Giá của cái nắm tay lúc về già
Cuộc hôn nhân dù tốt đẹp đến mấy người trong cuộc cũng có lúc phát sinh mâu thuẫn, thậm chí muốn ly hôn…
Sáng sớm nay đưa con đi học, bắt gặp ông bà già nắm tay nhau đi thể dục, bất giác chạnh lòng. Họ già rồi mà tình cảm vẫn chan chứa, dành cho nhau cái nắm tay thật chặt, ánh mắt tình tứ. Còn mình thì sao, mới bên nhau 6 năm, vợ chồng có lúc chẳng buồn nhìn nhau. Sáng sáng vợ chồng vẫn cùng đưa con đi học nhưng không ai nói với ai câu nào, cũng không còn cùng nhau đi ăn sáng sau khi đưa con đi học xong.
Ảnh minh họa.
Vợ chồng mình vẫn làm tất cả mọi việc như trước đây nhưng trong đó không còn nhiều tình cảm, không có những cái ôm, cái nắm tay hay nụ hôn tạm biệt khi đi làm. Một tháng trời anh im lặng, mình cũng không nói. Sự im lặng đang dần giết chết tình yêu. Đến một ngày không thể chịu đựng được không khí ngột ngạt trong gia đình, mình lên tiếng giải thoát cho nhau. Anh lập tức đồng ý. Chiều hôm đó, mình đưa anh tờ giấy ly hôn, anh ký xong rồi bảo mai mang lên tòa.
Lúc này, chẳng ai buồn nói với ai câu nào, tự dưng nước mắt mình rơi lã chã. Mình không muốn anh nhìn thấy sự yếu đuối, trốn vào nhà vệ sinh ngồi. Khi quay trở lại, anh đã không còn ở nhà. Mình thở dài, tiếc cho tình cảm bao năm qua, nhưng biết làm sao được khi không thể dung hòa lẫn nhau, quyết định ra đi là điều cần thiết. Kết thúc chẳng vì lỗi của ai, cũng chẳng vì ai chen chân vào cuộc hôn nhân này, mà vì chúng ta không vượt qua được những áp lực cuộc sống.
Ngày hôm ấy, mình bế con rời đi và cũng chưa biết đi đâu khi không dám quay về nhà mẹ đẻ. Mình thuê khách sạn nghỉ tạm, đêm đó, con sốt, co giật. Người đầu tiên mình nghĩ đến là anh. Gọi anh trong sự hoang mang, sợ hãi, anh đến cùng mình đưa con vào viện. Bỗng dưng mình lại thấy sự yên ấm, hạnh phúc, bình yên trở về. Vậy những ngày tháng kia, mình và anh sai ở đâu? Hình như chúng ta làm khổ nhau và con chỉ vì cái tôi, cái ích kỷ của bản thân.
Mình trở về nhà, đêm ấy anh ôm mình thủ thỉ, vợ chồng mình lại trở về những ngày tháng mặn nồng. Hóa ra, chỉ cần một câu nói: “Có anh ở đây rồi, mọi chuyện sẽ ổn”, mình có thể cùng anh vượt qua bão giông, nắm tay anh đến già.
Thế đấy, có những quãng thời gian cuộc sống vợ chồng trở nên bế tắc đến mức muốn tống khứ nhau bằng lá đơn ly hôn. Ai cũng có khuyết điểm, khi lấy nhau về những khuyết điểm đó được lột trần. Nếu cùng nhau dung hòa, thấu hiểu sẽ hạnh phúc. Nếu không sẽ vĩnh viễn xóa nhau ra khỏi cuộc đời, đánh mất những ngày tháng yêu thương.
Mình vẫn nhớ mãi câu nói của ai đó: “Giá của cái nắm tay lúc về già là bao giông bão tuổi trẻ”. Hy vọng, mình sẽ vượt được qua những giông bão đó, cùng nắm tay anh đến già như đôi vợ già sáng nay mình bắt gặp…
Video đang HOT
Những câu chuyện buồn tuổi 'xuống dốc cuộc đời'
Bà Nhi dành tuổi xuân, tiền bạc, nhà cửa dành cho con gái lại bị con gái 'trở mặt', khiến tuổi già của bà sống trong nặng nề. Còn ông Khôi tuổi trẻ ông chơi bời, phá hết tiền của, khi về già lại hành con mình, cản trở sự thăng tiến và tạo áp lực kinh tế, tâm lý cho con.
