Giả danh Công an gọi điện lừa đảo chiếm đoạt hơn 3 tỷ đồng
Với thủ đoạn gọi điện giả danh Công an để lừa đảo, Phi cùng đồng bọn đã thực hiện trót lọt nhiều vụ, chiếm đoạt số tiền hơn 3 tỷ đồng.
Ngày 14/4, Phòng Cảnh sát Hình sự – Công an tỉnh Nghệ An cho biết, vừa phối hợp với cơ quan chức năng huyện Lục Nam (Bắc Giang) vận động thành công đối tượng Nguyễn Văn Phi (SN 1990, trú xã Bảo Đài, huyện Lục Nam) ra đầu thú.
Phi được xác định là kẻ cầm đầu đường dây giả danh công an gọi điện lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước đó, vào khoảng thời gian tháng 8-9/2017, Công an tỉnh Nghệ An liên tiếp nhận được trình báo của 5 người dân về việc, bị chiếm đoạt tài sản bằng chiêu thức nhận được điện thoại của nhân viên tổng đài thông báo nợ cước điện thoại.
Mặc dù nạn nhân khẳng định không nợ cước viễn thông, tuy nhiên các chiêu trò soạn sẵn đã khiến các nạn nhân lần lượt mắc bẫy, bằng cách nối tiếp đến số máy có đuôi 113.
Ở đường dây bên kia là một người xưng danh cán bộ điều tra Bộ Công an thông báo với nạn nhân về việc họ nghi ngờ có liên đến hoạt động rửa tiền, mua bán trái phép chất ma túy. Cán bộ điều tra này yêu cầu bí mật thông tin, đồng thời yêu cầu các nạn nhân chuyển toàn bộ tiền trong tài khoản ngân hàng cho chúng để phục vụ điều tra kèm theo lời cam kết sẽ hoàn trả toàn bộ số tiền khi kết thúc điều tra.
Video đang HOT
Tổng số tiền mà các nạn nhân bị chiếm đoạt bằng thủ đoạn này là 3,3 tỉ đồng.
Đối tượng Nguyễn Văn Phi tại CQĐT.
Đến ngày 3/9/2017, 3 đối tượng Phạm Đình Luận (SN 1993), Nguyễn Hữu Thu (SN 1991) và Phạm Đình Phi (SN 1999), đều trú xã Hương Mỹ, huyện Lương Tài, Bắc Ninh đều bị phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Nghệ An bắt giữ.
Từ lời khai các đối tượng, Phi được xác định là kẻ cầm đầu đường dây này, tuy nhiên thời điểm đó Phi đang ở nước ngoài. Phi đã nhờ Luận tìm người mở các tài khoản ngân hàng rồi bán cho Phi với giá 3 triệu đồng/thẻ.
Sau khi bị hại gửi tiền vào thẻ ATM, Phi yêu cầu Luận, Thu và Đình Phi khi nào có tiền chuyển vào các tài khoản ngân hàng thì rút tiền mặt gửi cho Phi. Nhóm Luận, Thu và Đình Phi sẽ được nhận 20% số tiền đã rút khỏi thẻ.
Mọi cách thức trong quá trình lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Nguyễn Văn Phi thực hiện, Luận, Thu và Phạm Đình Phi không biết. Các đối tượng chỉ tham gia rút tiền từ các tài khoản ATM để chuyển cho Phi mà không biết về quá trình lừa đảo trên.
Tháng 11/2018, TAND tỉnh Nghệ An đã tuyên phạt Phạm Đình Luận 15 năm tù, Nguyễn Hữu Thu 14 năm tù, Phạm Đình Phi 8 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Cơ quan CSĐT Công an Nghệ An sau đó đã khởi tố bị can và ra quyết định truy nã đối với Nguyễn Văn Phi.
Vụ việc đang được Công an tỉnh Nghệ An điều tra làm rõ.
Đức Chung
Công an Hà Nội cảnh báo giả mạo Viettelpay để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Với thủ đoạn lừa đảo người dân truy cập vào trang web giả mạo ViettelPay và cung cấp thông tin cá nhân, các đối tượng xấu sẽ dùng những thông tin này để chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.
Mạo danh ViettelPay lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Ngày 12/4, Công an thành phố Hà Nội cho biết, qua công tác nắm tình hình, các lực lượng chức năng Công an thành phố Hà Nội phát hiện trang web giả mạo ViettelPay - Ứng dụng thanh toán di động của tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.
Với thủ đoạn đề nghị giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, người dân chỉ cần truy cập vào đường dẫn giả mạo Viettelpay.jweb.vn sẽ nhận được tiền ủng hộ. Khi truy cập vào đường dẫn giả mạo, hệ thống sẽ hiển thị thông tin về giới thiệu về ViettelPay và được yêu cầu điền các thông tin như: số điên thoại, mật khẩu, ngân hàng, mã OTP để xác nhận tài khoản nhận tiền....
Trang web này có tên khá giống trang web chính thức của ứng dụng ViettelPay, do đó người dân sẽ rất dễ nhầm tưởng đây là web chính thức và đăng nhập tài khoản. Khi có được thông tin, các đối tượng sẽ kiểm soát được tài khoản của khách hàng và thực hiện các hành vi như: chuyển khoản, rút tiền, đăng ký vay online...
Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân cần cảnh giác trước thủ đoạn trên. Khi nhận các thông tin nghi vấn, không rõ ràng, người dân có thể gọi điện trực tiếp lên tổng đài chăm sóc khách hàng của các công ty, doanh nghiệp để kiểm tra lại thông tin.
Phản ánh các trang web giả mạo tới các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời. Người dân cũng cần thường xuyên thay đổi mật khẩu đăng nhập tài khoản Internet banking, Smartbanking và có biện pháp để quản lý bảo mật các thông tin này.
Trần Thanh
Lừa đảo qua mạng viễn thông: Chiêu thức cũ, nạn nhân mới Nhiều đối tượng giả làm cán bộ ngân hàng, công an, tòa án... gọi điện để lừa đảo tiền của nạn nhân. Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh vừa khuyến cáo, nhiều đối tượng lừa đảo với chiêu thức cũ như "gọi điện thoại từ các đầu số lạ, lừa người dùng cài các ứng dụng "nghe...