Giá dầu ô liu tăng hơn 100%, gây ra nạn trộm cắp dầu ăn ở Mỹ
Giá dầu ô liu tăng vọt lên mức kỷ lục mới ở Mỹ khi hạn hán nghiêm trọng ở các nước sản xuất lớn tiếp tục làm giảm nguồn cung, từ đó gây ra nạn trộm cắp dầu ăn.
Những chai dầu ô liu và dầu hướng dương tại siêu thị Mercadona SA ở Barcelona, Tây Ban Nha.
Ảnh: Bloomberg
Theo một báo cáo gần đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), giá dầu ô liu toàn cầu đã tăng lên 8.900 USD/tấn vào tháng 9 năm nay, do thời tiết khô hạn nghiêm trọng ở khu vực Địa Trung Hải. USDA cũng cho biết giá trung bình trong tháng 8 đã cao hơn 130% so với năm trước và không có dấu hiệu hạ nhiệt.
Tây Ban Nha, nước sản xuất và xuất khẩu dầu ô liu lớn nhất thế giới, đã phải hứng chịu đợt hạn hán dữ dội trong nhiều tháng. Theo cơ quan khí tượng quốc gia AEMET, nước này cũng vừa ghi nhận mùa hè nóng thứ ba liên tiếp khi nhiệt độ trung bình vào mùa hè cao hơn bình thường 1,3C.
Theo dữ liệu từ công ty hàng hóa Mintec, sản lượng dầu ô liu của Tây Ban Nha trong mùa gần đây đã giảm xuống khoảng 610.000 tấn – giảm hơn 50% so với mức thông thường là 1,3 đến 1,5 triệu tấn.
Video đang HOT
Kyle Holland, nhà phân tích tại Mintec, nói với CNBC: “Tình hình còn trở nên phức tạp hơn khi không chỉ ở Tây Ban Nha, sản lượng của các nước sản xuất dầu ô liu lớn khác tại châu Âu như Italy và Hy Lạp cũng sụt giảm do hạn hán”.
Theo Hội đồng Ô liu Quốc tế (IOC), một tổ chức gồm các nước thành viên chiếm hơn 98% sản lượng dầu ô liu trên toàn cầu thì Hy Lạp và Italy là nhà sản xuất loại dầu này lớn thứ hai và thứ ba trên thế giới.
Giá dầu ô liu ở khu vực Andalusia, Tây Ban Nha đã tăng lên 8,45 euro/lít trong tháng 9. Đây là mức giá cao nhất từng được ghi nhận đối với dầu ô liu Tây Ban Nha, với mức tăng 111% so với cùng kỳ năm trước.
Giá cả tăng vọt khiến dầu ô liu – vốn được ví là “vàng lỏng” – bị đánh cắp nhiều.
Theo truyền thông địa phương, khoảng 50.000 lít dầu ô liu nguyên chất tại Marin Serrano El Lagar, một trong những nhà máy dầu ăn của Tây Ban Nha đã bị đánh cắp vào rạng sáng ngày 30/8. Đó là số dầu ô liu trị giá hơn 420.000 euro, tương đương 10,9 tỷ đồng. Và cho đến nay, cảnh sát vẫn chưa bắt được nghi phạm.
Song đó chưa phải là vụ trộm dầu ô liu duy nhất. Trước khi vụ trộm lớn này xảy ra, những tên trộm đã lấy đi 6.000 lít dầu ô liu nguyên chất trị giá 50.000 euro (tương đương 1,3 tỷ đồng) từ nhà máy dầu Terraverne.
Chuyên gia Holland cảnh báo rằng nếu sản lượng dầu ô liu tiếp tục sụt giảm do hạn hán, nguồn cung có thể cạn kiệt trước tháng 10.
Ông cho rằng vấn đề càng trở nên phức tạp hơn khi Thổ Nhĩ Kỳ – một quốc gia sản xuất dầu ô liu quan trọng của thế giới – cấm xuất khẩu dầu ô liu số lượng lớn đến ngày 1/11. Đây cũng là một động thái do giá toàn cầu tăng vọt.
