“Giá cước taxi tại Hà Nội cao bất hợp lý!”
Trao đổi với PV Dân trí, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội khẳng định: Không thể chấp nhận được phương án giảm giá cước mà Hiệp hội taxi Hà Nội đưa ra. Ông Liên cho rằng, giá cước taxi cần giảm xuống mức 9.500 đồng/km vì mức giá xăng dầu xuống thấp hơn năm 2009.
Sau khi giá xăng dầu trong nước giảm mạnh trong 2 tháng gần đây, dư luận rất kỳ vọng giá cước taxi giảm tương đương. Trước đó, trong ngày 19 – 20/2, Liên Bộ Giao Thông Vận Tải và Bộ Tài Chính cũng đốc thúc các doanh nghiệp (DN) taxi nhanh chóng giảm giá cước.
Tuy nhiên, trên thực tế qua khảo sát thị trường thì hầu hết các hãng taxi chưa chịu giảm cước, thông tin giảm giá cước cũng được nhiều hãng phớt lờ khi trả lời báo chí. Trong khi đó, theo thông tin từ Hiệp hội Taxi Hà Nội, thì phải trong 1 – 2 tuần tới, giá cước taxi mới giảm và mức giảm sẽ vào khoảng 300 đồng/km.
Mức giá các hãng niêm yết quá thiệt thòi cho người tiêu dùng.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội khẳng định: Không thể chấp nhận được phương án giảm giá cước mà Hiệp hội taxi Hà Nội đưa ra. Ông Liên cho rằng, giá cước taxi cần giảm xuống mức 9.500 đồng/km vì mức giá xăng dầu xuống thấp hơn năm 2009.
Thưa ông, chỉ trong 2 tháng, xăng dầu trong nước đã giảm hơn 2.200 đồng/lít, mức giá xăng hiện nay ở mức rất thấp nhưng tại sao giá cước vận tải taxi tại Hà Nội đang ở mức cao, không có chuyển biến gì?
Đúng là giá cước taxi ở Hà Nội hiện nay là bất hợp lý so với giá cước các loại hình vận tải và xu hướng giảm giá xăng dầu. Trước tết, chúng tôi đã cùng ngồi lại họp bàn với các bên và đưa ra Nghị quyết yêu cầu: nếu giá xăng dầu dưới 15.000 đồng, các DN taxi phải giảm giá cước.
Chúng tôi khẳng định sẽ dứt khoát yêu cầu các cơ quan liên quan gồm Bộ, ngành, các DN đưa ra các phương án giảm giá cước. Chắc chắn sáng thứ 2 tới (22/2), trong cuộc làm việc với Bộ Giao thông Vận tải chúng tôi sẽ đưa Nghị quyết này lên và quan điểm là, taxi phải giảm cước.
Đại diện Hiệp hội Taxi Hà Nội vừa cho biết, mức cước có thể giảm vào khoảng 300 đồng/km, theo ông, việc giảm giá này đã hợp lý chưa?
Không thể chấp nhận được với phương án chỉ giảm 300 đồng/km được. Chúng tôi ra nghị quyết hẳn hoi, nếu giá dưới 15.000 đồng, các hãng bắt buộc phải giảm giá cước.
Cá nhân tôi cũng như Hiệp hội đều khẳng định: không thể chần chừ được, nếu chần chừ phải có biện pháp cụ kiến quyết là xử phạt hành chính, bởi với giá cước 11.000 đồng đến 12.000 đồng/km như hiện nay, các hãng taxi đã có lãi rất lớn rồi. Nếu các hãng không giảm giá, cần cơ quan Thuế thanh tra để truy thu. Trong thời gian qua, chúng ta đã sử dụng nhiều hình thức đôn đốc, nhắc nhở các DN giảm cước, đã đến lúc các DN taxi cần chơi theo cuộc chơi của thị trường và lắng nghe người tiêu dùng.
Video đang HOT
Tôi nhớ rằng, năm 2009 mức giá xăng dầu ở mức 15.200 đồng/lít, cước taxi cũng chỉ 9.000 đồng. Hiện nay, giá xăng dầu ở dưới mức 14.000 đồng/lít thì không có lý do gì để giảm cước cả. Các DN đều đưa ra lý do: xăng dầu giảm nhỏ giọt để không giảm cước, hay chi phí đầu tư, phí xăng dầu hơn 30 – 40% khiến cước Taxi không thể giảm được đều là ngụy biện.
Hiện cước taxi tại Hà Nội đang ở mức 11.000 đồng – 12.000 đồng/km (cước mở cửa), mức giá này theo đánh giá của chúng tôi là đắt. Nếu xăng dầu giảm giá như hiện nay, theo tính toán của tôi, mức giá hợp lý cần hạ xuống từ 9.500 đến 10.000 đồng/km. Đấy là đối với xe bình dân, còn đối với những kiểu xe “chuồng gà” – cũ nát thì 9.000 đồng/km vẫn được coi là đắt.
Chính tôi và ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam đã trực tiếp thuê taxi đi trong ngày hôm nay để khảo sát giá và cho rằng, mức giá các hãng niêm yết quá thiệt thòi cho người tiêu dùng.
