Giả danh cán bộ “Vip”, lừa đảo tiền xây dựng nông thôn mới
Sáng 4/8, tin từ Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa ra lệnh bắt khẩn cấp đối tượng Nguyễn Văn Am (SN 1965, trú tại xã Đông Ninh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) về hành vi “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”.
Theo đó, đối tượng Nguyễn Văn Am cùng đồng bọn đã giả danh cán bộ của công ty “ma” có tên là Tập đoàn xây dựng Việt Nam – Cu Ba (gọi tắt là VIS) để thực hiện hành vi “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” của các địa phương, doanh nghiệp trên cả nước.
Tại cơ quan công an, bước đầu, Am khai nhận cùng đồng bọn lợi dụng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới (NTM), giả danh cán bộ của một tập đoàn “ma”, có tên gọi là Tập đoàn xây dựng Việt Nam – Cu Ba (VIS), trực thuộc Bộ Xây dựng và Văn phòng Chính phủ trực tiếp về tại hàng trăm xã thuộc 20 tỉnh thành khắp cả nước, trong đó có tỉnh nghèo Quảng Bình tuyên truyền việc tập đoàn VIS đang nắm giữ nguồn vốn Phi Chính phủ có giá trị hàng nghìn tỉ đồng, nhằm hỗ trợ cho các địa phương thực hiện 5 tiêu chí xây dựng NTM.
Đối tượng Nguyễn Văn Am tại cơ quan điều tra
Video đang HOT
Để lấy lòng tin từ các địa phương, doanh nghiệp, Am tự nhận mình là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tập đoàn VIS, có quan hệ thân cận với nhiều cán bộ cấp cao.
Bằng thủ đoạn trên, Am đã gợi ý cho các công ty, doanh nghiệp ở địa bàn tỉnh Quảng Bình và rất nhiều địa phương khác trong cả nước có nhu cầu muốn thi công các công trình thì đóng phí quảng bá, tuyên truyền trên VTV1, mức phí thấp nhất là 5 triệu đồng, cao nhất có thể lên đến hàng chục triệu đồng. Được biết, Am cùng đồng bọn đã thực hiện trót lọt hàng trăm trường hợp, số tiền chưa được thống kê nhưng theo ước tính là không hề nhỏ.
Vụ việc hiện đang được Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Bình tiếp tục điều tra, làm rõ.
Đặng Tài
Theo Dantri
Bắt hai đối tượng trục lợi hơn 8,3 tỷ tiền hoàn thuế GTGT
Bằng thủ đoạn móc nối với "con buôn", lập hồ sơ khống xuất khẩu hàng hóa tại 2 cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh), Cha Lo (Quảng Bình), hai đối tượng đứng đầu của một công ty ma tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã rút trót lọt hơn 8,3 tỷ đồng tiền hoàn thuế GTGT.
Chiều 22/7, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ (PC46), Công an Hà Tĩnh đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Lê Đình Quốc - Giám đốc và Nguyễn Quang Chung Phó giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu SCI vì đã có hành vi cấu kết lập hồ sơ khống trục lợi số tiền nói trên.
Đại tá Phạm Văn An, Trưởng phòng PC46, Công an Hà Tĩnh cho biết, năm 2014, Nguyễn Quang Chung (SN 1982, trú xã Sơn Diệm) đứng ra thành lập Công ty CP xuất nhập khẩu SCI (Công ty SCI), thuê Lê Đình Quốc (SN 1991) làm giám đốc. Sau khi lập công ty, Chung và Quốc đã móc nối với một số chủ xe thường xuyên vận chuyển hàng hóa xuất khẩu sang Lào cho các tư thương ở Diễn Châu (Nghệ An) thỏa thuận làm ăn.
