Giả danh shipper lừa đảo khách hàng lấy 300 triệu đồng
Khi thực hiện giao dịch cuối cùng thành công, đối tượng thông báo đã hoàn thành các lệnh, hệ thống sẽ chuyển trả cho anh N.V.T toàn bộ số tiền trên.
Để làm tin, đối tượng gửi ảnh chụp giao dịch thành công cho anh T. Tuy nhiên, nạn nhân liên hệ tổng đài ngân hàng thì mới phát hiện bị lừa
Ngày 17/9, Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, thời gian gần đây, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã tiếp nhận nhiều vụ việc người dân trình báo bị các đối tượng sử dụng không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong đó xuất hiện thủ đoạn mới là giả danh shipper.
Đơn cử, mới đây anh N.V.T, trú tại tỉnh Vĩnh Phúc nhận được cuộc gọi từ số điện thoại 0325.595… xưng là shipper, thông báo anh có kiện hàng trị giá 321.000 đồng.
Video đang HOT
Cần cảnh giác các đối tượng giả danh shipper để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Do anh T không ở nhà nên bảo người này để hàng ở cổng nhà và gửi số tài khoản cho anh thanh toán. Tuy không kiểm tra cụ thể đơn hàng là gì, anh T vẫn chuyển khoản thanh toán đơn hàng cho đối tượng. Sau đó, shipper lại gọi cho anh T nói là đã gửi nhầm số tài khoản trên là số đăng ký thẻ hội viên “Giao hàng tiết kiệm”, nếu chuyển tiền vào tài khoản đó Trung tâm giao hàng sẽ kích hoạt gói cước hội viên và mỗi tháng tài khoản của anh sẽ tự động bị trừ 6,8 triệu đồng.
Đồng thời, shipper này cũng gửi một đường link, nói là trang Facebook của trung tâm vận chuyển để anh T liên hệ hủy đăng ký hội viên. Lo sợ bị trừ tiền trong tài khoản hàng tháng nên anh T đã thực hiện theo các yêu cầu và đã chuyển khoản hơn 300 triệu đồng cho đối tượng.
Khi thực hiện giao dịch cuối cùng thành công, đối tượng thông báo đã hoàn thành các lệnh, hệ thống sẽ chuyển trả cho anh T toàn bộ số tiền trên. Để làm tin, đối tượng gửi ảnh chụp giao dịch thành công cho anh T. Tuy nhiên, đến ngày hôm sau anh T vẫn không nhận được tiền, chỉ đến khi liên hệ tổng đài ngân hàng thì mới phát hiện bị lừa.
Công an tỉnh Vĩnh Phúc khuyến cáo, đây là hình thức lừa đảo mới, các đối tượng thông qua các livestreams bán hàng trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội để thu thập thông tin khách hàng chốt đơn từ các bình luận công khai; hoặc thậm chí các đối tượng mua bán, trao đổi thông tin khách hàng qua nhiều kênh khác nhau. Khi đã có được thông tin, các đối tượng sẽ giả danh là người giao hàng thuộc các công ty vận chuyển có tiếng để gọi tới khách hàng vào giờ hành chính hoặc khi khách hàng không có nhà.
Các đối tượng nói đã gửi hàng cho người quen, hàng xóm… và yêu cầu chuyển tiền thanh toán đơn hàng. Nhận được tiền, chúng sẽ tiếp tục dùng nhiều lý do như nhắn nhầm tài khoản thanh toán để hù dọa trừ tiền và sau đó lừa nạn nhân nhấn vào đường link lạ để chiếm quyền điều khiển thiết bị và chiếm đoạt tài khoản ngân hàng; đồng thời chiếm đoạt luôn số tiền nạn nhân đã thanh toán trước đó và cắt đứt liên lạc.
Do đó, để ngăn chặn, phòng ngừa đối với loại tội phạm này, người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác: Không nhận bất cứ đơn hàng nào mà mình không đặt mua; không chuyển khoản hoặc thanh toán các đơn hàng không có ảnh chụp rõ mã vận đơn, thông tin người nhận và tuyệt đối không click vào bất cứ đường link nào do người lạ gửi tới để tránh “mắc bẫy” của kẻ gian. Đồng thời, khi phát hiện có những dấu hiệu bất thường phải dừng giao dịch ngay và cung cấp thông tin vụ việc cho lực lượng Công an nơi gần nhất.
