Giá dầu hôm nay 3/3 duy trì đà tăng
Giá dầu hôm nay 3/3 duy trì đà tăng khi những lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung vẫn hiện hữu.
Tính đến đầu giờ sáng nay (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 110,9 USD/thùng – tăng 0,31%, trong khi giá dầu Brent dừng lại ở mức 112,9 USD/thùng – tăng 7,58%.
Chuyên gia kinh tế của ngân hàng Westpac, Justin Smirk, cho biết tình trạng gián đoạn thương mại do những vấn đề về tài chính và bảo hiểm đang bắt đầu thu hút sự chú ý của thị trường, khi lượng dầu xuất khẩu của Nga chiếm khoảng 8% nguồn cung toàn cầu.
Video đang HOT
Exxon Mobil ngày 1/3 thông báo sẽ ngừng hoạt động dầu khí tại Nga. Trên thực tế, mặc dù Mỹ và các nước phương Tây vẫn chưa ban hành các lệnh trừng phạt nhắm trực tiếp vào hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga, song các nhà giao dịch tại New York và Vịnh Mexico của Mỹ đang quay lưng với dầu thô của nước này.
Công ty lọc dầu quốc doanh của Ấn Độ Bharat Petroleum Corp đang tìm kiếm nguồn cung bổ sung từ Trung Đông, trong bối cảnh lo ngại rằng các lệnh trừng phạt của phương Tây có thể ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển dầu thô Urals của Nga.
Bên cạnh đó, các nguồn thạo tin nói rằng, Ả Rập Xê-út có thể tăng mạnh giá dầu thô tại châu Á trong tháng 4 tới.
Được biết, việc một số nước nhất trí cùng nhau giải phóng 60 triệu thùng dầu đã giới hạn phần nào đà tăng giá, song giới phân tích nhận định điều này sẽ chỉ là một giải pháp tạm thời.
Về phần mình, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC ) được cho là sẽ vẫn giữ nguyên kế hoạch tăng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày.
Giá dầu hôm nay 12/10 duy trì đà tăng
Giá dầu hôm nay 12/10 duy trì đà tăng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng đang bao trùm các nền kinh tế lớn chưa có dấu hiệu lắng dịu.
Tính đến đầu giờ sáng nay (theo giở Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 80,4 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent dừng lại ở mức 83,65 USD/thùng.
Giá dầu duy trì đà tăng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng đang bao trùm các nền kinh tế lớn không có dấu hiệu lắng dịu giữa lúc hoạt động kinh tế tăng, trong khi nguồn cung từ các nhà sản xuất lớn bị hạn chế.
Giá dầu tăng trong bối cảnh tỷ lệ người dân được tiêm chủng tăng cao, nhờ đó chính phủ các nước đã dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa, giúp khôi phục các hoạt động kinh tế. Giá than đá và khí đốt cũng tăng lên khi các nền kinh tế phục hồi, khiến dầu trở nên hấp dẫn hơn để làm nhiên liệu cho sản xuất điện.
Một số bang tại Ấn Độ đang phải đối mặt với tình trạng mất điện vì thiếu than, trong khi ở Trung Quốc, chính phủ đã yêu cầu các doanh nghiệp than tăng sản lượng khai thác do giá điện tăng cao.
Cuộc khủng hoảng năng lượng đang lan rộng trên khắp thế giới, làm dấy lên viễn cảnh về một mùa Đông khó khăn ở Bắc bán cầu khi nhu cầu sưởi ấm tăng cao.
Được biết, các công ty khai thác dầu ở Mỹ đang tranh thủ giá năng lượng tăng và triển khai thêm 5 giàn khoan dầu khí mới, ghi nhận tuần tăng thứ 5 liên tiếp về số giàn khoan dầu khí đang hoạt động tại nước này.
Trước đó, OPEC đã quyết định duy trì tăng sản lượng từng bước và ổn định. OPEC sẽ công bố cáo cáo về tình hình dầu hàng tháng vào cuối tuần này.
Giá dầu thế giới khép lại tháng tăng giá mạnh nhất trong một năm qua Giá dầu thế giới đi lên trong phiên giao dịch đầu tuần 31/1, khép lại tháng tăng giá mạnh nhất trong một năm qua, thúc đẩy bởi tình trạng thiếu hụt nguồn cung và căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu và Trung Đông. Công nhân làm việc tại một cơ sở khai thác dầu ở Basra, Iraq. Ảnh: AFP/TTXVN Kết thúc...