Giả danh cán bộ Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Công an huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) đang xác minh 2 vụ việc có dấu hiệu giả danh cán bộ Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra trên địa bàn.
Vào khoảng 11h ngày 11/4, một người dân trên địa bàn ấp Phương Quới C, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp đang sử dụng xung điện để đánh bắt thủy sản trái phép trên tuyến kênh thủy lợi gần nhà thì bất ngờ có một nam thanh niên lạ mặt đi đến và tự xưng là Công an, đang công tác Đội An ninh Công an huyện Phụng Hiệp.
Lúc này, nam thanh niên trên yêu cầu người vi phạm đưa 2 triệu đồng và hẹn ngày hôm sau đến Công an xã Vị Bình ( huyện Vị Thủy) để làm thủ tục đóng phạt. Tuy nhiên, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, người vi phạm năn nỉ giảm mức tiền phạt, sau đó nam thanh niên trên đồng ý và nhận 500.000 đồng của người vi phạm rồi nhanh chóng rời đi.
Hình ảnh thanh niên giả danh cán bộ Công an để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân. (Ảnh: Người dân cung cấp)
Video đang HOT
Tiếp đến, vào khoảng 10h ngày 14/4, một chủ cơ sở kinh doanh tại ấp Mỹ Lợi (thị trấn Cây Dương) nhận được điện thoại từ một người phụ nữ tự xưng là Công an và đang công tác tại Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an huyện Phụng Hiệp. Sau khi xác nhận thông tin của chủ cơ sở, người phụ nữ này thông báo đến ngày 25/4, Công an tỉnh Hậu Giang có tổ chức phối hợp với Công an huyện tổ chức lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ công tác phòng cháy, chữa cháy cho các hộ kinh doanh; đồng thời viện dẫn lý do thời gian tập huấn ngắn nên cơ quan Công an có chuyển một bưu phẩm gồm các tài liệu và thư mời tập huấn để chuyển phát nhanh cho chủ cơ sở.
Lúc này, người phụ nữ yêu cầu chủ cơ sở cần đóng 490.000 đồng khi nhận bưu phẩm để làm lệ phí để cấp giấy chứng sau khi tập huấn xong. Nếu có vấn đề thắc mắc, người phụ nữ này yêu cầu chủ cơ sở đến liên hệ Công an huyện Phụng Hiệp để được hỗ trợ. Do nghi ngờ người phụ nữ này có dấu hiệu lừa đảo nên chủ cơ sở đã trình báo với Công an huyện thì phát hiện không có sự việc thông báo tập huấn trên.
Lãnh đạo Công an huyện Phụng Hiệp cho biết, đây là những phương thức giả danh cơ quan Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy hình thức lừa đảo không mới, tuy nhiên đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của lực lượng Công an và thiệt hại tài sản cho các cơ quan, tổ chức và nhân dân trên địa bàn.
Công an huyện Phụng Hiệp đề nghị các cơ quan, tổ chức và nhân dân cần cảnh giác và giữ bình tĩnh khi nhận được các cuộc gọi điện thoại từ người lạ, tự xưng cán bộ Công an, không cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản hoặc chuyển tiền theo yêu cầu của các đối tượng này. Trường hợp nghi ngờ có đối tượng giả danh Công an, các cơ quan, tổ chức và người dân trên địa bàn cần nhanh chóng trình báo với cơ quan Công an nơi gần nhất để xử lý kịp thời.
Hà Nội: Tái diễn mạo danh Công an, gọi điện lừa hơn 1 tỷ đồng
Theo Cơ quan Công an, bị hại dễ bị mắc bẫy đối tượng do không thường xuyên cập nhật cảnh báo của cơ quan chức năng.
Chỉ khi chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng cho đối tượng mới biết mình bị lừa đảo.
Ngày 5/12, Công an huyện Mê Linh, Hà Nội cho biết, đang xác minh, điều tra vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền là trên 1 tỷ đồng.
Trước đó, Công an huyện Mê Linh tiếp nhận đơn trình báo của chị H (SN 1993), trú tại huyện Mê Linh về việc H có nhận được điện thoại của một đối tượng thông báo chị có khoản vay chưa trả là 38 triệu đồng. Sau đó, H được kết nối điện thoại với một đối tượng tự giới thiệu là cán bộ Công an. Đối tượng này nói H phải cung cấp thông tin để kiểm tra.
Cơ quan Công an đã đưa ra nhiều cảnh báo lừa đảo qua điện thoại.
Không chút nghi ngờ, chị H làm theo hướng dẫn và chuyển trên 1 tỷ đồng vào tài khoản do các đối tượng cung cấp. Khi chuyển xong, chị H mới biết đã bị lừa và đến Cơ quan Công an trình báo. Công an TP Hà Nội đề nghị, người dân cần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về các thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu. Mặc dù đã có rất nhiều cảnh báo về thủ đoạn giả danh cơ quan Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng vẫn còn có người sập bẫy của các đối tượng.
Để làm việc với người dân, Cơ quan Công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua Công an địa phương; tuyệt đối không yêu cầu công dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, nhân dân cần báo ngay cho Cơ quan Công an nơi gần nhất
Thêm người sập bẫy công an dỏm, bị lừa hơn một tỷ đồng Nhận được điện thoại của một người tự xưng cán bộ công an, chị H. làm theo hướng dẫn và chuyển khoản 1,1 tỷ đồng. Công an huyện Mê Linh, Hà Nội, cho biết đang điều tra xác minh vụ giả danh cán bộ công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền hơn 1,1 tỷ đồng. Người gửi đơn trình...