Giả danh cán bộ Bộ Thông tin và Truyền thông và Công an TP Đà Nẵng để lừa đảo
Chiều 8/9, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Tây Ninh đã tiếp nhận tin báo của ông N.P.L (SN 1965, ngụ TP Tây Ninh) về bị kẻ gian giả danh cán bộ Bộ Thông tin và Truyền thông và Công an TP Đà Nẵng để lừa đảo.
Nạn nhân trình báo sự việc cho cán bộ Công an.
Ông L kể lại, lúc 11h42 ngày 7/9, ông L. nhận được cuộc gọi từ số điện thoại 0942248631 tự xưng là cán bộ của Bộ Thông tin và Truyền thông nói thuê bao của ông sắp bị khóa 2 chiều. Đối tượng đưa ra lý do rằng, do ông L. đã đăng ký 1 số điện thoại khác để vận động quyên góp từ thiện với số tiền hơn 60 triệu đồng nhưng không giải ngân. Hiện, Công an TP Đà Nẵng đang thụ lý vụ việc.
Đến 14h39 cùng ngày, ông L. tiếp tục nhận được cuộc gọi từ số điện thoại 16442363822300 tự xưng là Đại úy Duy Mạnh Hùng, cán bộ phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Đà Nẵng, đang thụ lý hồ sơ vụ việc của ông L.
Đối tượng này đe dọa, ông L. có hành vi lừa đảo dưới hình thức vận động từ thiện 60.850.000đ và yêu cầu nạn nhân đến Công an TP Đà Nẵng để lấy lời khai. Ông L. nói không thể đến được thì đối tượng nói sẽ xin ý kiến cấp trên và chuyển máy qua cho người tự xưng là Trung tá Đặng Hoàng Sơn, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Đà Nẵng.
Đối tượng tự xưng tên Sơn tiếp tục đe dọa, ông L. còn liên quan đến đường dây mua bán trái phép chất ma túy và rửa tiền. Chúng yêu cầu triệu tập ông L. về Công an TP Đà Nẵng để bắt tạm giam 3 tháng về hành vi trên. Đồng thời, chúng yêu cầu ông L, cung cấp các thông tin về tài sản của L. nhưng không được cung cấp thông tin về vụ việc làm việc trên cho người khác biết. Tiếp đó, chúng yêu cầu ông L. rút hết số tiền tiết kiệm để đưa cho cơ quan điều tra tạm giữ, phục vụ công tác điều tra.
Video đang HOT
Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Tây Ninh, khuyến cáo: Hiện nay, nhiều đối tượng đã giả danh Công an, cán bộ Viện Kiểm sát…gọi điện thoại cho người dân dọa liên quan đến đường dây rửa tiền, buôn bán ma túy…để lừa đảo. Tiếp đó, chúng yêu cầu người dân chuyển tiền đảm bảo, bảo lãnh rồi chiếm đoạt. Thời gian qua, một số người dân vẫn chưa thực sự hiểu rõ về thủ đoạn trên. Do vậy, họ hoang mang và bị đối tượng gọi điện, lừa đảo chuyển tiền rồi chiếm đoạt.
Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng VI bị khởi tố, tạm giam về tội "Nhận hối lộ"
Chỉ trong 8 tháng năm 2023, với sự "giúp đỡ" của các lãnh đạo và cán bộ của Chi cục Thú y vùng VI, doanh nghiệp đã nhập khẩu trót lọt hơn 77.400 tấn hàng, trị giá hơn 950 tỷ đồng.
Các lãnh đạo, cán bộ của Chi cục Thú y vùng VI đã nhận nhiều tỷ đồng để chia nhau...
Ngày 8/9, nguồn tin Công an TP Hồ Chí Minh cho biết đã khởi tố vụ án "Buôn lậu", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ" liên quan đến sai phạm xảy ra tại Chi cục Thú y vùng VI, Trạm Kiểm dịch động vật Cảng - Bưu Điện (thuộc Chi cục Thú y vùng VI), Công ty TNHH Xuất nhập khẩu dinh dưỡng Hoàng Sa (trụ sở tại quận 1, TP Hồ Chí Minh).
Đồng thời, Công an TP Hồ Chí Minh đã khởi tố bị can đối với Bạch Đức Lữu (Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng VI), Lý Hoài Vũ (Phó Chi cục trưởng), Nguyễn Minh Thành (nhân viên thuộc Chi cục Thú y vùng VI), Trần Trung Nhân (Trạm trưởng Trạm Kiểm dịch động vật Cảng - Bưu Điện), Nguyễn Văn Trung (Kiểm dịch viên Trạm Kiểm dịch động vật Cảng - Bưu Điện) về tội "Nhận hối lộ".
Bị can Bạch Đức Lữu, Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng VI.
