Giá dầu giảm ở Arabia Saudi: Hoàng gia lung lay
Sa thải công nhân, biểu tình nổi lên, hoàng gia lung lay, khế ước tan vỡ đang là một kịch bản ở quốc gia dầu mỏ Arabia Saudi khi giá dầu giảm.
OPEC chia rẽ
Arabia Saudi mới cho ông Ali al-Naimi thôi giữ chức Bộ trưởng Dầu mỏ, người kế nhiệm ông là Khalid al-Falih, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn dầu mỏ quốc gia (Aramco) trong ngày làm việc đầu tiên đã tuyên bố sẽ duy trì chính sách dầu ổn định và đóng vai trò là nhà cung cấp năng lượng tin cậy trên thế giới.
Giới phân tích nhận định dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Dầu mỏ mới, sản lượng dầu thô của Ả-rập Saudi có khả năng vẫn ở mức cao gần kỷ lục như hiện nay để bảo vệ thị phần nhằm đánh bại các đối thủ sản xuất dầu đá phiến có chi phí cao.
Báo Financial Times đưa tin ông Falih từng nói trong quá trình chuyển đổi nguồn lực khác thường của ngành công nghiệp dầu mỏ, ông tin rằng chiến lược tốt nhất là duy trì sản lượng cao.
OPEC đang dần tan vỡ trong khủng hoảng giá dầu.
Ngày 10/5, Giám đốc điều hành (CEO) mới của Aramco, ông Amin Nasser, dự kiến năm 2016, sản lượng dầu thô sẽ tăng đáng kể.
Bloomberg dẫn lời ông Nasser nói Aramco đang tìm cách mở rộng hoạt động ở nước ngoài, xem xét thành lập doanh nghiệp liên doanh tại Indonesia, Mỹ, Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc, Nam Phi và những nơi khác. Ông Nasser nói: “Mặc dù mang tính thách thức nhưng đây là cơ hội của chúng tôi để thực hiện tăng trưởng”.
Những động thái mới từ Arabia Saudi đang gây lo ngại cho các nước OPEC, nguy cơ chia rẽ sâu sắc trong nội bộ.
Trước đây, dưới sự chèo lái của Arabia Saudi – thành viên lớn nhất trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), mỗi khi giá dầu xuống thấp, các thành viên OPEC lại nhất trí giảm sản lượng. Gần đây nhất vào năm 2008, khi OPEC cắt giảm sản lượng, giá dầu nhanh chóng bật tăng từ dưới 40 đô la Mỹ/thùng lên trên 100 đô la Mỹ/thùng.
Nhưng 5 năm trở lại đây, Arabia Saudi cho rằng biện pháp đối phó này không còn hiệu quả vì thị trường dầu có những thay đổi căn bản như: sự xuất hiện của dầu cát từ Canada, dầu đá phiến từ Mỹ…
Video đang HOT
Đại diện Ả-rập Saudi tại OPEC al-Madi nói: “OPEC cần nhận thức một thực tế là thị trường đã trải qua những thay đổi về cơ cấu, trở nên cạnh tranh hơn là giữ thế độc quyền như trước đây. Thị trường đã thay đổi lớn kể từ giai đoạn giá dầu cao từ năm 2010- 2014, thách thức mà OPEC cũng như các nước ngoài OPEC đối mặt hiện nay là phải nắm bắt diễn biến thị trường và đưa ra các biện pháp ứng phó”.
Tuy nhiên, các thành viên khác của OPEC như Venezuela, Nigeria vẫn kêu gọi OPEC quay trở lại cách thức giảm sản lượng để cân bằng cung-cầu.
Trong khi đó, Ả-rập Saudi và các đồng minh ở vùng Vịnh Persia như Kuwait, Qatar, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất cho rằng việc giảm sản lượng chỉ hỗ trợ cho các công ty dầu khí Mỹ vì chỉ có giá dầu cao mới có khả năng duy trì sản xuất cho các giàn khoan của Mỹ.
