Giả danh “quý bà” lừa chủ tịch tỉnh
Đối tượng Nguyễn Thị Hằng
Với danh xưng là phu nhân của đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước cùng rất nhiều chiêu trò mà Nguyễn Thị Hằng tung ra để thực hiện hành vi lừa đảo. Ngày 13/3, Nguyễn Thị Hằng đã bị bắt, cơ quan CSĐT Bộ Công an sẽ xử lý đối tượng này về tội lừa đảo và đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.
“Xin chào đồng chí. Tôi là H., vợ của anh X. đây, xin đồng chí giúp đỡ một việc… Tôi có đứa cháu đang khai thác dự án mỏ ở địa bàn tỉnh đồng chí, mong đồng chí tạo điều kiện giúp đỡ cháu…”, giọng một người phụ nữ trẻ rất nhẹ nhàng đã gọi tới máy của đồng chí Chủ tịch tỉnh L. với một đề nghị được giúp đỡ.
Với danh xưng là phu nhân của đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước khiến đồng chí Chủ tịch tỉnh L. hết sức ngỡ ngàng. Vì chưa bao giờ ông gặp mặt phu nhân nên chưa dám hứa trước điều gì, chỉ hẹn ngày tới thăm.
Ba ngày sau, người tự xưng “phu nhân” đã phái cô “cháu gái” từ Hà Nội vào Nam để gặp Chủ tịch tỉnh L. Nhưng khi cô cháu gái cất lời thì đồng chí Chủ tịch tỉnh mới ngỡ ngàng, rõ ràng là giọng của “phu nhân” mà ông đã nghe qua điện thoại trước đó. Sự nghi ngờ đã khiến đồng chí Chủ tịch tỉnh bí mật báo cho cơ quan chức năng để làm rõ.
Từ thông tin ở tỉnh L. chỉ ít giờ sau, các điều tra viên thuộc cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục C45) đã có mặt kịp thời để vén bức màn bí mật về người phụ nữ trẻ này. Chị ta được đưa về cơ quan Công an, tạm giữ số tiền 28.000 USD đang cất trong người.
Gương mặt trái xoan, nước da trắng hồng lại được trang điểm kỹ lưỡng càng khiến chị ta xinh hơn, dù vậy vẫn không giấu nổi sự hổ thẹn của một kẻ lọc lừa.
Video đang HOT
Ngồi đối diện với cán bộ điều tra, hai hàng nước mắt chảy dài, vỏ bọc là một phu nhân đã bị bóc trần. Chị ta lí nhí khai về lai lịch bản thân, tên là Nguyễn Thị Hằng, 34 tuổi, quê ở thôn Tống Xã, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Sinh ra và lớn lên ở làng quê, Hằng sống cùng gia đình và làm nghề đúc đồng. Xinh đẹp và khéo ăn nói, nhưng cuộc hôn nhân của Hằng bị tan vỡ dù đã có với nhau 2 đứa con. Sau khi ly dị chồng, Hằng thường nay đây mai đó, “lòe” những người cả tin rằng chị ta có mối quan hệ rộng rãi, là người nhà của một số cán bộ lãnh đạo nên có thể giúp đỡ được nhiều người.
Tin lời Hằng, không ít người bị chị ta cho sập bẫy lừa. Và chuyện vào gặp đồng chí Chủ tỉnh L. vào ngày 9/3 là hồi kết của màn kịch lừa đảo. Chuyện bắt đầu từ việc người đàn ông tên Chiến thường làm ăn khai thác mỏ. Anh Chiến chia sẻ với anh Luyến (anh rể Hằng) rằng, ở tỉnh L. có mỏ vàng. Nếu được làm dự án này thì sẽ giàu to…
Luyến mang chuyện về kể với vợ (chị Oanh), sau đó chị Oanh đã nói với Chiến rằng chị ta có cô em gái tên Hằng có mối quan hệ rất rộng nên có thể giúp được. Nếu cần sự giúp đỡ, Chiến nên ra Bắc để gặp Hằng bàn chuyện. Chiến vui mừng khấp khởi vội vã ra Nam Định để tìm gặp Hằng, chị ta nói rằng sẽ giúp được Chiến để làm dự án này, vì có tất cả các mối quan hệ ở tỉnh L. Với một điều kiện, Chiến phải chi cho Hằng 1,5 tỉ đồng.