Các bị can Trần Nguyên Bình, Đỗ Thùy Nhung bị khởi tố về tội "Đưa hối lộ", "Buôn lậu". Bị can Đặng Minh Đức, Huỳnh Văn Thịnh, Nguyễn Thị Kiều Thi, Trần Thị Thanh Luyến, Nguyễn Thị Hiền cùng bị khởi tố về tội "Buôn lậu".
Theo thông tin ban đầu, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu dinh dưỡng Hoàng Sa do vợ chồng Trần Nguyên Bình, Đỗ Thùy Nhung thành lập, thuê Trần Thị Thanh Luyến làm giám đốc.
Bị can Lý Hoài Vũ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng VI.
Ngoài ra, vợ chồng Trần Nguyên Bình còn lập thêm 5 công ty: Công ty TNHH Phát triển xuất nhập khẩu Hồng Hà, Công ty TNHH Nông nghiệp Phù Sa, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu tổng hợp Phù Sa, Công ty TNHH Thương mại Quốc tế LTC, Công ty TNHH Đại lý giao nhận Domino.
Bình và Nhung lập ra nhiều công ty như vậy nhằm mục đích để nhập khẩu trái phép các sản phẩm bột hồng cầu, bột xương loài động vật nhai lại (bò, cừu...) ở các quốc gia Châu Âu không được nhập vào Việt Nam (các quốc gia từng có dịch bệnh bò điên, nguy cơ dịch bệnh bò điên) về bán cho các xưởng, nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam, nhằm thu lợi bất chính.
Để thực hiện trót lọt hành vi phạm tội, Trần Nguyên Bình và Đỗ Thùy Nhung đã chỉ đạo cho các nhân viên thực hiện hàng loạt hành vi phạm tội, như: Sửa nội dung khai báo hải quan rằng sản phẩm nhập khẩu là bột hồng cầu heo (trong khi hàng nhập là bột hồng cầu bò...), sửa thông tin nguồn gốc xuất xứ; làm giả giấy chứng nhận y tế của nước xuất khẩu; chuẩn bị sẵn mẫu đạt chuẩn để móc nối, giao cho kiểm dịch viên kiểm dịch, trong khi đúng quy trình lấy mẫu là kiểm dịch viên phải trực tiếp đi xuống cảng cắt seal để lấy mẫu xét nghiệm kiểm dịch nhằm cho ra kết quả kiểm dịch đủ điều kiện (không có ADN bò) để thông quan.
Trụ sở Chi cục Thú y vùng VI, ở Hoàng Văn Thụ, phường 4, quận Tân Bình.
Chỉ trong 8 tháng năm 2023, Bình và Nhung đã nhập khẩu trót lọt hơn 77.400 tấn hàng, trị giá hơn 950 tỷ đồng. Sau khi nhập hàng về, hai người này móc nối, đưa tiền cho Trạm trưởng Trạm Kiểm dịch động vật Cảng - Bưu Điện Trần Trung Nhân để được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đủ điều kiện để làm thủ tục thông quan.
Ngoài nhận tiền của Nhung và Bình, Trần Trung Nhân còn nhận tiền của một số công ty khác tại nhiều tỉnh, thành. Sau đó, Nhân chia lại cho Bạch Đức Lữu khoảng 4,6 tỷ đồng; Lý Hoài Vũ khoảng 3,2 tỷ đồng; những kiểm dịch viên trong trạm được chia tổng cộng khoảng 3,3 tỷ đồng, riêng Nhân được hưởng 1,9 tỷ đồng.
Vụ án vẫn đang được Công an TP Hồ Chí Minh phối hợp với Công an các tỉnh, thành khác để mở rộng điều tra, xử lý triệt để.
Liên quan đến vụ án này, ngày 7/9, tại cuộc họp định kỳ của Thường trực Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực TP Hồ Chí Minh do đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy chủ trì, Thường trực Ban Chỉ đạo đã thống nhất đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo đối với vụ án "Buôn lậu", "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại Chi cục Thú y vùng VI, Trạm Kiểm dịch động vật Cảng - Bưu Điện liên quan đến việc nhập khẩu trái phép hàng hóa là sản phẩm động vật nhai lại (bột hồng cầu, bột xương bò, cừu...) có xuất xứ từ các quốc gia thuộc diện quy định không được nhập về Việt Nam
Trật tự đô thị 'làm luật' người bán hàng rong - Bài cuối: Cận cảnh việc nhận tiền người vi phạm Khoảng 21 giờ đêm, khi cán bộ trật tự đô thị ra giá, lấy tiền để trả xe lôi tự chế tại chốt thì bị trinh sát Công an huyện Hóc Môn bắt quả tang. Trên số báo trước, chúng tôi thông tin việc ông Q bị bắt xe chở rau củ quả và ông Phan Ngọc Sơn, tổ phó tổ Trật tự...