Giá dầu Brent tăng lên mức cao nhất 86,48 USD/thùng trong hơn 3 năm
Giá dầu tại châu Á tăng trong phiên 17/1, với giá dầu Brent kỳ hạn ở mức cao nhất trong hơn ba năm, khi các nhà đầu tư nhận định nguồn cung sẽ vẫn bị thắt chặt do các nước sản xuất lớn hạn chế sản lượng, trong khi nhu cầu toàn cầu không bị ảnh hưởng do biến thể Omicron.
Một cơ sở khai thác dầu trên đảo Khark, ngoài khơi Vùng Vịnh. Ảnh: AFP/TTXVN
Giá dầu Brent tăng 42 xu Mỹ, hay 0,5%, lên 86,48 USD/thùng vào lúc 7 giờ 22 phút (theo giờ Việt Nam). Trước đó trong phiên, giá dầu tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 3/10/2018 là 86,71 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu thô ngọt nhẹ New York (WTI) tăng 62 xu Mỹ, hay 0,7% lên 84,44 USD/thùng, sau khi chạm mức 84,78 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 10/11/2021.
Giá dầu tiếp tục đà phục hồi của tuần trước, khi giá dầu Brent tăng 5,4% và giá dầu WTI tăng 6,3%.
Video đang HOT
Các nhà giao dịch cho rằng hoạt động mua vào mạnh mẽ, khi nguồn cung thiếu hụt và có những dấu hiệu cho thấy biến thể Omicron sẽ không gây ảnh hưởng đến nhu cầu nhiên liệu như lo ngại, đã khiến giá một số loại dầu tăng lên mức cao trong nhiều năm, cho thấy đà phục hồi của giá dầu Brent kỳ hạn có thể được duy trì.
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nước đồng minh đang từng bước nới lỏng các hạn chế sản lượng được thực hiện khi nhu cầu lao dốc trong năm 2020.
Tuy nhiên, nhiều nước sản xuất nhỏ hơn không thể tăng nguồn cung và các nhà sản xuất khác lo ngại về việc bơm quá nhiều dầu nếu nhu cầu lại sụt giảm do dịch.
Những lo ngại rằng căng thẳng giữa Nga và Ukraine có thể làm gián đoạn nguồn cung cũng hỗ trợ giá dầu.
Trong khi đó, dự trữ dầu thô của Mỹ giảm mạnh hơn dự kiến xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2018.
Những lo ngại về nguồn cung lấn át tác động từ khả năng Trung Quốc mở kho dự trữ dầu trong thời điểm Tết Nguyên đán, phối hợp Mỹ và các nước tiêu thụ khác nhằm hạ giá dầu.
Giá dầu châu Á hướng tới tuần giảm thứ sáu liên tiếp
Giá dầu tại thị trường châu Á đi lên trong phiên giao dịch cuối tuần 3/12, nối dài đà tăng sau khi Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng mình, còn gọi là OPEC cho biết họ sẽ xem xét việc bổ sung nguồn cung trước cuộc họp sắp tới nếu biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 làm giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng.
Tuy vậy, giá dầu vẫn hướng tới tuần giảm thứ sáu liên tiếp.
Bơm xăng cho các phương tiện tại trạm xăng ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Chiều phiên này, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) giao kỳ hạn tăng 1,38 USD (2,1%), lên 67,88 USD/thùng, sau khi tăng 1,4% vào phiên trước đó. Trong khi giá dầu Brent Biển Bắc cũng tiến 1,34 USD (1,9%), lên 71,01 USD/thùng, sau khi chứng kiến mức tăng 1,2% vào phiên trước.
Ngày 2/12, OPEC đã gây bất ngờ cho thị trường khi đưa ra các kế hoạch bổ sung nguồn cung tương đương 400.000 thùng/ngày vào tháng 1/2022.
Jeffrey Halley, nhà phân tích cấp cao của OANDA, cho biết: "Nếu biến thể Omicron không lây lan rộng hơn, mức thấp nhất trong tuần này của giá dầu Brent và WTI có thể đại diện cho mức thấp nhất của mặt hàng này trong trung hạn".
Tuy nhiên, các nhà sản xuất vẫn để ngỏ khả năng thay đổi chính sách nhanh chóng nếu nhu cầu bị ảnh hưởng bởi các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron. Các nhà lãnh đạo của OPEC nói rằng họ có thể gặp nhau trước cuộc họp tiếp theo, dự kiến vào ngày 4/1, nếu điều đó là cần thiết.
Nhà phân tích Ann-Louise Hittle của Wood Mackenzie cho biết, việc OPEC kiên trì với chính sách của họ lúc này là hoàn toàn hợp lý, vì vẫn chưa rõ tác động của biến thể Omicron ở mức độ nhẹ hay nghiêm trọng hơn so với các biến thể trước đó.
Thị trường đã biến động cả tuần qua bởi sự xuất hiện của biến thể Omicron và làm dấy lên những đồn đoán rằng nó có thể châm ngòi cho các đợt phong toả xã hội mới, giảm nhu cầu nhiên liệu và thúc đẩy OPEC giữ nguyên mức tăng sản lượng.
Tính đến thời điểm này của tuần giá dầu Brent giảm khoảng 2,4%, trong khi WTI mất 0,4%. Cả hai loại dầu chủ chốt này đều đang hướng tới tuần giảm giá thứ sáu liên tiếp lần đầu tiên kể từ tháng 11/2018.
Các nhà phân tích của JPMorgan cho biết sự sụt giảm của thị trường năng lượng không thể hiện rằng nhu cầu tiêu thụ đang bị ảnh hưởng "quá mức". Dữ liệu về hoạt động di chuyển toàn cầu, trừ Trung Quốc, cho thấy các hoạt động di chuyển của người dân trên toàn thế giới đang tiếp tục phục hồi, trung bình ở mức 93% của năm 2019 vào tuần trước.
Dầu thô Mỹ ghi nhận chuỗi tăng giá theo tuần dài kỷ lục Phiên giao dịch ngày 22/10 đã khép lại tuần thứ chín tăng giá liên tiếp của "vàng đen", đánh dấu chuỗi tăng giá dài kỷ lục, nhờ sự nới lỏng các quy định hạn chế liên quan đến dịch COVID-19, sự phục hồi chậm chạp trong sản lượng dầu thô của Mỹ và những dự đoán nhu cầu năng lượng sẽ gia tăng...