Giá dầu bắt đáy mới 2 tháng do lo ngại thừa cung
Giá dầu phiên 11/7 lập đáy mới trong 2 tháng qua khi giới đầu tư lại tỏ ra lo ngại về tình trạng thừa cung.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 8/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 65 cent, tương ứng 1,4%, xuống 44,76 USD/thùng, thấp nhất kể từ 10/5.
Giá dầu Brent giao tháng 9/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 51 cent, tương đương 1,1%, xuống 46,25 USD/thùng, thấp nhất kể tử 10/5.
Đà giảm mạnh tuần trước của giá dầu cho thấy thị trường vẫn lo ngại về tình trạng thừa cung và đà tăng lớn nhất kể từ khủng hoảng tài chính “mong manh” đến mức nào, theo các nhà phân tích. Giá dầu đã mất hơn 7%, ghi nhận tuần giảm thứ 3 trong 4 tuần qua và xuống thấp nhất 2 tháng, chủ yếu do nguồn cung tăng mạnh.
Thị trường xăng và diesel cũng rơi vào tình trạng dư cung. Các nhà phân tích đang cảnh báo về các dấu hiệu cho thấy nhu cầu yếu kém tại châu Á. Trong khi đó, số giàn khoan tại Mỹ tiếp tục tăng, cho thấy các nhà sản xuất dầu thô nước này sẵn sàng bơm thêm dầu, chấm dứt thời kỳ sản lượng giảm – đã giúp giá dầu tăng trong thời gian vừa qua.
Video đang HOT
Sản lượng dầu thô của Nigeria và Libya cũng đang hồi phục sau đợt gián đoạn nguồn cung gần đây, cùng với đà tăng sản lượng của Arab Saudi và Iran đưa sản lượng dầu thô của OPEC tăng thêm 300.000 thùng/ngày lên cao nhất 8 năm ở 32,7 triệu thùng/ngày.
Về nhu cầu, Morgan Stanley nhận định, các nhà máy lọc dầu trên khắp thế giới đang sản xuất quá nhiều. Nếu thị trường sản phẩm lọc dầu trở nên thừa cung, nhu cầu dầu thô sẽ giảm.
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá dầu trong tuần này bao gồm cả việc số giàn khoan của Mỹ tăng. Theo số liệu của Baker Hughe công bố hôm 8/7, số giàn khoan của Mỹ trong tuần kết thúc vào 8/7 tăng thêm 10 giàn lên 351 giàn, ghi nhận tuần tăng thứ 5 trong 6 tuần qua.
Dầu thô và các loại hàng hóa khác – giao dịch bằng USD – thường diễn biến trái chiều với đồng bạc xanh. Phiên 11/7 USD tăng giá với Chỉ số Đôla Wall Street Journal, theo dõi USD với 16 đồng tiền trong giỏ tiền tệ, tăng 0,5%, gây áp lực lên giá dầu.
Số phận giá dầu gắn chặt với các thị trường khác, nhất là USD, kể từ khi người dân Anh bỏ phiếu ủng hộ việc ra khỏi EU ( Brexit) hôm 23/6 vừa qua. Brexit đã thổi bùng lên sự bất ổn về triển vọng tăng trưởng toàn cầu, kéo giảm tầm quan trọng của xu hướng cung-cầu dầu thô trong ngắn hạn.
Theo Nhip câu đâu tư
Giá dầu tăng do lo ngại đình công tại Na Uy
Giá dầu phiên 28/6 tăng trước lo ngại cuộc đình công của công nhân dầu khí Na Uy và đồn đoán lượng dầu lưu kho của Mỹ tiếp tục giảm.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 8/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 1,52 USD, tương ứng 3,3%, lên 47,85 USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng 8/2016 trên sàn ICE Futures Europe tăng 1,42 USD, tương đương 3%, lên 48,58 USD/thùng.
Giá dầu liên tục tăng kể từ quý I/2016 do dự đoán thừa cung toàn cầu sẽ giảm vì sản lượng tại một số khu vực trên thế giới giảm và nhu cầu tiếp tục tăng. Nhưng bất ổn và biến động tài chính trên thị trường chứng khoán sau quyết định rời khỏi EU của người dân Anh trong cuộc bỏ phiếu hôm 23/6 có thể ảnh hưởng xấu đến đà tăng này, theo các nhà phân tích.
7.500 công nhân dầu khí Na Uy có thể tham gia cuộc đình công bắt đầu vào thứ Bảy tuần này nhằm yêu cầu thỏa thuận lương mói trước nửa đêm ngày 1/7, kìm hãm hoạt động sản xuất tại một trong những nhà sản xuất dầu thô lớn của châu Âu.
Sản lượng dầu thô của Na Uy trong tháng 5/2016 đạt 1,96 triệu thùng/ngày, tương đương 2,1% tổng sản lượng toàn cầu, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).
Giới đầu tư cũng đang theo dõi số liệu về lượng dầu lưu kho của Mỹ, do Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố vào thứ Tư 29/6. Các nhà phân tích trong khảo sát Wall Street Journal dự đoán lượng dầu lưu kho của Mỹ tuần qua giảm 2 triệu thùng.
Chiều muộn hôm thứ Ba 28/6, Viện Dầu mỏ Mỹ (API) cho biết, theo số liệu của Viện, lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 24/6 giảm 3,9 triệu thùng, nguồn cung sản phẩm chưng cất giảm 800.000 thùng và dự trữ xăng giảm 400.000 thùng.
Giá dầu đã hồi phục sau đợt bán tháo 2 ngày liên tiếp khi người dân Anh bỏ phiếu ủng hộ việc ra khỏi EU (Brexit), dấy lên lo ngại rằng tăng trưởng kinh tế châu Âu sẽ chậm lại và đẩy tăng USD.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng còn quá sớm để nói liệu Brexit có ảnh hưởng ra sao đến cung-cầu dầu thô toàn cầu. Kinh tế châu Âu tăng trưởng chậm lại có thể kéo giảm nhu cầu, nhưng đầu tư vào hoạt động khoan giếng dầu mới giảm do viễn cảnh kinh tế ảm đạm cũng hạn chế nguồn cung.
Theo Nhip câu đâu tư
Lọc hoá dầu Nghi Sơn chậm tiến độ: Chính phủ vào cuộc! Theo kế hoạch, Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn sẽ hoàn thành phần cơ khí để chạy thử vào tháng 11/2016, tháng 7/2017 bắt đầu vận hành thương mại. Thế nhưng, hiện tiến độ chung của nhà máy có thể chậm khoảng 4 tháng. Sự việc đã khiến Chính phủ phải vào cuộc và đưa ra những giải pháp nhằm tháo gỡ...