Giả danh trung tâm điện máy để lừa đảo
Nhiều người tiêu dùng đã bị những người mạo danh nhân viên các trung tâm điện máy (TTĐM) đến bảo hành, lừa đảo gây thiệt hại, trong khi các TTĐM lại đau đầu vì bị khách hàng “mắng vốn” oan.
Trung tâm mua sắm Sài Gòn – Nguyễn Kim cho biết vừa tiếp nhận trường hợp khiếu nại của khách hàng tên Trung Thành (ngụ ở đường Lương Định Của, Q.2) về việc ông này bị lừa đảo. Do máy lạnh bị trục trặc, ông đã gọi cho Nguyễn Kim theo số điện thoại ghi trên danh thiếp “Trung tâm bảo hành Nguyễn Kim” ai đó bỏ trước nhà. Sau đó, một thanh niên tên Quang Dũng mặc trang phục của Nguyễn Kim đến xưng là nhân viên phòng bảo hành của Nguyễn Kim kiểm tra, bảo trì máy lạnh. Anh ta đã thu của ông Thành 200.000 đồng rồi bỏ đi, sau đó máy lạnh vẫn… không lạnh. Chỉ đến khi phản ánh với Trung tâm Sài Gòn – Nguyễn Kim ông mới biết đã bị đối tượng mạo danh lừa.
Một người mạo danh nhân viên Nguyễn Kim bị Công an P.8, Q.4 (TP.HCM) phát hiện xử lý – Ảnh: Trung tâm mua sắm Sài Gòn – Nguyễn Kim cung cấp
Một người tiêu dùng khác là chị Thu Trang (P.Hiệp Thành, Q.12) khi máy giặt trục trặc đã gọi điện cho nhân viên bảo hành Nguyễn Kim (cũng theo số trên danh thiếp ai đó bỏ trước nhà). Một người xưng là “nhân viên Nguyễn Kim” đã đến kiểm tra qua loa rồi cho biết máy giặt phải thay cối mới giá 700.000 đồng. Phiếu thu tiền có đóng mộc đỏ của công ty điện máy N.K (Q.Bình Thạnh, TP.HCM). Tuy nhiên sau khi thay máy giặt vẫn trục trặc. Chị khiếu nại đến Trung tâm Sài Gòn – Nguyễn Kim thì mới biết mình bị lừa.
Tại một số tỉnh miền Tây còn xảy ra tình trạng một số người dùng giấy tờ giả, tự xưng nhân viên các siêu thị lớn như Phan Khang, Nguyễn Kim, Co.op Mart… lừa người dân mua hàng dỏm giá cắt cổ. Chị Tiến Mai (ngụ ở H.Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) bị một người xưng là nhân viên Nguyễn Kim quảng cáo bán loại bếp điện “biết nói và tiết kiệm điện” với giá 3.150.000 đồng. Phiếu bảo hành dỏm ghi “Bảo hành 3 năm, nếu chất lượng không đúng, công ty sẽ thu hồi lại và trả lại tiền đã thu của khách…”. Tuy nhiên, mới sử dụng thời gian ngắn bếp điện đã hỏng. Khi gọi điện cho Trung tâm Sài Gòn – Nguyễn Kim, chị Mai mới biết mình bị lừa, chiếc bếp đó chỉ có giá vài trăm ngàn đồng.
Video đang HOT
Đại diện siêu thị điện máy Thiên Hòa cũng cho biết thời gian qua gặp phải một số trường hợp khách hàng phản ánh, khiếu nại các trường hợp lừa đảo tương tự. Những người mạo danh lừa đảo này thường dùng thủ đoạn in danh thiếp trên đó có logo các TTĐM lớn, sử dụng trang phục, phiếu bảo hành, hợp đồng mua bán, phiếu thu giống của các TTĐM nên người tiêu dùng rất dễ bị lừa. Gần đây nhất, Trung tâm Sài Gòn – Nguyễn Kim đã phối hợp Công an P.8, Q.4 kiểm tra, phát hiện 2 người mạo danh nhân viên trung tâm để lừa đảo. Người tiêu dùng cần hết sức cảnh giác trước kiểu lừa đảo mới này.