Bắt nhóm đối tượng lừa đảo tiền của các shipper
Ngày 28/12, Công an quận Hoàn Kiếm cho biết, đã ra quyết định Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và bắt tạm giam với 4 đối tượng: Nguyễn Trung Kiên, Lê Thị Hường, Nguyễn Mạnh Linh, Nguyễn Văn Trường về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người giao hàng (shipper).
Cụ thể, thời gian qua, Công an quận Hoàn Kiếm đã nhận được đơn của một số nạn nhân là shipper trình báo bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bằng việc nắm tình hình trên địa bàn quận và các địa bàn lân cận, Đội Cảnh sát Hình sự Công an quận Hoàn Kiếm đã phối hợp với Công an phường Cửa Nam tiến hành xác minh, xác định đối tượng Nguyễn Trung Kiên (SN 1985, tạm trú tại phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội) có liên quan đến hoạt động lừa đảo này. Qua thời gian theo dõi và nắm bắt tình hình, tổ công tác đã bắt quả tang đối tượng Kiên ngay khi đang thực hiện hành vi lừa đảo tại số nhà 4 phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, Hà Nội.
Tại cơ quan điều tra, Kiên khai nhận không hoạt động một mình mà còn có 3 đồng bọn. Từ lời khai của Kiên, tổ công tác tiếp tục bắt giữ các đối tượng gồm: Nguyễn Văn Trường (SN 1981, trú tại tổ 6A, Khu 1A, Nông Trang, TP. Việt Trì, Phú Thọ), Lê Thị Hường (SN 1974 trú tại 26/35/76 An Dương, Tây Hồ, Hà Nội) và Nguyễn Mạnh Linh (SN 1985, trú tại 23 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Tất cả các đối tượng đều có tiền án, tiền sự liên quan đến ma tuý và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nhóm đối tượng lừa đảo tại cơ quan điều tra.
Theo lời khai, Kiên không có nghề nghiệp ổn định, nghiện ma tuý, vừa ra tù vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Kiên đã bàn bạc với hai đối tượng Trường và Hường về việc cùng nhau lừa tiền của những người giao hàng. Sau đó, nhóm đối tượng này đã bàn bạc thêm với đối tượng Linh, hướng dẫn và cung cấp công cụ cho đối tượng này để thực hiện hành vi lừa đảo. Tiền có được sau khi lừa đảo thành công các đối tượng sẽ cùng nhau sử dụng.
Đối tượng Nguyễn Trung Kiên và tang vật tại cơ quan điều tra.
Thủ đoạn mà các đối tượng sử dụng đã được tính toán kỹ lưỡng và tỉ mỉ. Đầu tiên, các đối tượng sẽ nghiên cứu lấy danh sách các cửa hàng và shipper để gọi điện. Một đối tượng sẽ giả vờ là người đặt hàng và đối tượng còn lại là người đưa hàng. Khi shipper đến lấy hàng, đối tượng sẽ đưa một gói hàng bên trong có những món đồ cũ, không có giá trị và yêu cầu người giao hàng phải ứng tiền trước để chuyển hàng đi. Khi shipper đã ứng tiền và giao hàng đến địa chỉ được cung cấp, thì các đối tượng sẽ tắt máy và chặn liên lạc. Từ đó, nhóm đối tượng đã chiếm đoạt tiền ứng trước của người giao hàng, mỗi vụ sẽ chiếm được từ 1 đến vài triệu đồng để phục vụ mục đích ăn tiêu.
Vai trò của các đối tượng sẽ thay đổi theo từng vụ và nhóm đối tượng cũng không hoạt động cố định ở một nơi mà rải rác khắp các quận trên địa bàn TP Hà Nội nên gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong quá trình xác minh. Đồng thời, dịp cuối năm, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, hình thức giao hàng trả sau cũng là một phương thức giao hàng khá phổ biến nên nhiều người giao hàng cũng không đề phòng, nghi ngờ hành vi lừa đảo. Chính vì vậy mà nhóm đối tượng này đã thực hiện trót lọt nhiều vụ trong một thời gian dài trước khi bị bắt.
Shipper giả danh Công an lừa đảo tiền tỷ Nguyễn Văn Cường thực hiện nghĩa vụ quân sự và ra quân làm nghề shipper. Cường tự đặt mua quân phục CAND kèm theo ve hàm cấp bậc thượng úy, số hiệu, thắt lưng, khóa số 8 nhằm mục đích lừa đảo. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lào Cai vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và...