Giả danh tàu cá để “gặm” Biển Đông – Chiến thuật bẩn của Trung Quốc
Trong các cuộc đối đầu với Philippines, Nhật Bản, gần đây nhất là Việt Nam, dễ nhận thấy tàu đánh cá dân sự của Trung Quốc xuất hiện với tần suất dày đặc. Có thể khẳng định đây là một chiến lược rõ ràng của Bắc Kinh.
Các mối bất hòa liên tiếp xảy ra giữa Bắc Kinh với Nhật Bản, Philippines trong vài năm trở lại đây thường xảy ra xuất phát từ sự xuất hiện của tàu đánh cá Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp. Tại vùng biển của Việt Nam, nơi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, cũng đã có sự hiện diện dày đặc của tàu đánh cá của quốc gia này.
Tàu đánh cá Trung Quốc neo đậu tại thị trấn ven biển Tấn Giang, tỉnh Phúc Kiến.
Tờ New York Times trích dẫn bình luận của các quan chức quân sự nước ngoài cho biết, các tàu đánh cá chính là nguồn gốc phát sinh ra các va chạm của Trung Quốc với các quốc gia khác trên các vùng biển tranh chấp. Đôi khi, các tàu đánh cá dân sự thậm chí còn hoạt động thay cho cả Hải quân Trung Quốc.
Các quan chức Mỹ và châu Á cho biết, số lượng tàu thuyền dân sự Trung Quốc hoạt động trong vùng tranh chấp và thường gây sự với tàu thuyền nước ngoài, kể cả tàu chiến, đang gia tăng nhanh trong những năm gần đây.
Các tàu này thường không biểu hiện rõ ràng mối quan hệ quân sự. Tại Nhật Bản, các vụ bắt tàu đánh cá Trung Quốc cũng không phát hiện được sự liên kết này. Nhưng các quan chức và các nhà phân tích nước ngoài nói rằng họ có bằng chứng cho thấy tàu cá dân sự phối hợp hoạt động với Hải quân Trung Quốc. Rõ ràng, Hải quân Trung Quốc đang tìm cách mở rộng lực lượng dân quân hàng hải của tàu cá và tăng cường kiểm soát đối với các cơ quan dân sự nhằm điều tiết các hoạt động trong vùng nước ven biển.
Kết quả là tình hình xung quanh vùng Biển Đông và biển Hoa Đông đang ngày càng biến động. Các quan chức quân sự nước ngoài đang ngày càng tỏ ra thận trọng với một loạt các tàu dân sự của Trung Quốc. Trong báo cáo của Lầu Năm Góc năm 2009, các quan chức Mỹ cảnh báo về tình trạng chiến tranh tiềm năng với tàu dân sự Trung Quốc, một phần dựa vào hai sự kiện xảy ra trước đó khi tàu chiến Mỹ đã va chạm căng thẳng với tàu của Bắc Kinh.
Hải quân Trung Quốc đang lên kế hoạch tạo tầm ảnh hưởng tới toàn cầu thông qua việc hiện đại hóa đội tàu của mình. Tuy nhiên, việc sử dụng các tàu thuyền dân sự là nhắm vào một mục tiêu khác: nhằm bảo vệ vững chắc “khẳng định chủ quyền” trên biển của mình, bất chấp có đúng luật pháp quốc tế hay không.
Dennis J. Blasko, một cựu Tùy viên quân sự Mỹ ở Bắc Kinh, cho biết quân đội Trung Quốc từng đặt ra chiến lược này trong Sách trắng quốc phòng năm 2006. “Hải quân đang tăng cường nghiên cứu lý thuyết về các hoạt động quân sự biển và khám phá các chiến thuật và chiến lược trong môi trường hiện đại”, báo cáo này cho biết.
Video đang HOT
Trong một số trường hợp, việc sử dụng lực lượng dân sự “có thể ít khiêu khích và có ít khả năng leo thang hơn sử dụng các lực lượng thi hành công vụ của quân đội Trung Quốc”, ông Blasko nói trong một email trả lời tờ New York Times.
Tàu tuần tra Nhật Bản đang đuổi một tàu Trung Quốc ra khỏi vùng biển Senkaku.
Hải quân Trung Quốc sử dụng tàu dân sự theo nhiều cách. Một cách là sử dụng lực lượng dân quân điều khiển tàu cá. Cách khác là phối hợp hoạt động với các nhóm thực thi pháp luật hàng hải như lực lượng Hải tuần, Hải cảnh, Kiểm ngư… Đặc biệt trong số đó là Lực lượng Hải tuần Trung Quốc, thuộc Bộ Nông nghiệp nước này. Lực lượng này thực thi lệnh cấm đánh bắt cá và thường xuyên hoạt động trong vùng biển tranh chấp.