Nga chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu lúa mỳ của thế giới
Hội đồng ngũ cốc quốc tế (IGC), bao gồm các quốc gia sản xuất và nhập khẩu lúa mỳ lớn, dự báo sản lượng lúa mỳ toàn cầu trong vụ mùa 2023-2024 đạt 784 triệu tấn, giảm 2,4% so với vụ mùa trước đó.
Thu hoạch lúa mì tại vùng Stavropol, miền nam nước Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo IGC, hiện chỉ có 12 nước sản xuất đủ lúa mỳ để xuất khẩu. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn là nước sản xuất lúa mỳ lớn nhất thế giới với 138 triệu tấn trong vụ mùa 2022-2023. Tuy nhiên, nước này vẫn nhập khẩu hơn 10 triệu tấn/năm để đáp ứng nhu cầu của dân số 1,4 tỷ người và dự trữ một lượng lớn.
Ấn Độ cũng là một nước sản xuất nhiều lúa mỳ. Nước này bắt đầu xuất khẩu sản lượng dư thừa trong những năm gần đây, song năm 2022, chính phủ áp đặt các biện pháp hạn chế sau hạn hán.
Nga, Mỹ, Australia và Pháp cũng nằm trong số các nhà sản xuất lúa mỳ lớn của thế giới.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Nga là nước xuất khẩu lúa mỳ hàng đầu trong vụ mùa 2022-2023 với 46 triệu tấn và có thể chiếm 1/4 lượng xuất khẩu lúa mỳ toàn cầu năm 2023.
Chuyên gia Sebastien Poncelet tại Agritel cho biết sau khi thu hoạch lượng lúa mỳ kỷ lục 92-100 triệu tấn trong vụ mùa 2022-2023, Nga đang hướng tới vụ mùa bội thu thứ 2 với khoảng 90 triệu tấn. Sau Nga, các nước xuất khẩu lớn gồm Canada, Australia và Mỹ có lượng xuất khẩu dự kiến giảm xuống dưới 20 triệu tấn, mức thấp nhất trong nửa thế kỷ qua. Tiếp đó là Pháp và Ukraine, nước xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới trước khi bùng phát xung đột với Nga, dự kiến xuất khẩu 10 triệu tấn.
Nhà nghiên cứu Sebastien Abis tại Viện quan hệ chiến lược và quốc tế Pháp cho hay Thổ Nhĩ Kỳ là nước nhập khẩu lúa mỳ lớn nhất của Nga kể từ năm 2018, sau đó là Ai Cập. Hai nước này chiếm 40% xuất khẩu lúa mỳ của Nga. Iran và Syria cũng là những nước nhập khẩu lúa mỳ lớn của Nga. Tuy nhiên, chuyên gia Abis lưu ý rằng lúa mỳ Nga đang có thêm ngày càng nhiều khách hàng cả ở Tây Âu, Bắc Phi và vùng sa mạc miền Nam châu Phi.
Trong vụ mùa 2022-2023, khoảng 3,9 triệu tấn lúa mỳ Nga nhập khẩu vào khu vực sa mạc miền Nam châu Phi, chiếm 20% lúa mỳ nhập khẩu vào khu vực này, song giảm so với 4,5 triệu tấn trong vụ mùa 2021-2022.
Nhật Bản thiếu đất chôn gà bệnh vì dịch cúm gia cầm nghiêm trọng nhất lịch sử Nhật Bản đang phải đối mặt với đợt bùng phát dịch cúm gia cầm tồi tệ nhất từ trước đến nay, khiến đàn gia cầm của nước này bị tàn phá và giá trứng tăng vọt. Nhân viên kiểm dịch khử trùng một trang trại ở Oyabe, tỉnh Toyama, Nhật Bản, sau khi phát hiện ổ dịch cúm gia cầm ngày 23/1/2021. Ảnh...