Giá dầu Brent và WTI tại châu Á biến động trái chiều
Giá dầu Brent và giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) biến động trái chiều trong phiên 7/9 tại châu Á, khi một số nhà đầu tư mua vào sau đợt giá dầu giảm gần đây, trong khi việc Saudi Arabia giảm mạnh giá dầu thô bán theo hợp đồng cho châu Á đã gây lo ngại về sự giảm sút nhu cầu và tạo sức ép lên lòng tin.
Giá xăng dầu được niêm yết tại một trạm xăng ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 4/7/2021. Ảnh tư liệu: Yonhap/TTXVN
Giá dầu Brent giao tháng 11/2021 tăng 35 xu Mỹ, hay 0,5%, lên 72,57 USD/thùng vào lúc 13 giờ 54 phút (theo giờ Việt Nam), sau khi giảm 39 xu Mỹ trong phiên trước.
Trong khi đó, giá dầu WTI giao tháng 10/2021 ở mức 69,16 USD/thùng, giảm 13 xu Mỹ, hay 0,2%, so với mức chốt phiên cuối tuần trước, khi không có giá chốt phiên 6/9 do thị trường đóng cửa trong Ngày lễ Lao động tại Mỹ.
Video đang HOT
Tập đoàn dầu mỏ nhà nước Saudi Aramco của Saudi Arabia ngày 5/9 đã thông báo đến các khách hàng sẽ giảm giá chính thức tháng 10 đối với tất cả các loại dầu bán cho châu Á ít nhất là 1 USD/thùng.
Việc giảm giá mạnh như vậy, một dấu hiệu cho thấy mức tiêu thụ tại khu vực nhập khẩu nhiều nhất trên thế giới vẫn thấp, diễn ra khi lệnh phong tỏa được thực hiện ở nhiều nước châu Á nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể Delta đã tác động đến triển vọng kinh tế.
Các thị trường cũng đang chịu sức ép khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước liên minh, còn gọi là OPEC , quyết định tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày từ tháng 8/2021 đến tháng 12/2021.
Giám đốc điều hành công ty quản lý tài chính Emori Fund Management Inc (Nhật Bản) Tetsu Emori cho rằng giá dầu Brent phục hồi nhưng niềm tin của thị trường vẫn yếu do nhu cầu tại châu Á và Mỹ tăng chậm trong bối cảnh gia tăng số ca mắc COVID-19. Trong khi đó, để giá dầu WTI tăng lên mức trên 70 USD/thùng cần có những thông tin tích cực mới như các dấu hiệu cho thấy đà tăng số ca mắc COVID-19 chững lại hoặc nhu cầu nhiên liệu máy bay tăng.
Nhà phân tích Toshitaka Tazawa tại công ty dịch vụ tài chính Fujitomi Securities Co Ltd (Nhật Bản) cho rằng giá dầu khó tăng cao hơn khi nhu cầu đi lại trong mùa Hè tại Mỹ yếu đi sau Ngày lễ Lao động.
Trong khi đó, những lo ngại rằng nguồn cung tại Mỹ vẫn hạn chế sau cơn bão Ida đang hỗ trợ giá dầu.
Lượng nhập khẩu dầu thô hàng ngày tại Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới, tăng cũng có lợi cho giá “vàng đen”. Lượng dầu nhập khẩu của nước này trong tháng Tám tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá dầu tại thị trường châu Á giảm hơn 1% lo ngại về nhu cầu
Giá dầu Brent giao kỳ hạn giảm xuống còn 63,64 USD/thùng trong khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn cũng giảm còn 60,31 USD/thùng.
Bơm xăng cho phương tiện tại trạm xăng ở Seoul, Hàn Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Giá dầu châu Á giảm hơn 1% trong phiên giao dịch chiều 25/3 do các lệnh phong tỏa phòng chống đại dịch COVID-19 mới làm dấy lên lo ngại về nhu cầu dầu mỏ.
Giá dầu Brent giao kỳ hạn giảm 77 xu Mỹ (1,2%) xuống 63,64 USD/thùng vào lúc 14 giờ 36 phút ngày 25/3 (theo giờ Việt Nam). Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn cũng giảm 87 xu Mỹ (1,4%) xuống 60,31 USD/thùng. Trước đó, cả hai loại dầu trên đều giảm hơn 2% vào đầu phiên này.
Chuyên gia Vivek Dhar thuộc trung tâm Commonwealth Bank nhận định sự phục hồi nhu cầu dầu mỏ sẽ rất khó khăn khi thế giới phải tiếp tục chống chọi với đại dịch COVID-19.
Xét theo khu vực, châu Âu đang là tâm dịch của thế giới với hơn 41,8 triệu người mắc COVID-19, trong đó có hơn 928.100 ca tử vong. Các ca lây nhiễm cũng tăng mạnh ở những nền kinh tế đang phát triển như Ấn Độ và Brazil khiến sức tiêu thụ dầu mỏ chậm lại.
Jeffrey Halley, nhà phân tích thị trường cấp cao của trung tâm OANDA, cho rằng thị trường dầu mỏ khó có thể tiếp tục đà tăng mạnh cho đến khi diễn ra cuộc họp tiếp theo của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (còn gọi là nhóm OPEC ) vào đầu tháng 4/2021.
Giá dầu châu Á chấm dứt chuỗi bảy phiên giảm Trong phiên giao dịch sáng 23/8, giá dầu tại thị trường châu Á chấm dứt chuỗi bảy phiên giảm trước đó, nhờ hoạt động mua vào của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, thị trường vẫn lo ngại về sự gia tăng các trường hợp mắc COVID-19 có thể ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu. Bơm xăng cho phương tiện...