Tờ New York Times trích dẫn lời ông Bernard D. Cole, cựu sĩ quan Hải quân Mỹ, cũng là giáo sư tại Đại học Chiến tranh Mỹ cho biết, một số “cán bộ thuỷ sản” Trung Quốc hiện nay luôn có mặt trên tàu hải cảnh, mặc quân phục và mang theo vũ khí.
Hải quân Trung Quốc không bình luận gì về kết luận này. Một quan chức tại trụ sở văn phòng thủy sản ở Bắc Kinh cho biết, tàu thủy sản là để “phục vụ mục đích thực thi pháp luật hành chính” và rằng họ không liên quan đến quân đội Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo ngư dân nước này cùng với ý kiến của các quan chức Trung Quốc thì Hải quân Trung Quốc đang cố gắng đạt “hiệu quả hơn trong việc tổ chức lực lượng dân quân hàng hải của Trung Quốc, dựa trên các đội tàu đánh bắt khác nhau”, ông Cole nói, “Các lực lượng dân quân hàng hải hoạt động rất mạnh mẽ”.
Theo tờ New York Times, các báo cáo của Lầu Năm Góc có lưu ý đến hoạt động của các tàu cá dân sự loại này. Ví như tháng 5/2008, hai tàu chiến Trung Quốc đã được cung cấp đạn dược và nhiên liệu tại một địa điểm được chỉ định ở tỉnh Chiết Giang bởi các tàu cá do lực lượng dân quân hải quân điều khiển.
Có rất nhiều lần, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã va chạm với các tàu cá Trung Quốc. Phía Nhật Bản đã đưa ra bằng chứng cho thấy, các tàu cá dân sự Trung Quốc đã cố tình đâm vào các tàu bảo vệ bờ biển của Nhật Bản. Sự việc thường xảy ra quanh khu vực quần đảo Senkaku, nơi Nhật Bản đang quản lý nhưng Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Các tàu tuần tra Nhật Bản thường xuyên phải xua đuổi các tàu Trung Quốc ra khỏi khu vực này.
Hoạt động của tàu cá dân sự Trung Quốc gia tăng trong những năm gần đây, kể từ khi Bắc Kinh có những tuyên bố táo tợn về chủ quyền ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Không chỉ cho phép, thậm chí Trung Quốc còn khuyến khích ngư dân cố tình đi vào các vùng biển tranh chấp và các vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền của quốc gia khác.
Gần đây nhất, khi hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, Trung Quốc đã khuyến khích đưa tàu cá dân sự bao quanh lấy giàn khoan này. Hành động này nhằm ngăn cản các tàu kiểm ngư của Việt Nam thực thi pháp luật, cố tình làm căng thẳng hơn tình hình trên Biển Đông.
Tờ New York Times cũng đã nêu các sự việc điển hình xảy ra đối với các hoạt động của tàu Mỹ. Vào ngày 4/3/2010, tàu Victorious của Mỹ đã bị tàu tuần tra thuỷ sản Trung Quốc chặn đường trong vùng biển Hoàng Hải. Ngày hôm sau, 12 chiếc máy bay giám sát hàng hải đã bay vòng tròn trên con tàu này. Bốn ngày sau, Impeccable, một tàu khảo sát của Mỹ ở ngoài khơi Biển Đông, cũng đã bị 5 tàu Trung Quốc quấy phá, 4 trong số đó là tàu dân sự.
“Bắc Kinh đã chứng minh ý chí của mình trong việc sử dụng khả năng quân sự và dân sự để bảo vệ những gì họ coi chủ quyền của họ”, vị cựu Tuỳ viên quân sự Mỹ ở Trung Quốc nói.
Theo Infonet
Mỹ - Pháp từng suýt ném bom nguyên tử xuống Điện Biên Phủ?
Sáu mươi năm trước, khi quân đội Pháp rơi vào tình thế "tuyệt vọng" ở Điện Biên Phủ, có vẻ một số quan chức cấp cao Mỹ đã dự tính tới việc sử dụng bom hạt nhân.
"Các ông có muốn 2 quả bom nguyên tử không?", đó là câu nói của Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles nói với Ngoại trưởng Pháp Georges Bidault vào tháng 4/1954 theo trí nhớ của một nhà ngoại giao kì cựu Pháp.
