Giá dầu lao dốc: Nga gặp nguy, Mỹ khó tránh vạ lây
Tờ Wall Street Journal cho biết, giá dầu giảm sâu đặt ra nguy cơ phá sản cho hàng loạt công ty dầu lửa Mỹ.
Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tuần đầu tiên của năm 2016, giá dầu thế giới đã giảm khoảng 20%, chỉ còn hơn 30 USD/thùng.
Hiện đã có 3 ngân hàng đầu tư, gồm Morgan Stanley, Goldman Sachs và Citigroup dự báo giá dầu xuyên thủng đáy 30 USD/thùng và giảm về 20 USD/thùng. Cơ sở được đưa ra cho những dự báo này là kinh tế Trung Quốc giảm tốc, đồng USD tăng giá, và việc các nhà khai thác dầu từ Mỹ tới Saudi Arabia không chịu cắt giảm sản lượng bất chấp dầu dư thừa.
Công nghệ khai thác dầu đá phiến tiên tiến dường như không cứu được nhiều doanh nghiệp sản xuất dầu ở Mỹ thoát khỏi việc phá sản. Ảnh minh họa
Theo Wolfe Research, sẽ có tới 1/3 số công ty khai thác dầu khí của Mỹ đối mặt nguy cơ lâm vào cảnh phá sản và tái cơ cấu trong thời gian từ nay đến giữa năm 2017. Trong đó, nhiều công ty chỉ có thể “sống sót” nếu giá dầu hồi phục lên mức tối thiểu 50 USD/thùng.
Cũng với quan điểm bi quan, nhà phân tích cấp cao Fadel Gheit thuộc công ty Oppenheimer & Co. dự báo một nửa số nhà khai thác dầu đá phiến của Mỹ có thể phá sản trước khi thị trường dầu lửa đạt mức cân bằng.
Theo ông Gheit, “mức giá dầu bình thường mới” sẽ cao hơn so với hiện tại khoảng 50-100%. Nhà phân tích này dự báo giá dầu cuối cùng sẽ ổn định ở ngưỡng gần 60 USD/thùng, nhưng có thể phải mất hơn 2 năm nữa trước khi điều đó xảy ra.
Công ty luật Haynes & Boone cho biết, hiện đã có hơn 30 công ty dầu quy mô nhỏ của Mỹ nộp đơn xin bảo hộ phá sản trong đợt giảm giá từ năm ngoái của “vàng đen”. Các công ty này có tổng số nợ là hơn 13 tỷ USD.
Video đang HOT
Số liệu của công ty tư vấn AlixPartners cho thấy, các công ty khai thác dầu khí ở khu vực Bắc Mỹ đang thua lỗ gần 2 tỷ USD mỗi tuần ở mức giá dầu hiện tại.
Một báo cáo của công ty Cowen & Co. nói rằng các công ty dầu lửa của Mỹ sẽ cắt giảm ngân sách 51% trong năm nay so với năm 2014, còn 89,6 tỷ USD.
Trước mắt, giá dầu chưa có dấu hiệu hồi phục: tình trạng dư thừa dầu của thế giới được dự báo sẽ còn kéo dài cho tới năm 2017.
Trong bối cảnh như vậy, những công ty dầu lửa Mỹ đã vay nợ nhiều để đầu tư sản xuất trong thời gian trước không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục khai thác mạnh để có tiền trả lãi vay. Cách làm này được ví như “tự đào hố chôn mình”. Ngoài ra, các tập đoàn Mỹ cũng đẩy nhanh quá trình sáp nhập và tối ưu hóa dây chuyền sản xuất để giảm giá thành sản xuất.
Theo S&P Capital, những công ty như Sandridge Energy hay Energy XXI và Halcon Resources đều phải dùng 40% doanh thu quý 3/2015 để trả lãi vay. Giới phân tích cho rằng, những công ty như vậy đến một thời điểm nào đó sẽ buộc phải bán tài sản để trả nợ.
Những con số báo cáo trên trái ngược với quan điểm lạc quan trước đó cho rằng các doanh nghiệp Mỹ sẽ không bị ảnh hưởng nhiều khi giá dầu xuống thấp nhờ công nghệ khai thác dầu đá phiến tiên tiến giúp chi phí sản xuất thấp, thậm chí có những khu vực địa chất cho phép các tập đoàn dầu lửa của Mỹ có thể chỉ mất 20 USD/thùng cho chi phí khai thác.
Cũng theo đánh giá trước đây của một số nhà phân tích, với các giàn khoan truyền thống, khi ngưng sản xuất thì giàn khoan sẽ bị mất áp lực và giảm hiệu suất khai thác, các công ty sẽ chịu khoản lỗ lớn nếu ngưng khai thác giếng. Tuy nhiên, với các mỏ đá phiến, các tập đoàn hoàn toàn không chịu ảnh hưởng này nếu ngưng khai thác. Cho dù các công ty khai thác dầu đá phiến ngưng hoạt động, thì ngay khi giá dầu tăng trở lại, các tập đoàn Mỹ hoàn toàn có thể nhanh chóng sản xuất trở lại.
Thế nhưng, báo cáo của các cơ quan tư vấn, phân tích đã cho thấy rằng ngay cả các công ty khai thác dầu đá phiến của Mỹ cũng đang chịu tổn thương nghiêm trọng khi giá dầu liên tục rớt mạnh.
Theo_Báo Đất Việt
Dầu đá phiến của Mỹ ép Gazprom không thể làm cao!