Theo TNO
Cựu cảnh sát đánh vỡ gan đương sự bị phạt 8 năm tù
Cho rằng việc hành hung khiến người đàn ông chết tại trụ sở công an của nhóm cảnh sát là nghiêm trọng, trái đạo đức, HĐXX tuyên phạt 3 bị cáo mức án cao hơn đề nghị của cơ quan công tố.
Sau 3 ngày nghị án, sáng 3/10, TAND tỉnh Sóc Trăng tuyên phạt bị cáo Danh Nhãn (nguyên cảnh sát khu vực ấp 3, Công an thị trấn Ngã Năm) và cựu dân quân tự vệ Nguyễn Quốc Thắng cùng 8 năm tù về tội "cố ý gây thương tích". Mức án này cao hơn so với hình phạt (6-7 năm tù) VKS đề nghị áp dụng với 2 bị cáo.
Liên quan vụ án, cựu trung sĩ Trần Tuấn Khải (nguyên cảnh sát khu vực ấp 2) bị phạt 4 năm tù. Võ Văn Út Đèo (nguyên phó công an thị trấn Ngã Năm) nhận án 2 năm.
Bốn bị cáo Khải, Út Đèo, Thắng và Danh Nhãn (từ phải qua) nghe tuyên án. Ảnh: Thiên Phước.
Theo HĐXX, chiều 30/3, nhận được tin báo ông Trần Văn Dữ (44 tuổi) rượt mẹ ruột đánh gãy tay, bị cáo Út Đèo phân công Nhãn cùng Khải đến nhà đưa đương sự về trụ sở để làm việc.
Ông Dữ cự cãi nên bị cảnh sát Khải đánh vào vai, đẩy vào phòng bắt cúi xuống đánh bằng dùi cui. Sau đó, ông Dữ còn bị Nhãn và Thắng hành hung dẫn khiến tử vong do chấn thương kín ở vùng bụng, rách mặt sau thùy phải của gan.
Theo tòa, bị cáo Nhãn đã tát vào mặt, đá vào hông trái, lấy dùi cui thọc vào bụng ông Dữ. Hành vi của bị cáo trực tiếp xâm phạm đến sức khỏe người khác, dẫn đến cái chết của người đàn ông 44 tuổi. Vì vậy, HĐXX cần phải phạt mức án cao hơn đề nghị của đại diện VKS mới đủ sức răn đe.
Còn bị cáo Thắng dù không được phân công nhiệm vụ nhưng lại đạp ông Dữ ngã, bắt quỳ gối trong phòng nghỉ của cảnh sát khu vực. Thắng còn tát tai, đá vào hông, lấy dùi cui thọc vào hai bên hông bị hại...
Mấy ngày nay mỗi khi rời phiên xử, cựu cảnh sát Út Đèo đều ân cần chăm sóc bà mẹ 82 tuổi của bị hại. Ảnh: Thiên Phước.
Bị cáo Út Đèo được xác định với cương vị phó công an thị trấn nhưng không ngăn cản sai phạm của cấp dưới. Khi ông Dữ vào tình trạng nguy hiểm, bị cáo đã ra lệnh cho cấp đưa ra ngoài trời cho đến chết. Theo HĐXX, hành vi này trái với đạo đức nghề nghiệp nên bị cáo phải chịu hình phạt tù cùng một tội với các thuộc cấp. Tuy nhiên, do tích cực khắc phục hậu quả, gia đình có công với cách mạng và được gia đình bị hại bãi nại, HĐXX chấp nhận mức án thấp nhất mà VKS đề nghị áp dụng với bị cáo Út Đèo.
Về trách nhiệm dân sự, tòa buộc 4 bị cáo phải chi trả tiền mai táng phí cho gia đình nạn nhân gần 50 triệu đồng, bồi thường tổn thất tinh thần cho mẹ ông Dữ 60 tháng lương tối thiểu.
Theo VNExpress
'Cảnh sát đánh chết dân có dấu hiệu giữ người trái pháp luật' Bắt nghi phạm đánh mẹ già về trụ sở nhưng các công an viên không lập biên bản. Đánh ông này xong, họ bắt quỳ gối rồi bỏ đi chơi bài. Ngày 28/9, TAND tỉnh Sóc Trăng đưa nhóm cảnh sát cùng dân quân tự vệ ở thị trấn Ngã Năm ra xét xử trong vụ án đánh đương sự đến chết xảy...