Quá tin vào lời lẽ ngon ngọt của người đàn bà này, Chiến đã ứng trước cho Hằng 500 triệu đồng, hẹn khi nào xong việc sẽ đưa nốt 1 tỉ đồng. Đúng hẹn, Hằng gặp Chiến tại tỉnh L. Hằng gọi điện cho Chủ tịch tỉnh L. nói rằng mình là vợ của đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, đề nghị xin được giúp đỡ cho người cháu để được khai thác dự án mỏ ở tỉnh L. Đến khi gặp trực tiếp thì Hằng lại xưng là cháu của đồng chí lãnh đạo…
Sự bất nhất ấy đã khiến chị ta bị lộ, ngay lập tức được cơ quan Công an đưa về Hà Nội làm rõ tung tích. Nhìn gương mặt ấy, không ít người đã nhận ra chị ta là dân cờ bạc chuyên nghiệp, hay có mặt ở các sòng bạc nổi đình nổi đám.
Đại tá Hồ Sĩ Tiến, Cục trưởng Cục Cảnh hình sự cho biết, trước đó, Nguyễn Thị Hằng cứ xoen xoét tự nhận mình là vợ của hết lãnh đạo bộ này, trưởng ngành nọ, mạo nhận là con cháu các đồng chí lãnh đạo rồi gọi điện tới lãnh đạo Công an một số tỉnh, UBND tỉnh… để can thiệp vào các vụ án mà Công an các cấp đang điều tra để xin thả các đối tượng bị bắt. Ả còn liên tiếp gọi điện đến các cơ quan chức năng đề nghị được khai thác các dự án mỏ để làm ăn kinh tế.
Một sự bất thường nữa là, cứ khi các xới bạc lớn bị Công an bắt giữ là y như rằng Hằng có mặt và xưng là con ông nọ, cháu bà kia để xin xỏ cho các đối tượng bị bắt được tha. Rất nhiều chiêu trò, xưng danh mà Nguyễn Thị Hằng tung ra để thực hiện hành vi lừa đảo. Ả đã làm nhiễu loạn trong xử lý các vụ việc của một số cơ quan, gọi điện linh tinh đến nhiều nơi.
Ngày 13/3, Nguyễn Thị Hằng đã bị bắt, cơ quan CSĐT Bộ Công an sẽ xử lý đối tượng này về tội lừa đảo và đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án. Theo cảnh báo của cơ quan điều tra, hiện nay có nhiều đối tượng chuyên mạo danh là người nhà các đồng chí lãnh đạo cao cấp để đi lừa đảo, thu lợi bất chính, làm ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan. Đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương hãy cảnh giác không để các đối tượng lợi dụng lừa đảo.
Theo 24h
Đường dây lừa xin việc vào các trường ĐH, CĐ
Tang vật vụ việc (ảnh minh họa)
Một đường dây lừa đảo xin việc làm và chạy vào các trường trung học, đại học trong ngành công an và quân đội vừa bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Yên Bái khám phá, khởi tố bị can 3 đối tượng đều là nữ để làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo tài liệu của cơ quan điều tra, cầm đầu đường dây này là Doãn Thu Kiều Trang (SN 1983, trú tại tổ 20, phường Đồng Tâm, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái) 2 mắt xích liên quan là Phạm Thị Hiên (trú tại thôn 2, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) và Lê Thu Trang (trú tại phố Lê Ngọc Hân, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Trong thời gian làm cán bộ địa chính kinh tế ở xã An Bình, huyện Văn Yên, Yên Bái, Trang làm quen với Phạm Thị Hiên khi Hiên về trông cháu cho em gái tại TP Yên Bái. Qua trò chuyện, Kiều Trang "khoe" với Hiên về mối quan hệ xã hội rộng nên có khả năng xin được việc làm, chuyển công tác trong các cơ quan Nhà nước, xin được vào các trường trung học, đại học trong ngành công an và quân đội (thực chất Trang không có khả năng này).
