Giá dầu châu Á chiều 20/8 rời khỏi mức thấp của ba tháng
Giá dầu châu Á rời khỏi mức thấp của ba tháng trong chiều 20/8. Tuy vậy, giá dầu châu Á vẫn trên đà giảm hơn 5% cho cả tuần này do biến thể Delta của virus gây dịch COVID-19 đang khiến tình hình phức tạp hơn và làm giảm triển vọng nhu cầu nhiên liệu toàn cầu.
Một cơ sở khai thác dầu của Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN
Phiên này, giá dầu Brent giao kỳ hạn tăng 24 xu Mỹ (tương đương 0,4%) lên 66,69 USD/thùng vào lúc 13 giờ 35 phút (giờ Việt Nam).
Trước đó, giá dầu Brent giao kỳ hạn đã giảm 2,6% và rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng Năm vào phiên 19/8.
Video đang HOT
Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 9/2021 tăng 38 xu Mỹ (0,6%) lên 64,07 USD/thùng, sau khi trượt 2,7% vào thứ Năm. Giá dầu WTI giao tháng 10/2021 tăng 26 xu Mỹ lên 63,76 USD/thùng.
Một lưu ý mới đây của các nhà phân tích thuộc ngân hàng ANZ (Australia) cho biết, sự lan rộng của biến thể Delta trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế khiêm tốn và triển vọng thắt chặt chính sách tiền tệ đang tạo ra những “gợn sóng” ngắn hạn trên thị trường hàng hóa.
Trong số đó, những hạn chế đi lại ngày càng tăng đang làm dấy lên lo ngại về nhu cầu dầu mỏ.
Bà Margaret Yang, chiến lược gia tại chuyên trang tài chính DailyFX có trụ sở tại Singapore cho biết, các đợt hạn chế đi lại để phòng dịch mới nhất tại những nền kinh tế lớn trên thế giới có thể gây tổn hại đến các hoạt động kinh tế cùng dự báo tăng trưởng trong những tháng tới.
Nhật Bản đã mở rộng lệnh tình trạng khẩn cấp. Số ca bệnh mới được xác nhận đang gia tăng vì biến thể Delta lây lan ở các quốc gia như Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan, cũng sẽ ảnh hưởng tới các ngành công nghiệp cần nhiều dầu mỏ của những nước này.
Việc sắp kết thúc mùa nhu cầu xăng cao điểm của Mỹ, cũng như kết thúc kỳ nghỉ Hè ở châu Âu đều có thể làm giảm nhu cầu dầu trong giai đoạn tới.
Ông Stephen Innes, quản lý cấp cao của công ty quản lý tài sản SPI Asset Management (Mỹ) cho biết hàng không vẫn là mắt xích yếu nhất trong chuỗi nhu cầu dầu toàn cầu tại thời điểm này. Chuyên gia này nhận định, nguy cơ có nhiều lệnh hạn chế hơn nữa đối với việc đi lại trong nước và quốc tế do biến thể Delta sẽ là yếu tố chính tác động tới giá dầu trong nửa cuối năm 2021, đặc biệt khi mùa lái xe ở Mỹ kết thúc.
Giá dầu châu Á tăng hơn 1% trong phiên chiều 10/8
Giá dầu tại thị trường châu Á tăng hơn 1% phiên chiều 10/8, phục hồi từ mức thấp nhất ba tuần trong phiên giao dịch trước.
Đổ xăng cho phương tiện tại một trạm xăng ở New York, Mỹ. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Tuy nhiên, mức tăng có thể bị hạn chế do những quan ngại về tình hình đại dịch COVID-19 lan rộng và hạn chế đi lại ở Trung Quốc sẽ làm giảm nhu cầu nhiên liệu.
Giá dầu Brent tăng 84 xu Mỹ (1,2%) lên 69,88 USD/thùng vào lúc 13 giờ 56 phút (giờ Việt Nam) sau khi giảm 2,3% vào ngày 9/8. Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng tăng 99 xu Mỹ (1,5%) lên 67,47 USD/thùng, giảm 2,6% trong phiên trước đó.
Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới, ngày 10/8 đã báo cáo thêm nhiều ca mắc COVID-19 trong đợt bùng phát dịch bệnh mới nhất ở nước này. Các nhà chức trách Trung Quốc đang cố gắng ngăn chặn tình trạng lây nhiễm do biến thể Delta.
Avtar Sandu, nhà quản lý cấp cao tại công ty dịch vụ tài chính Phillip Futures ở Singapore cho biết, trong ngắn hạn, thị trường dầu mỏ có thể biến động với sự sụt giảm thường xuyên.
Trong khi đó, Thượng viện Mỹ sẽ tiến hành bỏ phiếu thông qua dự luật cơ sở hạ tầng trị giá 1.000 tỷ USD vào ngày 10/8 (theo giờ địa phương) và nếu được thông qua thì dự luật này sẽ thúc đẩy nền kinh tế và nhu cầu đối với các sản phẩm dầu mỏ.
Tỷ giá USD và Euro ngày 17/7: Đồng bạc xanh tăng giá USD tăng giá trong bối cảnh tình hình thị trường đang có lợi hơn cho chứng khoán và tiền tệ. Ngày 17/7, Ngân hàng Nhà nước công bố: Tỷ giá trung tâm VND với USD: 23.192 đồng. Tỷ giá tại Sở giao dịch NHNN mua vào - bán ra: 22.975 đồng - 23.849 đồng Tỷ giá tại các ngân hàng thương mại mua...