Giả dạng Vệ binh Quốc gia đối phó biểu tình
Gregory Wong, 31 tuổi, bị bắt vì đóng giả Vệ binh Quốc gia trà trộn vào hàng ngũ binh sĩ được triển khai đối phó biểu tình ở Los Angeles.
Gregory Wong tối 1/6 mặc trang phục giống quân phục của Vệ binh Quốc gia, mang theo một khẩu súng trường và lái xe đến trung tâm thành phố Los Angeles, bang California, Mỹ. Người đàn ông 31 tuổi này sau đó lọt vào hàng ngũ vệ binh đang làm nhiệm vụ duy trì trật tự trước các cuộc cướp phá xảy ra gần khu vực biển tình ôn hòa.
Một số vệ binh phát hiện ra “kẻ giả dạng” và báo cảnh sát. Wong bị bắt vào khoảng 1h30 sáng 2/6 với cáo buộc tàng trữ vũ khí trái phép. Các nguồn tin cho biết Wong từng là thành viên Vệ binh Quốc gia, khẩu súng trường anh ta mang theo là “súng ma”, vũ khí tự ráp tại nhà, không có số đăng ký.
Video đang HOT
Gregory Wong. Ảnh: ABC7.
Thống đốc California Gavin Newsom nói ít nhất 4.500 vệ binh quốc gia đã được triển khai trên toàn bang, chủ yếu ở vùng Nam California, nhằm đảm bảo hòa bình cho hàng nghìn người tham gia biểu tình sau cái chết của người da màu George Floyd. Vệ binh Quốc gia chủ yếu bảo vệ các địa điểm của thành phố Los Angeles để cảnh sát rảnh tay kiểm soát đám đông.
Phần lớn các cuộc biểu tình tại bang California diễn ra ôn hòa, song một số lợi dụng khu vực tập trung đông người để cướp phá các cửa hàng. Một số cuộc biểu tình có hành vi bạo lực như ném đá và phóng hỏa.
Biểu tình “tôi không thể thở” bùng phát tại nhiều nơi ở Mỹ để phản đối cảnh sát dùng vũ lực khiến Floyd chết. Ít nhất 40 thành phố của Mỹ áp lệnh giới nghiêm để đối phó với các vụ bạo động, khoảng 17.000 Vệ binh Quốc gia được triển khai để hỗ trợ các cơ quan thực thi pháp luật ở Washington D.C. và 26 bang.
EU đánh giá cảnh sát Mỹ lạm quyền vụ George Floyd thiệt mạng
EU bị sốc và kinh hãi trước cái chết của công dân da đen Mỹ George Floyd khi bị cảnh sát Mỹ bắt giữ.
Trong phát biểu đầu tiên trước báo giới về các cuộc biểu tình bạo loạn đang diễn ra tại Mỹ vài ngày qua, Cao uỷ phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu, Josep Borrell ngày 2/6 cho biết, khối này bị sốc và kinh hãi trước cái chết của George Floyd và nhận định, đây là một sự lạm dụng quyền lực của cảnh sát Mỹ.
Hàng nghìn người đã xuống đường tập trung biểu tình tại Paris. Ảnh: Le Monde
"Ở châu Âu, cũng như nhiều người tại Mỹ, chúng tôi bị sốc và kinh hãi trước cái chết của George Floyd. Đây là một sự lạm dụng quyền lực và cần phải bị lên án. Nó cần phải bị đấu tranh tại Mỹ hay tại bất cứ nơi nào khác".
Cũng trong ngày 2/6, tại Đức, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã lên tiếng cho biết sẽ liên hệ với cảnh sát Mỹ về các cáo buộc là cảnh sát Mỹ đã tấn công các nhà báo Đức của tờ Deutsche Welle khi những người này đang đưa tin về cuộc biểu tình tại thành phố Minneapolis.
Đối với các cuộc biểu tình đang diễn ra trên khắp nước Mỹ, Ngoại trưởng Đức nhận định, các cuộc biểu tình này là hợp pháp và có thể hiểu được, đồng thời hy vọng những cuộc biểu tình này không dẫn đến bạo lực và sẽ tạo ra một số tác động tích cực.
Trong lúc này, phong trào xuống đường ủng hộ những người biểu tình tại Mỹ đã nhanh chóng lan rộng sang nhiều thành phố lớn tại châu Âu. Tại thủ đô Paris - Pháp, trong tối 2/6, hàng nghìn người đã xuống đường tập trung biểu tình trước trụ sở Cung tư pháp Paris, hô vang các khẩu hiệu đòi công lý cho George Floyd cũng như cho Adama Traore, một công dân Pháp da màu cũng bị thiệt mạng năm 2016 khi bị cảnh sát Pháp bắt giữ ở ngoại ô thủ đô Paris.
Tại châu Âu, Pháp là một trong những nước có tình trạng phân biệt chủng tộc và bạo lực cảnh sát căng thẳng nhất, giống như Mỹ, khi thường xuyên xảy ra các vụ đụng độ và bắt giữ bạo lực giữa cảnh sát với người da màu, đặc biệt là các thanh niên da màu sinh sống trong các khu vực ngoại ô.
Tại Anh, hàng trăm người cũng đã tiếp tục biểu tình trước trụ ở Đại sứ quán Mỹ tại London. Nhiều cuộc biểu tình khác thu hút hàng nghìn người cũng được tổ chức tại thủ đô Berlin (Đức), Dublin (Cộng hoà Ireland) hay các thành phố Cardiff (xứ Wales) và Manchester tại Anh.
Biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc và bạo lực cảnh sát tại Pháp Các cuộc biểu tình bắt nguồn từ vụ việc năm 2016, khi Adama Traoré, một thanh niên da đen, 24 tuổi, tử vong sau khi bị thẩm vấn. Ngày 2/6, trong ngày đầu tiên của giai đoạn 2 quá trình dỡ phong tỏa toàn quốc, hàng chục nghìn người Pháp đã tập trung biểu tình tại thủ đô Paris và các thành phố...