Cổng kiểm soát giữa Khu kinh tế Cầu Treo và nội địa tại huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh
Theo đó, khi có hàng, các chủ xe điện thoại thông báo cho Chung số lượng và chủng loại hàng sắp sửa thông quan tại Cầu Treo. Có được thông tin này, Quốc - Chung đã kê khai hàng hóa đó trên tờ khai hải quan điện tử thành hàng hóa chuẩn bị xuất cảnh của SCI. Để tạo sự tin cậy của Chi cục Hải quan Cầu Treo, Chung trực tiếp hoàn tất các thủ tục xuất hàng. Khi hàng thông quan qua biên giới trót lọt, Quốc, Chung sang Lào ký hợp đồng khống bán hàng với Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu sản phẩm SP (Công ty SP) có trụ sở tại bản Phong Pheng, huyện Khăm Cợt, tỉnh Bô-ly-khăm-xay. Để hợp thức hóa các thủ tục thanh toán tiền hàng, cả hai đối tượng này nộp tiền vào tài khoản của Công ty SP tại Ngân hàng Lào Development Bank ở thị trấn Lạc Xao. Sau đó, hai đối tượng này lại nhờ hệ thống ngân hàng bạn chuyển tiền ngược trở về Việt Nam thông qua Ngân hàng Ngoại thương.
Với mánh khóe nêu trên, từ năm 2014 đến đầu 2015, Lê Đình Quốc và Nguyễn Quang Chung đã mở 104 tờ khai hải quan khống tại Cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) trị giá hàng hóa xuất khẩu xấp xỉ 5,1 triệu USD; 10 tờ khai hàng hóa xuất khẩu khác tại Cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình) có tổng giá trị hàng hóa hơn 6,9 triệu USD.
Sau khi "biến" hàng hóa từ các đối tượng móc nối thành hàng của SCI, Quốc và Chung tiến hành mua hóa đơn đầu vào của 11 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh, Nghệ An và TP Hồ Chí Minh với tổng số giá trị hàng hóa hơn 133,4 tỷ đồng để hợp thức các thủ tục qua mắt nhà chức trách trong việc hoàn thuế.
Với thủ đoạn khá tinh vi này, SCI qua mặt Chi cục Hải quan Cầu Treo, Cục thuế Hà Tĩnh tạo dựng 3 bộ hồ sơ xin hoàn thuế và đã thành công. Tổng cộng số tiền mà SCI đã được hoàn thuế, thực chất là rút khống tiền nhà nước lên đến trên 8,3 tỷ đồng.
Theo một cán bộ trực tiếp điều tra vụ án thuộc Phòng PC 46 Công an Hà Tĩnh, việc SCI qua mặt được nhiều cơ quan chức năng để trục lợi số tiền trên rõ ràng có trách nhiệm yếu kém, thậm chí có sự tiếp tay, đồng lõa của cán bộ hải quan lẫn cơ quan thuế Hà Tĩnh. "Chúng tôi không biết họ kiểm tra, thanh tra cái gì, nhưng SCI là một công ty ma, không bến bãi, kho chứa hàng hóa. Một công ty vừa mới thành lập lại có khả năng mở tờ khai xuất khẩu lượng lớn hàng hóa lớn một cách bất thường nhưng các đơn vị nghiệp vụ này không phát hiện ra. Nguy hại hơn, khi làm thủ tục hoàn thuế, đáng lẽ họ phải yêu cầu phía doanh nghiệp cung cấp nhiều hợp đồng phụ trong đó có cả hợp đồng vận chuyển vật liệu, nhưng họ không làm. Nếu các đơn vị liên quan làm chặt chẽ sẽ không có chuyện SCI rút được lượng tiền lớn như thế của nhà nước"- vị cán bộ này đặt nghi vấn.
Văn Dũng - Tiến Hiệp
Theo dantri
Khởi tố vụ 8 doanh nghiệp "ma" chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng Đối tượng dùng nguồn hàng cũ, trôi nổi trên thị trường, sau đó được hợp thức trên hợp đồng mua bán là hàng mới 100%, có nguồn gốc Nhật, Mỹ, Đức để chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng. Con dấu và hóa đơn các đối tượng sử dụng để chiếm đoạt tài sản. Chiều 28.5, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản...