Giá của cuộc đổi ngôi
Lần đầu tiên trong 40 năm qua, Trung Quốc vượt qua Mỹ để trở thành quốc gia nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới. Điều gì đi liền với cuộc đổi ngôi này?
Tình trạng ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh rất nặng nề
Dựa trên các số liệu do Cơ quan thông tin của Bộ Năng lượng Mỹ (EIA) công bố, mạng tin “Oil price” ngày 5-3 cho biết lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 12-2012 đã vượt Mỹ. Thông tin trên được các chuyên gia coi là “sự thay đổi chỉ xảy ra một lần trong một thế hệ” và nó sẽ làm chao đảo tình hình địa chính trị liên quan đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức hàng đầu thế giới, nhu cầu năng lượng của Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ chóng mặt. Số liệu cho thấy trong năm 2012, dầu thô nhập khẩu từ nước ngoài chiếm tới 56,4% tổng mức tiêu thụ dầu thô của Trung Quốc. Dù đã lên kế hoạch hạn chế nhưng dầu thô nhập khẩu vẫn chiếm tới 61% nhu cầu của nước này vào năm 2015.
Video đang HOT
Chính cơn “khát dầu” này đã khiến Trung Quốc luôn tìm cách thâu tóm nguồn “vàng đen” của thế giới. Các công ty khai thác dầu mỏ của Trung Quốc đang củng cố tầm ảnh hưởng của mình trên thị trường dầu mỏ, suốt từ Canada ở Bắc Mỹ đến châu Mỹ Latinh, châu Phi, rồi châu Úc. Chưa dừng ở đó, Tập đoàn dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã bắt đầu tìm kiếm những cổ phần đầu tiên tại thị trường “vàng đen” của Mỹ.
Phát biểu tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 12 của Trung Quốc hôm 5-3, ông Tưởng Khiết Mẫn, Chủ tịch của CNPC, cho biết hiện tập đoàn dầu khí quốc doanh lớn nhất của Trung Quốc này đang nghiên cứu kế hoạch đầu tư vào thị trường dầu mỏ của Mỹ với số vốn khoảng 40 tỷ USD. Tháng trước, Tập đoàn Hóa dầu Trung Quốc cũng đã đồng ý mua lại cổ phần của một mỏ dầu ở bang Oklahoma, Mỹ từ Tập đoàn năng lượng Chesapeake với giá 1,02 tỷ USD.
Nhưng nhu cầu dầu lửa luôn tăng lên của Trung Quốc đang tạo ra những thách thức không nhỏ. Trước hết, nó cho thấy sự dễ tổn thương của nền kinh tế Trung Quốc do phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung từ bên ngoài. Muốn mở rộng thị trường nguồn cung thì gặp phải sự ngăn cản của các đối thủ như Mỹ. Washington đã từng ngăn cản nỗ lực của Bắc Kinh mua lại các tập đoàn lớn của Mỹ, nhất là trong lĩnh vực khai thác dầu lửa, nguồn nhiên liệu được coi là có tính chiến lược.
Nó cũng cho thấy Trung Quốc đã không thành công trong mục tiêu áp dụng công nghệ nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng. Các nghiên cứu cho thấy Trung Quốc đang phải trả giá đắt cho quá trình phát triển kinh tế nhanh chóng do sử dụng quá nhiều nhiên liệu và nguyên liệu, khiến nước này trở thành một trong những nơi “độc hại” nhất thế giới. Hiện nay, 70% thành phố ở Trung Quốc không đạt các tiêu chuẩn tối thiểu về không khí, trong khi hàng trăm triệu người không có cơ hội tiếp cận với nước sạch sinh hoạt. Mới đây, Bộ Y tế Trung Quốc thừa nhận sự tồn tại của những “làng ung thư” ở nước này do ô nhiễm môi trường.
Năm ngoái, Trung Quốc đã quyết định đầu tư 49 tỷ USD cho “kinh tế xanh”. Đây là mức đầu tư lớn nhất thế giới và mức này có thể tăng trong năm tới. Nhưng điều đó không ngăn được tác động tiêu cực về môi trường từ cuộc “đổi ngôi” trên thị trường buôn bán dầu mỏ.
Theo ANTD
Tạm xuất tái nhập vàng: Lộ trình SJC hóa
Một trong những giải pháp nhằm bình ổn thị trường vàng đó là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép tạm xuất, tái nhập vàng để giúp tăng nguồn cung vàng SJC cho thị trường vàng đã bước đầu được thực hiện.
Từ nay đến hết tháng 3/2013, sẽ còn 9 tấn vàng nữa sẽ được chuyển đổi sang vàng SJC theo hình thức này.