Với việc chịu tổn thương vì giá dầu giảm, Gazprom, hãng dầu khí khổng lồ của Nga đã bớt "kiêu căng" đối với các khách hàng tại châu Âu của mình.
Gazprom, hãng xuất khẩu dầu khí khổng lồ thuộc sở hữu nhà nước Nga từ trước tới nay luôn đóng 2 vai trò quan trọng: là một công cụ thực hiện các chính sách ngoại giao của Điện Kremlin và đóng góp nguồn thu thuế quan trọng cho Chính phủ Nga.
Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi. Gazprom không còn có thể thực hiện một cách chính xác các vai trò của mình như trước đây.
Tại Liên minh châu Âu (EU), Gazprom cung cấp khoảng 30% lượng khí đốt. Tuy nhiên, với việc lợi nhuận của hãng đã giảm tới 70% trong năm nay, Gazprom đang phải tự mình đấu tranh để bảo vệ thị phần của chính mình tại thị trường này. Gazprom không còn là công cụ đắc lực của Nga trong các chính sách ngoại giao, bởi khách hàng của họ giờ đây có rất nhiều lựa chọn.
Khí đốt từ dầu đá phiến của Mỹ sẽ trở thành nguồn cung quan trọng đối với người tiêu dùng châu Âu, giúp các quốc gia này có thêm một cánh tay đắc lực
Theo Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), EU chiếm 77% lượng khí đốt xuất khẩu của Gazprom, so với 63% hiện tại. Tuy nhiên, Gazprom có thể sẽ mất đi khách hàng lớn này khi các công ty Mỹ sẽ bắt đầu cung cấp khí đốt hóa lỏng cho châu Âu bắt đầu từ năm 2016.
"Khí đốt từ dầu đá phiến của Mỹ sẽ trở thành nguồn cung quan trọng đối với người tiêu dùng châu Âu, giúp các quốc gia này có thêm một cánh tay đắc lực", Fatih Birol, giám đốc cấp cao của IEA cho biết.
Còn Philip Olivier, CEO của Engie Global LNG, nhà vận chuyển LNG đã nhận định rằng: "Cho tới năm 2020, lượng khí đốt hóa lỏng (LNG) của Mỹ xuất khẩu sang châu Âu có thể chiếm một nửa nhu cầu của khu vực"
Trong bối cảnh này, Gazprom trở nên mềm mỏng hơn, buộc phải chú ý tới các nhu cầu của khách hàng, thông báo kế hoạch về đường ống vận chuyển khí đốt trực tiếp tới EU và thúc đẩy việc giải quyết các cáo buộc độc quyền tại EU, vốn có thể khiến Gazprom chịu thiệt hại hàng tỷ USD.
Sức mạnh của Gazprom dần suy yếu khi giá dầu giảm mạnh và chịu sự cạnh tranh từ các công ty dầu khí Mỹ
Trước đây, vào tháng 9/2014, Gazprom bắt đầu cắt giảm nguồn cung đối với một số quốc gia thành viên EU, bao gồm Ba Lan và Slovakia.
Tháng 1/2015, Công ty này tuyên bố sẽ giảm bớt sản lượng dầu khí được vận chuyển qua đường ống tại Ukraine tới châu Âu, do xung đột giữa Nga và quốc gia này.
Hiện tại, việc giá dầu giảm mạnh đã bắt đầu khiến Gazprom tổn thương. Theo dự báo của Công ty, doanh thu của hãng từ châu Âu năm 2016 sẽ giảm 16%, xuống mức thấp nhất 11 năm qua. Gazprom cho biết, họ sẵn sàng đưa ra mức giá phù hợp hơn để phục vụ cho nhu cầu xây dựng các đường ống vận chuyển mới.
Simone Tagliapietra, chuyên gia nặng lượng tại Bruegel cho rằng: "Sau khi khủng hoảng Ukraine xảy ra, việc đa dạng hóa nguồn cung và thị trường tiêu thụ dầu khí trở thành nhiệm vụ quan trọng đối với cả EU và Nga. Tuy nhiên hiện nay, Nga cần thị trường EU nhiều hơn là thị trường này cần nguồn cung từ Nga".
Hiện, Gazprom đang cố gắng tìm kiếm các khách hàng mới, trong đó Trung Quốc là một khách hàng quan trọng. Sau khi thất bại trọng việc mở rộng hợp đồng với Trung Quốc vào tháng 9/2015, Gazprom vội vàng ký một thỏa thuận với 5 công ty dầu khí lớn tại châu Âu, bao gồm Shell và E.ON để xây dựng đường ống dưới biển Baltic nối thẳng tới Đức.
Lam Phong (Theo Bloomberg)
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Các công ty Mỹ ngày càng chết sớm? Theo tờ The Fiscal Times, Tập đoàn tư vấn Boston gần đây đã đưa ra một bảng phân tích mô hình tăng trưởng của 35.000 công ty niêm yết công khai ở Mỹ kể từ năm 1950 đến nay. Bảng phân tích cho thấy bất kể là do phá sản, bị thâu tóm hay vì lý do nào khác các công ty đại...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phản hồi của Điện Kremlin về khả năng Nga - Mỹ gặp thượng đỉnh