Các hãng đều lấy lý do quy trình xin giảm cước khó, kéo dài. Chi phí xăng dầu hiện vẫn chiếm trên 35% đến 40% giá cước. Bên cạnh đó, chi phí đầu vào lớn, khấu hao cao nên giá cước khó có thể giảm nhanh, ông bình có bình luận gì?
Các hãng nói phải vay mua xe, khấu hao rồi chi phí xăng dầu chiếm 30 – 40% là không đúng. Họ muốn kinh doanh gì thì cũng phải thực hiện theo cơ chế giá thị trường, chẳng nhẽ vay đầu tư xe đắt lại đi chiết khấu vào giá vé cho người dân.
Bên cạnh đó, lý do đưa ra chi phí xăng dầu chiếm tỷ lệ 30% – 40% giá cước là không đúng, đấy là cách tính cũ thời Liên Xô, còn xe bây giờ hiện đại rồi, các hãng xe đều có thiết kế với công suất tiêu thụ xăng dầu thấp, các xe chạy taxi đều có dung tích từ 1.0L – 1,5L thì sao có thể tính 30% – 40% cước là chi phí xăng dầu được.
Dứt khoát phải giảm giá để đảm bảo quyền lợi của người dân, cộng đồng và trách nhiệm xã hội, thu đúng, thu đủ chứ không nên bắt chẹt người dân.
Lần này chúng ta phải đấu tranh kiên quyết, không làm dứt điểm thì vô phương cứu chữa. Ý kiến của người dân là trên hết. Rất nhiều lần giá xăng dầu giảm xuống, các chuyên gia, cơ quan quản lý và người dân đưa ra ý kiến, phản ứng nhưng chưa ai làm gì được với giá taxi. Lần này phải kiên quyết lập lại trật tự giá cả, bắt đầu từ các hãng lớn để ổn định thị trường và tạo niềm tin trong dân.
Trân trọng cảm ơn ông!
Nguyễn Tuyền Thực hiện
Theo Dantri
"Tăng phí BOT không thể dựa trên giá xăng dầu giảm"
Chi phí vận tải ngoài phí xăng dầu còn tính cả đầu vào, phí cầu đường...nên không thể nói, giá xăng dầu giảm thì giá cước vận tải giảm để tăng phí BOT.
Chi phí vận tải ngoài phí xăng dầu còn tính cả đầu vào, phí cầu đường...nên không thể nói, giá xăng dầu giảm thì giá cước vận tải giảm để tăng phí BOT.
Phí qua các trạm BOT đang trở thành vấn đề nóng khi 23 trạm thu phí trên các tuyến đường đầu tư xây mới, nâng cấp theo hình thức đầu tư BOT chính thức điều chỉnh tăng mức phí theo hướng tăng cao kể từ ngày 1/1/2016. Nhiều doanh nghiệp vận tải lên tiếng cho rằng mức phí đường bộ như hiện nay là quá cao, ngoài sức chịu đựng của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp tìm cách né trạm BOT, đỉnh điểm các chủ xe, lái xe còn đưa xe vào đỗ tại hai làn thu phí phía Nam củaTrạm thu phí Quán Hàu (trên Quốc lộ 1A đoạn qua xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) vào sáng 4/1 để phản đối mức phí tăng quá cao gây ách tắc giao thông cục bộ.
Trong khi các doanh nghiệp vận tải oằn lưng cõng thêm phí thì các cơ quan quản lý nhà nước cũng đau đầu không kém. Ngày 25/12/2015, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã có công văn gửi Bộ Tài chính đề nghị lùi thời hạn tăng mức thu phí qua các trạm BOT đến 1/6/2016. Tuy nhiên, Bộ Tài chính không đồng ý. Mới đây, trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ GTVT, Nguyễn Hồng Trường lại nhìn nhận, tốc độ tăng trưởng mấy năm qua ổn định, giá xăng giảm, chi phí vận tải cũng giảm thì việc tăng phí vào thời điểm này là hợp lý.
Nhiều doanh nghiệp vận tải cho rằng, Phí BOT sau tăng như hiện nay là quá cao.
Để làm rõ những thông tin xung quanh việc tăng phí BOT, PV Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội và chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú.
Không thể nói giá xăng dầu giảm, cước vận tải giảm thì tăng phí BOT
Hiện nay nhiều doanh nghiệp vận tải cho rằng mức phí BOT sau tăng là quá cao? Ông nhìn nhận sao về việc này?
Chủ tịch HHVT HN Bùi Danh Liên: Hiện nay, phí đường bộ đang trong tình trạng phí chồng phí. Thậm chí phí đường bộ ở Việt Nam cao gấp nhiều lần so với một số quốc gia trong khu vực. Nhiều tuyến đường hiện nay có tình trạng phí cầu đường cao hơn phí xăng dầu là một sự bất hợp lý trong cơ cấu giá thành vận tải như hiện nay. Phí BOT cao là do đầu tư lớn và nguyên nhân mức đầu tư lớn là chưa khảo sát đánh giá đúng thực tế, các công trình thường hay đội vốn. Bên cạnh đó, thời gian qua, có thể thấy nhiều dự án đường mới được triển khai và nhiều tuyến đường được cải tạo bằng vốn BOT. Nhìn nhận thực tế, Bộ đưa hình thức đầu tư BOT vào quá nhiều dự án và đưa mức phí chưa căn cứ vào sức mua của người dân, chưa dựa vào thu nhập của người dân mà chỉ dựa vào đầu tư vốn lớn.
