Giả danh cán bộ quân đội để lừa đảo
Một số đối tượng giả danh là cán bộ hậu cần của các đơn vị quân đội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Thời gian gần đây, nhiều người dân tại Quảng Ngãi đã trở thành nạn nhân của một chiêu trò lừa đảo tinh vi, khi kẻ gian giả danh cán bộ quân đội để chiếm đoạt tài sản.
Đơn cử trường hợp của bà N.T.T. (61 tuổi), chủ một cửa hàng tạp hóa tại thành phố Quảng Ngãi, đã bị lừa đảo sau khi nhận được cuộc gọi từ một người tự xưng là cán bộ quân đội. Người này yêu cầu bà T. mua một số hàng hóa thiết yếu chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Đối tượng lừa đảo sử dụng hình ảnh, giấy tờ giả danh cán bộ quân đội để lừa đảo (Ảnh: Công an Quảng Ngãi).
Đối tượng đã sử dụng tài khoản Zalo với ảnh đại diện là quân nhân để kết bạn với bà T. và đặt mua nhiều loại hàng hóa khác nhau. Để tạo lòng tin, kẻ lừa đảo còn cung cấp giấy tờ giả và chuyển tiền đặt cọc.
Tuy nhiên, trong số hàng hóa đặt mua có một số mặt hàng bà T. không có sẵn, và đối tượng đã giới thiệu nơi mua với giá rẻ. Tin tưởng vào lời giới thiệu, bà T. đã chuyển tiền đặt cọc và bị lừa mất 50 triệu đồng.
Bà T. chia sẻ: “Tôi liên hệ với doanh nghiệp mà đối tượng lừa đảo giới thiệu để đặt hàng. Sau đó tôi chuyển tiền đặt cọc mua hàng. Nhận được tiền, cả doanh nghiệp bán hàng và người xưng là cán bộ quân đội đều cắt đứt liên lạc với tôi”.
Tương tự, bà H.T.K.A. (65 tuổi), chủ cửa hàng gạo tại phường Trần Phú, thành phố Quảng Ngãi, cũng trở thành nạn nhân của chiêu trò này.
Bà A. nói: “Do tin tưởng các thông tin, giấy tờ liên quan được gửi qua Zalo nên tôi đã giao hàng theo yêu cầu. Sau đó tôi mới biết mình bị lừa”.
Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, gần đây có nhiều người dân trình báo bị đối tượng giả danh cán bộ quân đội lừa đảo. Thủ đoạn này không mới nhưng vẫn có nhiều chủ cơ sở kinh doanh chủ quan và bị lừa.
Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Quảng Ngãi khuyến cáo người dân cần cảnh giác với những người tự xưng là quân nhân, cán bộ công an liên hệ mua hàng hóa.
Phòng này lưu ý, trong trường hợp nghi vấn, người dân cần báo cho cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ và xử lý kịp thời.
Người tự xưng sư thầy 'Thích Tâm Phúc' rút kháng cáo
Bị cáo Nguyễn Minh Phúc (người tự xưng sư thầy Thích Tâm Phúc) đã có đơn rút kháng cáo, chấp nhận mức án mà tòa cấp sơ thẩm đã tuyên.
Ngày 9.10, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, bị cáo Nguyễn Minh Phúc (người tự xưng sư thầy Thích Tâm Phúc) đã có đơn rút kháng cáo, chấp nhận mức án mà tòa cấp sơ thẩm đã tuyên.
Xử sơ thẩm hôm 6.8, TAND H.Củ Chi (TP.HCM) tuyên phạt bị cáo Nguyễn Minh Phúc mức án 3 năm 6 tháng tù về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và 4 năm 6 tháng tù về tội "sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức". Tổng hợp hình phạt cho cả 2 tội danh là 8 năm tù.
HĐXX tuyên tịch thu những giấy tờ giả nói trên cùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả, lưu vào hồ sơ vụ án.
Về trách nhiệm dân sự, chị của bị cáo Nguyễn Minh Phúc đã nộp khắc phục hậu quả 70 triệu đồng. Do đó, bị hại là bà L.T.H.T (ở huyện Hóc Môn) liên hệ với Chi cục Thi hành án dân sự H.Củ Chi để nhận lại tiền đã bị chiếm đoạt. Ngay sau đó, ông Phúc nộp đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Bị cáo Nguyễn Minh Phúc (người tự xưng sư thầy Thích Tâm Phúc) tại tòa sơ thẩm. ẢNH: DƯƠNG TRANG
Tòa cấp sơ thẩm nhận định, có đủ căn cứ xác định, Nguyễn Minh Phúc đã thông qua mạng xã hội để làm giả 6 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được tách thửa và chiếm đoạt số tiền 70 triệu đồng của bà L.T.H.T vào 2 ngày 7.10.2022 và 8.2.2023.
Người tự xưng 'sư thầy Thích Tâm Phúc' rút kháng cáo
HĐXX đánh giá hành vi của bị cáo ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại địa phương, gây hoang mang tâm lý người dân; xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác thông qua việc chiếm đoạt 70 triệu đồng của bà T.
HĐXX cũng ghi nhận các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo Phúc như: thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải và chị của bị cáo nộp 70 triệu đồng khắc phục hậu quả. Bản thân bị cáo Phúc có nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự.
Hồ sơ vụ án thể hiện, năm 2021, bà T. mua một thửa đất hơn 420 mét vuông tại H.Củ Chi, với giá 2,4 tỉ đồng nhưng chưa làm thủ tục tách thửa được. Năm 2022, bà T. thông qua một người giới thiệu và quen biết Phúc để nhờ làm thủ tục tách một thửa đất thành hai thửa đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất riêng, thì Phúc đồng ý.
Mặc dù không có chức năng để làm thủ tục tách thửa đất, nhưng có quen biết và nhiều lần thuê người làm giấy tờ giả, bằng cấp giả để tạo lòng tin tôn giáo nhằm lừa đảo người khác nên Phúc đồng ý nhận làm thủ tục tách thửa đất theo yêu cầu của bà T., với chi phí là 135 triệu đồng, Phúc nhận trước 70 triệu đồng.
Nguyễn Minh Phúc thuê làm hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả, Phúc đưa cho bà T. một giấy chứng nhận giả, còn một giấy chứng nhận giả và một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thật của bà T. thì Phúc cất vào két sắt, đợi khi bà T. đưa hết 65 triệu đồng còn lại, Phúc mới đưa.
Quá trình điều tra, Nguyễn Minh Phúc đã nộp cho Cơ quan CSĐT Công an H.Củ Chi nhiều giấy tờ giả liên quan đến bằng cấp về tôn giáo, gồm: bằng thạc sĩ luật kinh tế, tiến sĩ ngành luật tôn giáo, giấy chứng nhận tăng ni và giấy chứng điệp thọ giới.
Công an TP Phú Quốc bắt đối tượng dùng giấy giả để bán đất Tối 19/7, Thượng tá Trương Sa My, Phó trưởng Công an TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, Cơ quan CSĐT Công an thành phố vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tam giam đối với Phan Thị Nu (SN 1962, thường trú ấp An Thới, thị trấn Tiệm Tôm, huyện Ba Tri, tỉnh Biến Tre)...