Nhân viên tiệm bánh và cảnh sát - Những công việc mơ ước với trẻ em Nhật Bản

Mỹ không kích các mục tiêu của Houthi

Nga hủy cuộc duyệt binh kỉ niệm Ngày Chiến thắng tại thành phố lớn nhất ở Crimea

Nội các Israel thông qua kế hoạch quân sự mới tại Dải Gaza

Cảnh báo gia tăng tình trạng 'hạn hán tuyết'

Quân đội Campuchia vinh dự và tự hào tham gia diễu binh ở Việt Nam

Lào cảnh giác trước nguy cơ bùng phát bệnh than

Tổng thống Trump thúc đẩy 'xóa bỏ hoàn toàn' chương trình hạt nhân của Iran

Cựu quan chức CIA: Mỹ chỉ viện trợ cho Ukraine 'đủ để chiến đấu'

Trung Quốc 'khát' nhân lực cổ cồn xanh lá

Hiệu ứng Boomerang từ chính sách thuế quan của Tổng thống Trump
Có thể bạn quan tâm

Không thể nhận ra Triệu Lệ Dĩnh hiện tại, nhan sắc chưa bao giờ sốc đến thế
Hậu trường phim
23:26:38 05/05/2025
"Người miền núi chất" mới làm răng sứ, còn diện vest đen như "tổng tài" - màn lột xác ngoạn mục chưa từng thấy của Quán quân Rap Việt
Nhạc việt
23:23:56 05/05/2025
Nghệ sĩ sở hữu biệt phủ 100 tỷ ở Đồng Nai, resort 10.000 m2 ở Di Linh: "Bị soi quá thì tôi trốn"
Sao việt
23:20:44 05/05/2025
Hà Giang lọt top 10 điểm đến đẹp nhất thế giới
Du lịch
22:33:00 05/05/2025
Tom Cruise và Ana de Armas dành thời gian bên nhau
Sao âu mỹ
22:27:21 05/05/2025
Sỹ Luân thay đổi ra sao sau vụ tai nạn kinh hoàng?
Tv show
22:24:57 05/05/2025
Khâu Thục Trinh: Được khao khát nhất Cbiz, 1 idol Kpop mê, Thư Kỳ hại giải nghệ?
Sao châu á
22:14:15 05/05/2025
Loạt bom tấn ngoại đổ bộ rạp Việt tháng 5
Phim âu mỹ
22:07:00 05/05/2025
Đại uý Lào nói tiếng Việt "như gió", vlog tường thuật diễu binh hút 6 triệu view
Netizen
21:33:49 05/05/2025