Những câu chuyện buồn tuổi "xế chiều".
Bà Ngô Liên - Chuyên gia tâm lý gia đình (Trung tâm Tư vấn Hà Thiên) kể, bà Nhi dành tuổi xuân, tiền bạc, nhà cửa dành cho con gái lại bị con gái "trở mặt". Tuổi "xế chiều" của bà không những được thảnh thơi mà trái lại bị sống như nô lệ tủi nhục. Còn ông Khôi, tuổi trẻ ông chơi bời, phá hết tiền của, khi "xuống dốc cuộc đời" lại hành hạ con mình bằng các chiêu trò. Ông Khôi đã cản trở sự thăng tiến và tạo áp lực kinh tế, tâm lý cho con mình. Cả hai trường hợp trên đều diễn ra trong xã hội 4.0.
Người bị con hành
"Úi dào, bà ý làm sao dám cãi, tớ sai gì bà ý cứ phải làm răm rắp!" - Kim Lê với vẻ mặt hoan hỉ "khoe thành tích bắt nạt" mẹ của mình với đám bạn. Mẹ của Lê vốn là người phụ nữ làng quê hiền lành, chất phác. Chồng bà chạy theo cuộc tình mới bỏ mặc bà với vết thương lòng khó phai. Tuổi trẻ của bà dành tất cả tình thương yêu tới người con gái bé bỏng "chưa cai sữa" tới nay đã tròn 30 năm.
Nhờ sự tần tảo của mẹ, Lê học hết đại học, lập gia đình và làm một công ty lớn ở Hà Nội. Không muốn vợ chồng con gái đi thuê nhà, bà Nhi đã dốc hết tiền bạc qua những ngày chắt chiu nuôi lợn, chăm gà và bán nhà cùng mảnh vườn rộng của mình để mua nhà cho Lê.
Có nhà mới, vợ chồng Lê không còn phải đi thuê. Bà Nhi lại lên thành phố ở cùng con gái mong vui vầy tuổi già. Dù mẹ tần tảo nuôi nấng và bán nhà cửa ở quê cho tiền mua nhà lại chăm con cho mình, Lê không những không cảm ơn mà còn coi mẹ như... ô sin trong nhà. Cậy thế phải kiêng cữ, Lê không bao giờ mó tay vào việc gì kể cả việc chăm sóc bé.
Tất tần tật, công việc nấu nướng, chợ búa, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, thay tã lót, tắm rửa, ẵm bế con, Lê đều "đùn đẩy" cho mẹ. Cả ngày Lê chỉ biết mỗi việc cho con bú rồi ... đi ngủ. Vậy mà, Lê luôn miêng kêu mệt mỏi, kể lể vất vả với tất cả những người cô quen. Buổi đêm, con quấy khóc, Lê cũng bắt chồng và mẹ trông bé vì cô "sợ thâm quầng mắt, ảnh hưởng tới nhan sắc".
Không muốn mẹ có thời gian rỗi để nghỉ ngơi. Lê nghĩ các việc không tên để "sai" mẹ: khi thì giặt cái chiếu, lúc lại phơi cái chăn. Mỗi lần bà Nhi cưng nựng, nói chuyện với cháu là Lê lại giật phắt con bé sang phía mình vì sợ... "nó nhiễm giọng nhà quê!". Mỗi lần như vậy, nước mắt bà chảy vào trong, gạt nỗi buồn tủi, chăm cháu sớm khôn lớn.
Đang ở quê, nhà cửa rộng rãi, thoáng mát nay lên thành phố ở được ba tháng mà bà rộc cả người. Nhà ở thành phố chật chội, nóng nực, bức bí, ra chợ phải băng qua đường xe đông đúc. Bà Nhi bị cao huyết áp, chứng thấp khớp nên thường hoa mắt, thót tim, chân tay rã rời.
Sợ cảnh đường phố, bà chỉ dám đi chợ rồi về nhà chôn chân trong bốn bức tường. Người thành phố hình như bận rộn quá nên chẳng có thời gian trò chuyện. Nhiều lúc bà muốn sang hàng xóm giải khuây, chia sẻ nỗi nhớ quê đều gặp những cánh cửa sắt đóng im lìm.