Giới phân tích cho rằng tại cuộc họp ngày 2/6, các thành viên OPEC sẽ khó đạt được đồng thuận về giảm sản lượng khai thác, đặc biệt là Arabia Saudivà Iran. Như vậy, OPEC sẽ bị chia rẽ sâu sắc hơn nữa trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng giá dầu.
Hoàng gia lung lay
Sự ra đi của ông al-Naimi là dấu hiệu mới nhất cho thấy cách mà Phó Hoàng thái tử Mohammed bin Salman đang thay đổi chính sách dầu mỏ.
Ông Al-Naimi nhận được sự kính trọng trên thế giới vì đã biến OPEC thành một tổ chức đầy quyền lực. Việc al-Naimi bị cách chức cho thấy ai mới thật sự là người đang nắm quyền cao nhất ở Arabia Saudi. Mặc dù al-Falih, vị Bộ trưởng dầu mỏ mới, đang nắm giữ một trong những vị trí quyền lực nhất trên thế giới song vị Phó vương 36 tuổi Mohammed bin Salman mới là đứng trên tất cả.
Phó Hoàng thái tử Mohammed bin Salman.
Phil Flynn, chuyên gia phân tích thị trường của Price Futures Group nói: “Đây mới là người nắm quyền mới ở quốc gia này”.
Vị chuyên gia trên cho hay, ông al-Naimi vẫn giữ được vị trí của mình trong khi nhiều người bạn của ông bị sa thải dưới thời cha của Phó vương Mohammed, vua Salman bin Abdulaziz Al Saud.
Ông cho biết vua Salman đã không cách chức al-Naimi vì ông là nhân vật được nhiều người kính trọng ở trong và ngoài nước. Song dưới thời Phó Vương Mohammed, rõ ràng ông al-Naimi đã thất thế.
Phó vương Mohammed đã phát biểu rằng Ả Rập Xê-út có thể tăng sản lượng thêm 20 triệu thùng mỗi ngày. Nhưng Flynn cho biết trong bối cảnh ngân sách gặp khó khăn, Ả Rập Xê-út không thể có đủ nguồn vốn để tăng sản lượng lên nhiều như vậy. Như vậy, khi đó, thị trường thường phản ứng trước những biến động như vậy bằng cách tăng giá.
Theo_Báo Đất Việt
Hệ thống Patriot Mỹ lại xơi tái Scud
Ngày 9/5, lực lượng phòng không Saudi Arabia tuyên bố dã bắn hạ thành công một quả tên lửa phóng từ Yemen sang.
Thông tin về vụ việc được liên quân Arập ủng hộ chính phủ Yemen đã xác nhận đồng thời chỉ trích đây là "động thái leo thang nguy hiểm" trong bối cảnh cuộc hòa đàm với phe nổi dậy đang gặp nhiều trở ngại.
"Việc phóng tên lửa tại thời điểm này là một hành động leo thang nguy hiểm của phiến quân Houthi cũng như các lực lượng của Tổng thống bị phế truất Ali Abdullah Saleh", tuyên bố của liên quân nêu rõ.
Đây là vụ phóng tên lửa đầu tiên từ Yemen nhằm vào Saudi Arabia kể từ khi các cuộc hòa đàm do Liên hợp quốc bảo trợ bắt đầu hồi tháng 4/2016 tại Kuwait.
Dù Saudi Arabia không cho biết tên lửa phóng từ Yemen là loại nào nhưng theo số liệu thống kê trong thời gian gần đây cho thấy, phần lớn những vụ phóng tên lửa trên đều là tên lửa Scud.
Hệ thống Patriot khai hỏa.
Và nếu vụ phóng tên lửa hôm 9/5 là Scud thì đây là lần thứ 3 từ đầu năm 2016, Saudi Arabia bị tấn công bằng tên lửa Scud. Theo hãng thông tấn SPA của Saudi Arabia, tên lửa Scud đã bị hệ thống phòng không nước này phá hủy vào khoảng 21h45 (18 giờ 45 GMT) ngày 13/2, cách biên giới Yemen khoảng 100 km.