Theo BBC (Anh), lời đề nghị khác thường này được đưa ra trong bối cảnh quân đội Pháp đang rơi vào tình cảnh khốn khổ trong cuộc chiến với quân đội của Hồ Chí Minh tại Điện Biên Phủ, miền tây bắc Việt Nam.
Binh lính Pháp ở chiến trường Điện Biên Phủ.
Ngày nay, trận chiến Điện Biên Phủ bị "che khuất" bởi cuộc chiến tranh giữa quân đội Mỹ và quân đội Việt Nam vào thập kỷ 1960. Nhưng trong giai đoạn 8 năm từ 1946-1954, quân Pháp đã tham chiến tại Đông Dương để bảo vệ "đế chế" của nước này ở châu Á.
Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền vào năm 1949, Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam vũ khí và quân nhu trong khi phần lớn chi phí cho phía Pháp trong cuộc chiến này đều do Mỹ chi trả. Dù vậy, Pháp chịu thiệt hại trực tiếp về quân số trong cuộc chiến. Đến năm 1954, số quân Pháp ở Đông Dương lên tới 55.000 lính.
Vào cuối năm 1953, Tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương, Tướng Navarre, đã quyết định thành lập tập đoàn cứ điểm tại thung lũng Điện Biên Phủ, cách thủ đô Hà Nội hơn 400km. Bao quanh thung lũng Điện Biên Phủ là rừng và núi.
Tình hình nguy cấp khiến quân đội Pháp cầu viện sự giúp đỡ của Mỹ trong tuyệt vọng. Hai nhân vật thuộc hàng hiếu chiến nhất chính trường Mỹ khi đó là Phó thủ tướng Richard Nixon - mặc dù ông này không có quyền lực chính trị - và Đô đốc Radford, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân. Ngoại trưởng Mỹ khi đó John Foster Dulles cũng là một nhân vật diều hâu luôn ám ảnh về việc chống lại các quốc gia thuộc "phe" Xã hội chủ nghĩa.
Thứ Bảy, ngày 3/4/1954 đã đi vào lịch sử nước Mỹ là "ngày mà chúng ta không tiến tới chiến tranh". Vào ngày này, Ngoại trưởng Dulles gặp gỡ các nhà lãnh đạo quốc hội Mỹ, những người bày tỏ lập trường cứng rắn rằng họ sẽ không ủng hộ việc can thiệp quân sự vào Việt Nam trừ phi người Anh cũng tham gia. Ông Eisenhower gửi một bức thư tới Thủ tướng Anh Winston Churchill cảnh báo về những hậu quả mà phương Tây sẽ gánh chịu nếu Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ. Vào chính thời điểm này, tại một cuộc họp ở Paris, ông Dulles đã đưa ra đề nghị cấp vũ khí hạt nhân chiến thuật cho Pháp.
Theo BBC, trên thực tế ông Dulles không bao giờ có đủ thẩm quyền đưa ra một đề nghị như vậy và cũng chưa có bằng chứng rõ ràng về việc ông này thực sự nói như trên. Có vẻ khi đó người Pháp đang quá hoảng loạn nên đã hiểu nhầm ý ông Dalles hoặc có thể người phiên dịch đã dịch nhầm.
"Ông ta (Ngoại trưởng Dulles) không thực sự đưa ra lời đề nghị. Ông ta chỉ đưa ra ý tưởng và đặt câu hỏi về ý tưởng đó. Ông ấy đã thốt lên 2 chữ chết người "bom hạt nhân". Ngay lập tức Bidault phản ứng như thể ông ấy không coi trọng câu hỏi đó cho lắm", Maurice Schumann, một cựu ngoại trưởng, kể lại.
Theo Giáo sư Fred Logevall của Đại học Cornell, ông Dulles "ít nhất cũng đã đề cập về khả năng sử dụng bom hạt nhân".
Ngoại trưởng Bidault phủ nhận việc Ngoại trưởng Mỹ đề nghị sử dụng bom hạt nhân và cho hay "bởi lẽ ông ấy biết nếu bom hạt nhân có thể tiêu diệt quân đội Việt Minh nhưng cũng sẽ phá hủy tập đoàn cứ điểm".
Theo Infonet
Tổ chức Ân xá Quốc tế: Ukraine cần tuân thủ pháp luật Tổ chức Ân xá Quốc tế kêu gọi các lực lượng Ukraine tham gia chiến dịch ở miền đông phải tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế khi sử dụng vũ lực. Tổ chức Ân xá Quốc tế vừa đưa ra lời kêu gọi các lực lượng thực thi luật pháp của Ukraine cũng như các lực lượng quân sự tham gia chiến...