Việc "cháu mọn" không tên lại thêm bệnh tật khiến bà ngày càng héo mòn. Bà muốn nghỉ ngơi một buổi mà Lê nào có cho. Lúc Lê viện cớ phải đi có việc gấp, lúc lại bảo rằng phải đi sinh nhật, tiệc tùng. Con cái Lê giao phó cho bà. Nhiều lúc bà muốn về quê ở nhưng chợt nhớ ra, mình chẳng còn nhà để về.
Biết "thóp" mẹ thương con, xót cháu lại vào thế "trắng tay", Lê ngày càng quá quắt. Lê cố tình phới lờ mình đang là phận con mà tự cho mình cái quyền như ..."mẹ". Trong mắt cô, mẹ đẻ của mình chỉ là người... để sai vặt không hơn không kém. Cô chẳng coi mẹ ra gì. Có lần bà Nhi sơ ý để cháu chơi bẩn ở nền nhà, Lê hét toáng lên rồi quát mẹ: "Giời ơi, mỗi việc trông cháu bà trông không xong thì còn làm việc gì nữa".
Bà Nhi nhiều lần góp ý với Lê cách ăn nói và đối xử với bà nhưng Lê bỏ ngoài tai còn nói: "Mẹ có tuổi rồi, lẩm cẩm, khó tính vừa chứ!". Hôm bà ốm, không thiết ăn cơm, Lê chẳng những không hỏi thăm sức khỏe, chăm sóc bà mà còn móc máy: "lại giả nghèo, giả khổ rồi". Nhiều lúc muốn tâm sự với con rể nhưng bà Thoa lại thôi. Bởi con rể bà đi công tác hàng tháng mới về một lần. Bà đành nuốt nước mắt nghĩ tới tương lai mịt mờ.
Đêm đến là bà lại khổ sở với cái chân đau nhức, đầu óc bà như có ai gõ vào. Nhưng vất vả thể xác không thấm vào đâu, điều làm bà đau nhói chính là thái độ, cử chỉ của con gái với người mẹ như bà. Nước mắt bà rơi đẫm đôi gò má nhăn nheo...
Câu chuyện của bà Nhi không phải là hiếm trong xã hội hiện đại. Rất nhiều ông bố, bà mẹ dành hết cả tuổi xuân, tiền bạc và nhà cửa cho con mình với hy vọng "trẻ cậy cha, già cậy con". Một số người được hưởng phúc từ người con có hiếu nhưng không ít trường hợp, người cao tuổi bị chính những đứa con mình vắt kiệt sức lực. Khi "quả chanh héo" họ sẵn sàng gây bạo lực tinh thần, thể xác và bỏ rơi với đấng sinh thành của mình.
Người lại hành con!
Trong xã hội hiện đại, lại có nhiều trường hợp ngược lại. Thay vì dành tình yêu và vật chất cho con, lúc tuổi trẻ họ chơi bời, hưởng lạc, tài sản tiêu tan để lại gánh nặng cho con cháu. Ông Nguyễn Văn Khôi, 62 tuổi (Hà Đông, Hà Nội) là một ví dụ. Hồi trẻ, ông Khôi vốn là một chủ gỗ lớn. Ông ỷ thế mình là người kiếm tiền nên có quyền tiêu pha, chơi bời.
Thú vui mà ông cho là "tao nhã" đó là đánh bạc. Ngày ông kiếm tiền ở những hợp đồng gỗ lớn. Tối ông lại "nướng" hết tiền vào trận cờ bạc đầy sát phạt. Vợ không có tiền tiêu, đóng học cho con, ông liền chửi bới vợ là "đồ vô tích sự". Vợ ông đổ bệnh và mất cũng là lúc ông bán hết gia sản, vùi đầu vào canh bạc đỏ đen.
Khác với bố, Nam - con trai ông là người con tu chí, học giỏi. Ra trường, Nam xin được vào làm Tập đoàn dệt may lớn. Lãnh đạo cơ quan quý mến tạo điều kiện cho Nam làm việc ở nước ngoài với mức lương cao và có cơ hội thăng tiến. Biết vậy, ông Khôi nhất quyết không cho đi với lý do: "Nhà chỉ có hai bố con, bố lại đang bị bệnh đau dạ dày, hay buồn bực dễ trầm cảm. Nếu con đi, bố sẽ đổ bệnh đi theo mẹ mày đấy!"