Có ý kiến cho rằng, việc tăng phí đường bộ do nếu không tăng sẽ phá vỡ phương án tài chính của nhà đầu tư. Bên cạnh đó hiện nay, tốc độ kinh tế phát triển ổn định, giá xăng dầu giảm, chi phí vận tải giảm thì phí tăng là hợp lý. Ông đánh giá sao về ý kiến này?
Chủ tịch HHVTHN Bùi Danh Liên: Chi phí vận tải phải tính cả đầu vào, phí BOT, phí xăng dầu...Trong đó, giá xăng dầu giảm tỉ lệ cấu thành không lớn nên không thể nói, giá xăng dầu giảm thì giá cước vận tải giảm mà phải thay đổi theo các quy định pháp luật hiện hành. Nếu chỉ nói giá xăng dầu thì tư duy cứng nhắc, lệch lạc. Vừa qua, Cục Quản lý Giá (Bộ Tài Chính) đưa ra tính toán xăng dầu chiếm 40% - 45% cơ cấu giá thành nhưng đánh giá đó hiện nay không đúng. Diễn biến cơ cấu giá hiện nay đã khác. Phải nói lại là chính phí đường bộ mới là gánh nặng đẩy cơ cấu giá thành vận tải lên, đẩy giá hàng hóa tăng lên cao.
Ông Bùi Danh Liên.
Vừa qua, Bộ GTVT có đề xuất lùi thời gian tăng phí đến tháng 6/2016 nhưng vì nhiều lý do Bộ Tài Chính không chấp thuận. Theo ông lý do Bộ Tài chính đưa ra là do Bộ GTVT có văn bản chậm, phải ban hành thông tư hướng dẫn, trong khi đó 23 trạm BOT đã tăng phí, vé đã in xong nên không thể lùi thời gian tăng phí BOT có hợp lý?
Chủ tịch HHVT HN Bùi Danh Liên: Bộ Tài chính đưa ra những lý do trên thể hiện sự không quan tâm dư luận, máy móc và vô lý.
Với cương vị Chủ tịch HHVT Hà Nội ông kiến nghị vấn đề gì xung quanh việc tăng phí BOT?
Chủ tịch HHVT HN Bùi Danh Liên: Kiến nghị nhà nước xem xét có lộ trình tăng giá phí phù hợp, giá xăng dầu giảm nhưng lại tăng các giá khác sẽ đẩy phí vận tải lên cao. Trong thời điểm như hiện nay cần tính đến phương án giám giá phí BOT.
Đã ký hợp đồng tăng phí BOT thì cần phải thực hiện
Ở góc nhìn một chuyên gia kinh tế, ông Vũ Vinh Phú có những nhìn nhận gì xung quanh việc tăng phí BOT vừa qua?
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú: Chuyện thu phí, tăng phí BOT đã ký hợp đồng với nhà đầu tư từ trước, án tại hồ sơ thì vẫn phải tăng theo lộ trình. Khi ký hợp đồng cần cân nhắc từ trước tất cả những tình huống xảy ra. Doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam họ chán nản nhiều rồi. Thực tế, phí BOT tăng cao, doanh nghiệp vận tải họ thấy nhiều nên tìm cách né tránh trạm BOT để đi đường tránh khác nên các cơ quan quản lý phải bàn tính lại. Còn doanh nghiệp đầu tư BOT, họ bảo vệ theo giấy tờ, giá bao nhiêu, thời hạn bao nhiêu đã được thỏa thuận.
Có thực tế chúng ta đang điều hành quá cứng nhắc, nay thế này, mai thế khác, trong khi các cụ có câu "7 lần đo, một lần cắt". Vì thế không tiên lượng được vấn đề. Ví dụ, máy bay quản lý giá vé thì bắt bên hàng không giảm xuống nhưng giá xe ôm sao bắt họ giảm được. Đã thỏa thuận, ký thế nào thì phải thực hiện theo thỏa thuận nhưng trước đó cần phải tính toán chứ đừng gắn giá xăng và giá phí đường bộ. Nếu doanh nghiệp kiện ra tòa trọng tài quốc tế thì ông thua.
Xin cảm ơn ông Bùi Danh Liên và chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú.
Hải Ninh
Theo_Kiến Thức
Giá xăng dầu giảm "sẽ tác động đến giá cước" Ngày 5-1, Bộ Tài chính đã có văn bản yêu cầu Sở Tài chính phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan tăng cường quản lý giá cước vận tải bằng xe ô tô tại địa phương. Bởi vì ngày trước đó, 4-1, giá xăng, dầu trong nước đã giảm, cụ thể là xăng Ron 92 giảm...