Giả danh cán bộ Bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tiền
Khi người dân nói không nợ cước điện thoại thì đầu dây bên kia xưng là cán bộ Bộ Công an thông báo nạn nhân đang tham gia vào đường dây buôn bán ma tuý và rửa tiền..
Chiều 3.9, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội ( PC45), Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đã bắt, tạm giữ hình sự Nguyễn Hữu Thu (26 tuổi) và Phạm Đình Luận (24 tuổi, cùng trú huyện Lương Tài, Bắc Ninh) có hành vi giả danh cán bộ công an và nhân viên viễn thông thông báo nợ cước điện thoại rồi chiếm đoạt tài sản.
Hai nghi can Luận và Thu.
Từ giữa tháng 8.2017, Phòng PC4, Công an tỉnh Nghệ An nhận được đơn trình báo của người dân về việc bị một nhóm đối tượng giả danh cán bộ Bộ Công an và nhân viên viễn thông gọi vào số điện thoại bàn thông báo nợ cước điện thoại.
Khi người dân nói không nợ thì đầu dây bên kia xưng là cán bộ Bộ Công an thông báo nạn nhân đang tham gia vào đường dây buôn bán ma tuý và rửa tiền… Nhóm đối tượng này yêu cầu nạn nhân rút tiền trong tài khoản, sổ tiết kiệm trong ngân hàng rồi chuyển vào số tài khoản của chúng để chiếm đoạt tiền. Số tiền của nhiều người dân ở Nghệ An bị chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng.
Video đang HOT
Nhận được trình báo, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Phòng PC45,Công an tỉnh Nghệ An vào cuộc điều tra, xác định các đối tượng sử dụng giao thức truyền giọng nói qua Internet (VoIP), hiển thị số điện thoại “ảo” có đầu số trùng với đầu số 113 của cảnh sát.
Bằng các truy xuất nguồn gốc các tài khoản ngân hàng mà các bị hại gửi tiền theo hướng dẫn của các đối tượng lừa đảo, Đội cảnh sát điều tra tội phạm sử dụng công nghệ cao đã lần ra manh mối của Thu và Luận.
Tang vật công an thu giữ.
Hai nghi can Thu và Luận bị bắt khi đang thuê phòng nghỉ cùng nhau tại tỉnh Hưng Yên rồi di lý về Nghệ An.
Bước đầu Thu và Luận khai nhận được một người đàn ông tên Phi đang ở Đài Loan thuê mở hoặc thu gom thẻ ngân hàng với giá 1 triệu đồng/thẻ. Sau đó, Phi thuê Luận và Thu rút số tiền lớn từ các tài khoản kể trên và chuyển cho một đối tượng thứ ba. Cứ mỗi lần rút tiền, Thu và Luận được hưởng một số tiền nhất định theo thỏa thuận từ trước.
Khám xét nơi ở của Thu và Luận, cảnh sát thu giữ nhiều điện thoại di động, thiết bị thu phát sóng Internet, nhiều thẻ ngân hàng, hộ chiếu, sim điện thoại, máy tính xách tay cùng một số lượng lớn tiền mặt.
Theo Đ.Lam ( Pháp luật TP.HCM)
Giả "người của Công an Bộ" lừa tiền qua điện thoại
Mạo nhận là "Công an Bộ" đang điều tra về đường dây rửa tiền, đối tượng yêu cầu bị hại chuyển tiền vào tài khoản để "chứng minh trong sạch" rồi cắt đứt liên lạc.
Chiều 9.8, đại tá Hà Khắc Nghinh - Trưởng Công an huyện Cư M'gar (tỉnh Đắk Lắk) cho biết vừa nhận đơn và đang điều tra làm rõ vụ việc chị N.T.V.V (SN 1980, ngụ xã Cư Suê, Cư M'gar) trình báo bị đối tượng xưng là "Công an Bộ" lừa nộp 17 triệu đồng.
Theo trình báo của chị V, sáng 4.8 chị nhận được điện thoại của một người lạ từ số máy 17999999. Người này tự nhận là nhân viên tổng đài và thông báo số thuê bao điện thoại của chị đang dùng có nợ cước số tiền 8,97 triệu đồng. Chị V thắc mắc thì đối tượng này nói có người lạm dụng số thuê bao trên, lấy thông tin cá nhân của chị và yêu cầu chị báo với cơ quan công an.
Bị hại tại cơ quan công an.
Sau đó, có nhiều cuộc điện thoại với các đầu số 3379725***, 31113044***, 3111304***... tự nhận là "người của Công an Bộ" nói đang điều tra một đường dây liên quan đến hành vi rửa tiền. Qua đó, đối tượng tiết lộ với chị V là đã bắt được 2 người trong đường dây và 2 người này đã khai chị V là người cầm đầu, nói chị đã nhận 200 triệu đồng tiền hoa hồng.
Đồng thời, đối tượng tự xưng "Công an Bộ" không quên đe dọa tinh thần, nói chị V đã phạm pháp nghiêm trọng. Nếu muốn chứng minh mình trong sạch thì chị phải chuyển một số tiền vào số tài khoản 0691000383385 tại Ngân hàng Vietcombank (chi nhánh Cầu Giấy, Hà Nội - đứng tên chủ tài khoản là Phạm Đình Phi) để xác minh, khi điều tra xong sẽ trả lại tiền.
Khi chị V chuyển tiền xong rồi mới nghi mình bị lừa và yêu cầu ngân hàng kiểm tra lại tài khoản đã chuyển tiền vào thì nhận được thông báo "Số tiền trên đã được khách hàng rút khỏi tài khoản".
Theo Công an xã Cư Suê, ngoài chị V, trong ngày 4.8, có 3 người dân trên địa bàn cũng bị gọi đến hù dọa, yêu cầu chuyển tiền nhưng rất may không ai mắc lừa.
Theo Danviet
Bắt nhóm đối tượng "rút hộ" tiền cho người Trung Quốc Phòng CSHS CA TP.Hà Nội phối hợp cùng CAQ Long Biên vừa đấu tranh, làm rõ hành vi của 6 đối tượng cùng trú ở huyện Phục Hòa, Cao Bằng, bị đối tượng người Trung Quốc lợi dụng, tham gia thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền. Theo tài liệu của CQĐT, sáng 2.6, bà Mai (57 tuổi, trú tại khu đô thị...