Dù chưa biết thực hư, Hiên vẫn nhận lời giới thiệu người có nhu cầu xin việc cho Trang để hưởng lợi. Sau đó, qua các mối quan hệ xã hội, Hiên bắt mối với Lê Thu Trang (trú tại phố Lê Ngọc Hân, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và nhận của Thu Trang 18 bộ hồ sơ xin việc kèm theo số tiền hơn 1,9 tỷ đồng.
Trong số này, Hiên chỉ đưa cho Kiều Trang 17 hồ sơ cùng số tiền hơn 1,1 tỷ đồng, số tiền còn lại được Hiên sử dụng vào mục đích cá nhân. Sau "phi vụ" làm ăn này, Hiên còn nhận 8 bộ hồ sơ của 3 người đều trú ở TP yên Bái với số tiền trên 1,3 tỷ đồng và cũng chỉ chuyển một phần cho Kiều Trang, số còn lại đã chiếm đoạt để chi tiêu cá nhân. Cũng giống như Phạm Thị Hiên, sau khi thu gom 18 bộ hồ sơ để chuyển cho Hiên, Thu Trang cũng giữ lại gần 300 triệu đồng.
Sau khi nhận hồ sơ và tiền của Hiên chuyển cho, Doãn Thu Kiều Trang đã xin các mẫu giấy báo nhập học, quyết định vào biên chế, chuyển công tác của các cơ quan, doanh nghiệp, trường học... mà người có nhu cầu xin tuyển dụng. Trên cơ sở các giấy tờ này, Kiều Trang phô tô, đánh máy, cắt dán phần tên, tuổi của người nộp hồ sơ rồi làm các quyết định, giấy báo nhập học giả gửi cho Hiên trong số này Trang đã làm giả giấy báo nhập học hệ đào tạo sỹ quan lục quân 1 và giấy báo nhập học của Trường trung học Cảnh sát nhân dân cho người có nhu cầu.
Cá biệt, có trường hợp như chị T. ở huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái do cả tin, không chỉ nhờ Kiều Trang "chạy" cho con trai đi học tại Trường Thiếu sinh quân, còn nhận 14 bộ hồ sơ xin việc và xin học cùng số tiền là 550 triệu đồng chuyển cho Kiều Trang... Cho đến khi phát hiện giấy tờ xin việc, nhập học đều là giả, những người bị hại đã trình báo cơ quan công an.
Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Yên Bái đã bắt giữ Doãn Thu Kiều Trang về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Từ lời khai của Kiều Trang, cơ quan công an tiếp tục làm rõ 2 mắt xích trong đường dây lừa đảo là Phạm Thị Hiên và Lê Thu Trang.
Theo điều tra viên thụ lý vụ án, để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của những người nhẹ dạ, Kiều trang cùng đồng bọn đã lợi dụng tâm lý của nhiều gia đình có nguyện vọng muốn cho con em vào các trường trong của lực lượng vũ trang (công an, quân đội) mà không cần phải qua thi cử thậm chí xin giảm án tha tù... nên đã dễ dàng thực hiện hành vi phạm tội, chiếm đoạt hàng tỷ đồng của nhiều người bị hại.
Quá trình đấu tranh, cơ quan công an làm rõ, ngoài thủ đoạn lừa đảo xin việc làm, xin học... đối tượng Kiều Trang còn vay tiền của một số cá nhân, không có khả năng chi trả. Hiện, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Yên Bái đã khởi tố các đối tượng Doãn Thu Kiều Trang, Phạm Thị Hiên, Lê Thu Trang về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản tiếp tục điều tra mở rộng vụ án để xử lý các đối tượng theo qui định của pháp luật.
Theo 24h
"Nổ" tung trời, lừa gần 10 tỉ đồng Bùi Xuân Lâm lừa gần 10 tỉ đồng với chiêu bài "chạy việc". Nguyên Phó giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An Bùi Xuân Lâm nhận bản án 20 năm tù giam ngày 23/1 vì đã thực hiện 195 vụ lừa đảo với chiêu bài "chạy việc", chiếm đoạt gần 10 tỉ đồng. Theo cáo trạng VKSND tỉnh Nghệ An, Bùi...