Trước đó, lực lượng phòng không Saudi Arabia ngày 8/2 đã đánh chặn một tên lửa Scud bắn vào thành phố Khamis Mushait, Tây Nam Saudi Arabia, nơi đặt một căn cứ không quân quan trọng.
Việc đánh chặn thành công tên lửa Scud không chỉ quan trọng đối với Saudi Arabia mà nó còn mang thông điệp rõ ràng rằng hệ thống Patriot vẫn đầy uy lực và đáng sợ đối với bất kỳ mục tiêu nào chứ không "vô dụng" như người ta biết đến.
Được biết hồi tháng 6/2015, dù hệ thống Patriot triển khai dày đặc, đòn tấn công bằng tên lửa Scud của phiến quân Yemen vẫn dội vào sân bay Quốc vương Khalid như chốn không người.
Sự bất lực của hệ thống phòng thủ Patriot đã khiến vị Tư lệnh Không quân của Arabia Saudi, Trung tướng Muhammad bin Ahmed Al-Shaalan đã bị thiệt mạng.
Theo Fars News, cuộc tấn công của phiến quân ở Yemen bằng Scud vào Arabia Saudi diễn ra vào 3h ngày 4/6/2015 khi các khẩu đội tên lửa Patriot triển khai tại sân bay Quốc vương Khalid đã cố gắng đánh chặn loại tên lửa từ thời Liên Xô nhưng chỉ bắn rơi được 2-3 quả đạn trong tổng số 15 tên lửa được bắn từ Yemen sang.
Căn cứ không quân Quốc vương Khalid ở Khamis Mushayt là căn cứ lớn nhất của Không quân Arabia Saudi và một nửa các cuộc không kích của Liên minh Ả-rập vào lãnh thổ Yemen xuất phát từ căn cứ không quân này.
Được biết, trong lần đầu ra trận trong chiến dịch Bão sa mạc năm 1991 tại cuộc chiến tranh Vùng Vịnh, Patriot có nhiệm vụ bắn chặn tên lửa Scud và tên lửa Al Hussein của Iraq. Patriot đã bắn hạ 60% tên lửa Scud của Iraq phóng đến Saudi Arabia, và 40% bắn đến Israel. Sau một sứ mạng không thành công, Patriot đã khiến Bộ Quốc phòng Mỹ thất vọng.
Ngày 25/2/1991, một tên lửa Scud bắn trúng căn cứ Dharan tại Ả Rập, làm 28 quân nhân Mỹ thiệt mạng. Điều tra sau đó cho thấy lỗi phần mềm trong hệ thống đồng hồ điện tử của Patriot là nguyên nhân khiến không cho nó không thể bắn chặn được tên lửa Scud của Iraq.
Bộ pin Patriot tại Dharan lúc đó đã hoạt động 100 giờ, thời điểm mà hệ thống đồng hồ bị lệch 1/3 của một giây. Với một tên lửa với tốc độ bắn nhanh như Scud, điều đó tương đương với việc Patriot bắn lệch mục tiêu đến 600 m.
Mặc dù trong thực tế, radar Patriot đã phát hiện được tên lửa đối phương nhưng bởi lỗi đồng hồ nên giàn bắn Patriot lại di chuyển theo hướng không có mục tiêu.
Những vụ đánh chặn tai tiếng này có thể chính là nguyên nhân khiến hệ thống Patriot đã hết đất dụng võ tại Đức khi nước này thay thế chúng bằng tên lửa phòng không nội địa. Ngoài ra, Israel - đồng minh số 1 của Mỹ cũng đã tính đến việc loại bỏ Patriot để thay bằng hệ thống phòng thủ do mình tự sản xuất.
Ngọc Hòa
Theo_Báo Đất Việt
Cảnh sát bắn hạ kẻ mang bom giả đòi lên sóng truyền hình Một người đàn ông 25 tuổi mặc áo khoác hình con nhím đã mang theo nhiều thiết bị nổ giả vào trụ sở kênh truyền hình FOX45 và yêu cầu được lên sóng. Đối tượng đã bị cảnh sát bắn hạ nhanh chóng. Theo cảnh sát địa phương, người này mang theo dây và các thanh kẹo sô cô la quấn trong giấy...