Giá dầu châu Á hướng tới mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ đầu tháng 10
Giá dầu châu Á giảm trong chiều 16/12, khi thị trường đánh giá tác động của việc các ngân hàng trung ương lớn đồng loạt tăng lãi suất.
Tuy nhiên, “vàng đen” vẫn hướng tới mức tăng hàng tuần lớn nhất trong 10 tuần giữa bối cảnh tồn tại nhiều lo ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung và hy vọng nhu cầu của Trung Quốc phục hồi.
Bơm xăng cho ô tô tại trạm xăng ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Phiên này, giá dầu Brent giao kỳ hạn giảm 14 xu Mỹ (tương đương 0,2%) xuống 81,07 USD/thùng lúc 14 giờ 28 phút (giờ Việt Nam). Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 22 xu Mỹ (0,3%) xuống còn 75,89 USD/thùng.
Video đang HOT
Cả hai loại dầu đều giảm 2% trong phiên trước đó, khi đồng USD mạnh lên và các ngân hàng trung ương ở châu Âu tăng lãi suất.
Các nhà phân tích từ công ty nghiên cứu và tư vấn ANZ Research cho biết xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ đã ảnh hưởng đến hoạt động của ngành công nghiệp năng lượng. Khả năng các ngân hàng trung ương lớn tiếp tục nâng lãi suất sau những bình luận “diều hâu” từ các nhà hoạch định chính sách cũng đè nặng lên tâm lý thị trường.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 14/12 cho biết sẽ vẫn điều chỉnh lãi suất theo hướng tăng vào năm tới, ngay cả khi nền kinh tế có thể rơi vào suy thoái. Sang ngày 15/12, Ngân hàng trung ương Anh (BoE) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng nâng lãi suất để chống lại lạm phát tăng cao.
Tuy nhiên, các hợp đồng dầu tiêu chuẩn đang trên đà đạt mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ đầu tháng 10. Điều này là nhờ thông tin nguồn cung có khả năng thắt chặt sau khi tập đoàn năng lượng TC Energy Corp của Canada đóng cửa đường ống Keystone sau một vụ rò rỉ, cùng triển vọng nhu cầu tăng lên vào năm 2023 đã nâng đỡ tâm lý nhà đầu tư .
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu của Trung Quốc sẽ phục hồi vào năm tới sau khi giảm vào năm 2022, lên 400.000 thùng mỗi ngày. IEA cũng đã nâng ước tính tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới trong năm 2023 lên 1,7 triệu thùng/ngày.
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cũng giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu là 2,55 triệu thùng/ngày trong năm nay và 2,25 triệu thùng/ngày vào năm 2023 sau nhiều lần hạ cấp. Theo OPEC, dù khả năng xảy ra suy thoái kinh tế khá rõ ràng, nhu cầu năng lượng vẫn có tiềm năng tăng trưởng từ việc Trung Quốc nới lỏng chính sách “Zero COVID”.
Giá dầu thế giới chạm mức thấp nhất trong 6 tháng
Giá dầu thế giới giảm khoảng 3% trong phiên giao dịch 16/8 xuống mức thấp nhất kể từ trước chiến dịch đặc biệt của Nga tại Ukraine, do các số liệu kinh tế làm dấy lên lo ngại về khả năng suy thoái toàn cầu, trong khi thị trường đang chờ đợi thông tin về các cuộc đàm phán để cứu thỏa thuận hạt nhân Iran.
Giá xăng dầu được niêm yết tại trạm xăng ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Khép lại phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 2,76 USD, hay 2,9%, xuống 92,34 USD/thùng, sau khi có thời điểm giảm xuống 91,71 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 18/2. Trong khi đó, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 2,88 USD, hay 3,2%, xuống 86,53 USD/thùng, sau khi có thời điểm giảm xuống 85,73 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 26/1.
Một người phát ngôn của Liên minh châu Âu (EU) ngày 16/8 cho biết EU đang đánh giá phản ứng của Iran với điều mà khối này gọi là đề xuất "cuối cùng" để cứu thỏa thuận hạt nhân năm 2015, và đang lấy ý kiến từ Mỹ. Iran đã trả lời đề xuất vào ngày 15/8 những hiện chưa có bên này cung cấp thông tin gì xung quanh diễn biến này.
Bên cạnh đó, các số liệu kinh tế yếu cũng đang đè nặng lên giá dầu. Hoạt động xây nhà tại Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần một năm rưỡi qua vào tháng Bảy, do lãi suất cho vay thế chấp và giá nguyên vật liệu xây dựng tăng. Điều này cho thấy thị trường nhà ở có thể suy giảm hơn nữa trong quý III.
Trong khi đó, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBoC - ngân hàng trung ương) đã phải hạ lãi suất để cố gắng thúc đẩy nhu cầu, khi nền kinh tế nước này đã bất ngờ chậm lại trong tháng Bảy so chính sách không COVID và cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản đã kìm hãm hoạt động bán lẻ và chế tạo.
Ngân hàng Barclays (Anh) đã giảm 8 USD/thùng trong dự báo giá dầu Brent năm nay và năm sau, vì ngân hàng này dự đoán nguồn cung dầu thô sẽ thặng dư lớn trong ngắn hạn do nguồn cung "ổn định" từ Nga.
Giá dầu châu Á đi xuống phiên 30/6 trước khi cuộc họp OPEC+ khép lại Giá dầu tại thị trường châu Á đi xuống trong phiên giao dịch đầy biến động 30/6, khi thị trường chịu áp lực bởi những lo ngại về nguồn cung toàn cầu và báo cáo cho thấy dự trữ nhiên liệu của Mỹ gia tăng. Bơm xăng cho phương tiện tại một trạm xăng ở Cairo, Ai Cập. Ảnh: AFP/TTXVN Chiều phiên này,...