9 tấn vàng chờ tạm xuất tái nhập
Lô hàng thí điểm đầu tiên đã thực hiện từ phía Ngân hàng Đông Á với 100 kg vàng nguyên liệu SJC được xuất đi và nhập về 100 kg vàng chuẩn quốc tế. Việc này đã được thực hiện hoàn tất ngay trong một ngày. Số vàng mới nhập về đạt chuẩn quốc tế sẽ được dập ra vàng miếng SJC. NHNN cho biết, sau đợt tạm xuất tái nhập vàng đầu tiên này, tới đây sẽ có nhiều tổ chức tín dụng khác cũng sẽ được cấp phép để xuất khẩu hết số lượng vàng phi SJC còn tồn trong hệ thống ngân hàng trong một tháng tới để nhập về loại vàng nguyên liệu tiêu chuẩn quốc tế. Như vậy, sẽ còn khoảng 9 tấn vàng phi SJC đang nằm chờ tạm xuất và dự kiến sẽ được hoàn thành xong trong tháng 3 này. Trước đó, gần 10 tấn vàng phi SJC đã được kiểm định trong nước và chuyển đổi thành vàng thương hiệu SJC.
Theo NHNN, việc cho các ngân hàng tạm xuất, tái nhập vàng sẽ giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi vàng phi SJC sang vàng SJC tạo nguồn cung cho thị trường vàng trong nước. Việc tạm xuất tái nhập tuy đắt hơn so với tự kiểm định và dập đúc trong nước nhưng sẽ nhanh hơn. Bởi trung bình mỗi ngày SJC kiểm định và dập đúc khoảng 60 kg vàng, trong khi nhu cầu của toàn thị trường lên đến... hàng chục tấn.
Nguồn cung dồi dào, giá vàng sẽ hạ?
Điểm lại thời gian qua, đã có quá nhiều giải pháp, chính sách được đưa ra nhằm bình ổn thị trường vàng. Thế nhưng mục tiêu chính của việc bình ổn này là kéo giá vàng trong nước sát với giá vàng thế giới thì vẫn chưa thực hiện được. Đến thời điểm này, giá vàng trong nước vẫn chênh so với giá vàng thế giới lên tới 5 triệu đồng/ lượng. Ngay cả việc đưa ra quyết định coi vàng SJC là vàng chuẩn thương hiệu quốc gia cũng đã đẩy thị trường này lên một cơn sốt vàng SJC đến mức cao độ.
Tính từ thời điểm vàng SJC "lên ngôi" loại trừ tất cả các loại vàng phi SJC ra khỏi "cuộc chơi" thì trên thị trường vàng, cơn sốt vàng SJC luôn ở tình trạng "nóng bỏng". Chính bởi vậy, quyết định cho phép tạm xuất tái nhập lượng vàng phi SJC còn tồn đọng của NHNN được coi là một giải pháp cấp cứu nhằm ổn định thị trường vàng lúc này.
Nhiều ý kiến cho rằng, giải pháp này sẽ gây ra những bất cập, chẳng hạn như nguy cơ về tình trạng vàng lậu, vàng gian tuổi... và không loại trừ cả việc đây sẽ là nguyên nhân tỷ giá bị đẩy lên cao. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia tài chính, tuy đó là nguy cơ hiện hữu nhưng không quá đáng lo. Vấn đề đặt ra ở đây là, nhà làm quản lý đưa ra giải pháp này cũng cần phải lường trước được những nguy cơ đó rồi, và tất nhiên việc kèm theo những chế tài và sự giám sát chặt chẽ là điều nhà quản lý phải lưu ý. Thời gian qua, việc giá vàng luôn ở mức cao, chênh lệch xa so với giá thế giới nguyên nhân chính ở đây là bởi nguồn cung quá thiếu, do vậy, với giải pháp tạm xuất tái nhập vàng khối của NHNN, chắc chắn sẽ là cơ sở tăng lượng cung SJC trên thị trường. Như vậy, tuy vẫn ẩn chứa rủi ro nhưng đây sẽ là giải pháp tốt nhằm bình ổn thị trường vàng, sẽ là cơ sở giúp giá vàng hạ nhiệt.
Theo Dantri
Khó kiềm chế giá thực phẩm, rau sạch Mặc dù cơ quan chức năng khẳng định sẽ đảm bảo cung cầu hàng hóa dịp Tết Nguyên đán, đồng thời kiềm chế giá cả nhưng những diễn biến trên thị trường dường như đang ngược lại mong muốn này. Thực phẩm, rau xanh đang tăng giá từng ngày và khó tránh khỏi tăng giá đột biến khi cận Tết. Thực phẩm tăng...