Giá dầu giảm trong phiên 24/6 tại London
Giá dầu giảm trong phiên 24/6 tại London và trên đà giảm tuần thứ hai liên tiếp, khi nguy cơ lãi suất tăng khiến kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái gây lo ngại hơn việc nguồn cung thắt chặt.
Xe tải chở nhiên liệu tại kho chứa dầu Buncefield ở Hemel Hempstead, Bắc London (Anh). Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Giá dầu Brent giảm 8 xu Mỹ, hay 0,1%, xuống 109,97 USD/thùng vào lúc 15 giờ 15 phút (theo giờ Việt Nam), trong khi giá dầu West Texas Intermediate (WTI) của Mỹ giảm 8 xu Mỹ, xuống 104,19 USD/thùng.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Jerome Powell, ngày 23/6 cho biết việc Fed tập trung kiềm chế lạm phát là điều bắt buộc và điều này gây lo ngại lãi suất sẽ tiếp tục tăng.
Nhà phân tích Stephen Brennock thuộc công ty môi giới về dầu mỏ PVM cho rằng những lo ngại về suy thoái chi phối tâm lý nhà đầu tư. Thị trường dầu mỏ vẫn được cho là sẽ chứng kiến nhu cầu cao và nguồn cung thắt chặt trong những tháng mùa hè, nhờ đó hạn chế đà giảm giá.
Video đang HOT
Trong tháng này, sản lượng dầu của Libya, quốc gia thành viên Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), gần như giảm hoàn toàn do bất ổn chính trị, nhưng bắt đầu tăng trong tuần này.
OPEC và các nước đồng minh, nhóm OPEC , sẽ họp vào ngày 30/6 và được cho là sẽ tiếp tục kế hoạch tăng nhẹ sản lượng vào tháng 7 và tháng 8, thay vì tăng mạnh hơn.
Số liệu chính thức về dự trữ dầu của Mỹ theo dự kiến sẽ được công bố vào ngày 23/6 nhưng đã phải lùi lại đến tuần tới do các vấn đề kỹ thuật.
Giá dầu châu Á hướng tới tuần giảm thứ sáu liên tiếp
Giá dầu tại thị trường châu Á đi lên trong phiên giao dịch cuối tuần 3/12, nối dài đà tăng sau khi Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng mình, còn gọi là OPEC cho biết họ sẽ xem xét việc bổ sung nguồn cung trước cuộc họp sắp tới nếu biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 làm giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng.
Tuy vậy, giá dầu vẫn hướng tới tuần giảm thứ sáu liên tiếp.
Bơm xăng cho các phương tiện tại trạm xăng ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Chiều phiên này, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) giao kỳ hạn tăng 1,38 USD (2,1%), lên 67,88 USD/thùng, sau khi tăng 1,4% vào phiên trước đó. Trong khi giá dầu Brent Biển Bắc cũng tiến 1,34 USD (1,9%), lên 71,01 USD/thùng, sau khi chứng kiến mức tăng 1,2% vào phiên trước.
Ngày 2/12, OPEC đã gây bất ngờ cho thị trường khi đưa ra các kế hoạch bổ sung nguồn cung tương đương 400.000 thùng/ngày vào tháng 1/2022.
Jeffrey Halley, nhà phân tích cấp cao của OANDA, cho biết: "Nếu biến thể Omicron không lây lan rộng hơn, mức thấp nhất trong tuần này của giá dầu Brent và WTI có thể đại diện cho mức thấp nhất của mặt hàng này trong trung hạn".
Tuy nhiên, các nhà sản xuất vẫn để ngỏ khả năng thay đổi chính sách nhanh chóng nếu nhu cầu bị ảnh hưởng bởi các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron. Các nhà lãnh đạo của OPEC nói rằng họ có thể gặp nhau trước cuộc họp tiếp theo, dự kiến vào ngày 4/1, nếu điều đó là cần thiết.
Nhà phân tích Ann-Louise Hittle của Wood Mackenzie cho biết, việc OPEC kiên trì với chính sách của họ lúc này là hoàn toàn hợp lý, vì vẫn chưa rõ tác động của biến thể Omicron ở mức độ nhẹ hay nghiêm trọng hơn so với các biến thể trước đó.
Thị trường đã biến động cả tuần qua bởi sự xuất hiện của biến thể Omicron và làm dấy lên những đồn đoán rằng nó có thể châm ngòi cho các đợt phong toả xã hội mới, giảm nhu cầu nhiên liệu và thúc đẩy OPEC giữ nguyên mức tăng sản lượng.
Tính đến thời điểm này của tuần giá dầu Brent giảm khoảng 2,4%, trong khi WTI mất 0,4%. Cả hai loại dầu chủ chốt này đều đang hướng tới tuần giảm giá thứ sáu liên tiếp lần đầu tiên kể từ tháng 11/2018.
Các nhà phân tích của JPMorgan cho biết sự sụt giảm của thị trường năng lượng không thể hiện rằng nhu cầu tiêu thụ đang bị ảnh hưởng "quá mức". Dữ liệu về hoạt động di chuyển toàn cầu, trừ Trung Quốc, cho thấy các hoạt động di chuyển của người dân trên toàn thế giới đang tiếp tục phục hồi, trung bình ở mức 93% của năm 2019 vào tuần trước.
Bốn kịch bản cho cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu Kể từ cuối tháng Tám đến nay, tình trạng thiếu hụt năng lượng toàn cầu diễn ra ngày càng trầm trọng, gây ra lạm phát giá trên thị trường năng lượng quốc tế. Xe tải chở nhiên liệu tại kho chứa dầu Buncefield ở Hemel Hempstead, Bắc London (Anh) ngày 5/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Điều này đã gây ra "hiệu ứng domino" trên toàn...