Nghĩ cảnh bố già ở một mình côi cút, Nam không đành lòng ra nước ngoài. Mặc dù, ra nước ngoài làm việc là điều anh mong ước ấp ủ từ thời niên thiếu. Anh đành tiếc nuối từ chối ân huệ của lãnh đạo. Anh Nam yêu cầu bố không được chơi cờ bạc. Ông Khôi sợ con ra nước ngoài nên đành nghe theo, từ bỏ "kiếp đỏ đen".
Bù lại, ông nghĩ 101 cách để hành hạ con trai mình. Ông thường lôi chữ "Hiếu" để tạo áp lực cho Nam, coi con trai mình là thẻ ATM hay người sai khiến. Cứ một vài tháng, ông lại yêu cầu con trai xin nghỉ để đưa mình đi du lịch khắp nơi và đòi sắm những bộ quần áo đắt tiền, mua những món ăn ngon. Công việc họp hành bù đầu, nhưng mỗi lần ông Khôi gọi điện về nhà than mệt, Nam lại gác công việc, cuống cuồng về với bố.
Nếu không về, ông Khôi sẽ "làm mình, làm mẩy"... đòi chết! Ông Khôi luôn chuẩn bị đầy đủ các "chiêu trò" tự tử: dao lam rạch tay, thuốc ngủ hay dây thừng treo cổ... khiến anh Nam bủn rủn phải làm theo những yêu sách của bố.
Theo bà Ngô Liên - Chuyên gia tâm lý gia đình (Trung tâm Tư vấn Hà Thiên), cả hai trường hợp trên đều diễn ra trong xã hội hiện đại. Bà Nhi dành tuổi xuân, tiền bạc, nhà cửa dành cho con gái lại bị con gái "trở mặt". Tuổi già của bà không những được thảnh thơi mà trái lại bị sống nặng nề. Còn ông Khôi, tuổi trẻ ông chơi bời, phá hết tiền của, khi về già lại hành con mình, cản trở sự thăng tiến và tạo áp lực kinh tế, tâm lý cho con.
Bản tính thích ôm đồm và chiều chuộng, sẵn sàng dành hết tài sản cho con của cha mẹ vô hình trung đã cướp đi cơ hội lao động và hiếu thuận của con trẻ, khiến tâm lý của trẻ càng lúc càng trở nên lạnh lùng, hờ hững và bất hiếu. Khi còn trẻ trung khỏe mạnh, cha mẹ hết lòng phục vụ con cái, dẫu là sức khỏe, hạnh phúc, niềm vui, sự nghiệp của bản thân hết thảy đều bỏ qua một bên.
Hình tượng "tôi tớ" toàn tâm toàn ý phục vụ ấy vô hình trung đã bén rễ sâu vào trong tâm của đứa trẻ, dẫn đến những cái nhìn lệch lạc. Nhưng đáng buồn là phần lớn phụ huynh đều không thể tưởng tượng được rằng, bao nhiêu vất vả gian khổ của mình sau cùng chỉ đổi lại được một đứa con bất hiếu. Vậy nên, theo chuyên gia tâm lý, khi còn sung sức, mọi người cần dành cho mình thời gian chăm sóc bản thân, giữ cho mình căn nhà và chút vốn liếng để tuổi già không phụ thuộc con.
Về trường hợp như gia đình ông Khôi, các chuyên gia tâm lý cũng đưa ra lời khuyên, các đấng sinh thành đừng chơi bời, phá phách để về già trắng tay, tạo gánh nặng cho con cháu. Hiếu thuận là điều các con nên làm đối với bậc sinh thành.
Tuy nhiên, việc chăm lo sự nghiệp, chăm lo các con của mình, giới trẻ cũng cần hoàn thành. Vậy nên, giới trẻ cần cân bằng cuộc sống, sắp xếp công việc, gia đình để bố mẹ không "níu" sự nghiệp cũng như cản trở công việc của mình. Gia đình có ổn, xã hội mới yên vui.
Chồng đi với bồ bỏ mặc vợ con suốt 5 năm, giờ mặt dày quay về còn đòi đứng tên sổ đỏ Không hiểu vì sao anh ta nghĩ gì mà lại có thể mở miệng ra nói được như vậy. Trong khi anh ta biết, nhà này tôi tự làm bằng tiền mấy năm tích cóp của tôi. Bao năm tôi sống vất vả, làm hùng hục kiếm tiền xây nhà còn anh ta đi cặp kè bồ bịch cho sướng thân. Hàng ngày...