vay thế chấp nhà được giãn nợ cho tới cuối tháng 9.
Hai tháng đầu năm, giá dầu tăng gần 30% Xu hướng của giá dầu thế giới từ đầu năm tới nay là tăng mạnh, với giá dầu WTI hiện đã tăng 29,5%... Ảnh minh họa - Ảnh: Bloomberg. Giá dầu thế giới giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (26/2), khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ sụt giảm và kỳ vọng rằng khi giá dầu đi lên, nguồn...