Giá còn 7.000 đồng/kg, hơn 60 triệu con gia cầm chờ bán
Ở phía Nam, hơn 60 triệu con gia cầm đến ngày xuất chuồng nhưng chưa bán được, giá giảm mạnh.
Theo chuyên gia, cần cho cơ sở giết mổ hoạt động hết công suất để tiêu thụ và đưa vào kho bảo quản.
Giá gà còn 7.000 đồng/kg, vẫn chưa thấy đáy
Chia sẻ tại Diễn đàn trực tuyến kết nối cung cầu sản phẩm chăn nuôi, thuỷ sản trong điều kiện giãn cách phòng, chống Covid-19 chiều 31/7, Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh thông tin, địa phương này còn tồn hơn 1 triệu con gà đến ngày xuất chuồng. Giá gà công nghiệp lông trắng giảm còn 7.000 đồng/kg, tức 1 con gà trọng lượng 3 kg khi xuất chuồng chỉ bán được khoảng 20.000 đồng, bằng giá quả bí đỏ. Người chăn nuôi chịu lỗ 20.000 đồng/kg khi xuất chuồng.
Đại diện Sở NN-PTNT tỉnh Long An cho biết, tỉnh có 44 cơ sở giết mổ gia súc gia cầm, hiện chỉ còn 28 cơ sở hoạt động. Sản lượng giết mổ vì thế giảm 89%, giết mổ lợn giảm 31%, giết mổ đại gia súc giảm 79%.
Việc công suất giết mổ giảm, cộng với khó khăn trong vận chuyển, khiến các mặt hàng nông sản khó trong tiêu thụ.
Các tỉnh phía Nam có khoảng 60 triệu con gia cầm đến kỳ xuất chuồng nhưng chưa bán được (ảnh: IT)
Tại Long An đang tồn 2 triệu con gà lông màu. Một trang trại chăn nuôi quy mô lớn trong tỉnh cũng báo tồn 200.000 con gà ri, vị đại diện này cho hay.
Ông Lê Văn Quyết – Chủ nhiệm HTX chăn nuôi công nghệ cao Long Thành Phát – chia sẻ, HTX của ông chăn nuôi gà trắng cung ứng ra thị trường nội địa và xuất khẩu. Năm ngoái, ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, giá gà công nghiệp lông trắng có thời điểm giảm còn 8.000 đồng/kg, nhưng giảm chỉ vài ngày rồi hồi phục.
Video đang HOT
Nhưng đợt này, bà con khốn khổ vì giá gà xuống sâu, chỉ còn 6.000-7.000 đồng/kg và vẫn có khả năng giảm tiếp, chưa biết giá đáy là bao nhiêu. Điều khiến người chăn nuôi lo lắng hơn là dù giá rẻ nhưng vẫn không thể xuất bán.
Theo ông Quyết, nguyên nhân khiến gà tồn đọng, giá giảm mạnh là bởi nhiều cơ sở giết mổ lớn phải dừng hoạt động. Trong khi, gà xuất ra khỏi chuồng phải qua khâu giết mổ mới đưa đi tiêu thụ được.
Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, thừa nhận, các tỉnh phía Nam có khoảng 60 triệu con gia cầm đến ngày xuất chuồng nhưng tắc đầu ra.
“Đang có điểm nghẽn về giết mổ. Các khu giết mổ tập trung gần như không hoạt động vì dịch Covid-19. Mà gia cầm thì không thể chở trực tiếp vào thành phố được, phải qua khâu giết mổ mới đưa được ra chợ, vào cửa hàng, siêu thị”, ông nói.
Cho lò giết mổ hoạt động hết công suất
Để giải quyết lượng gà đang tồn đọng rất lớn trong chuồng, ông Sơn kiến nghị cần đẩy mạnh hoạt động giết mổ, cho các lò giết mổ hoạt động hết công suất. Giết mổ xong, gia cầm sẽ đưa ra thị trường tiêu thụ và một phần đưa vào kho lạnh bảo quản.
“Nếu ách tắc ở khâu giết mổ, gà vẫn ở chuồng không bán được thì người chăn nuôi không thể vào đàn mới. Hậu quả là đứt gãy sản xuất, một thời gian sau sẽ thiếu hụt nguồn cung”, ông lo lắng. Ông cũng đề nghị các tỉnh ưu tiên tiêm vắc xin cho lao động ở các lò giết mổ, đội ngũ vận chuyển để duy trì chuỗi sản xuất và cung ứng.
Nhiều cơ sở giết mổ tạm dừng hoạt động khiến chuỗi cung ứng tắc nghẽn (ảnh: IT)
Đồng quan điểm, ông Lê Văn Quyết cũng cho rằng, phải duy trì hoạt động giết mổ. Có như vậy, đầu ra của gia cầm mới được giải quyết.
“Tôi kiến nghị, với những nhà máy giết mổ gia cầm, nếu phong toả thì ngành y tế có cách nào để hoạt động lại sớm hơn. Phải giết mổ được thì mới đưa được gia cầm vào bảo quản. Có như vậy, gà mới ra khỏi chuồng được”, ông nói.
Tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam yêu cầu Sở NN-PTNT các tỉnh cần quan tâm đặc biệt tới những cơ sở giết mổ trong tỉnh, vừa phải duy trì “5 K” trong phòng chống dịch, vừa hỗ trợ xét nghiệm cho lao động tại các cơ sở giết mổ tập trung.
“Nếu để cơ sở giết mổ dừng hoạt động thì ảnh hưởng rất lớn tới chuỗi cung ứng. Bởi, chăn nuôi thì phải giết mổ. Bây giờ phải tính là thời chiến, phải giữ được các cơ sở giết mổ, đừng cho Covid-19 xâm nhập vào”, ông nói.
Ông cũng đề nghị các địa phương cần có phương án: nếu cơ sở giết mổ này tạm ngừng hoạt động thì phải có cơ sở giết mổ khác thay thế.
“Còn về giá gà, từ mức hơn 25.000-28.000 đồng/kg nay xuống còn 8.000 đồng/kg và dự báo sẽ tiếp tục xuống nữa, tôi sẽ lưu ý vấn đề này. Sẽ đề nghị Chính phủ hỗ trợ kích cầu, đề nghị hỗ trợ doanh nghiệp giá điện để họ giết mổ gà lưu kho”, ông Nam nói.
Đăng ký cấp hàng cho TP.HCM: Nhiều sản phẩm cung vượt cầu
Bộ NN&PTNT sẽ thiết lập đường dây nóng bao gồm một số điện thoại bàn và 3 số điện thoại di động hoạt động 24/7 để giải đáp thông tin về tình hình sản xuất, tiêu thụ, xử lý các vướng mắc của công tác tiêu thụ nông sản.
Nhiều mặt hàng nông sản, thực phẩm đăng ký bán cho TP.HCM đã cung vượt cầu - Ảnh: N.TRÍ
Ông Lê Viết Bình - trưởng cơ quan đại diện Văn phòng Bộ NN&PTNT phía Nam - cho biết như trên tại buổi họp báo ngày 26-7 của tổ công tác về chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố phía Nam trong điều kiện dịch COVID-19 (gọi tắt là tổ công tác 970).
Gần 400 đầu mối cung cấp nông sản đăng ký
Đến ngày 25-7 đã có tổng số 388 đầu mối cung cấp nông sản và thực phẩm đăng ký với tổ công tác 970 gồm: 85 đầu mối rau củ, 102 đầu mối trái cây, 157 đầu mối thủy hải sản, 24 đầu mối lương thực, các mặt hàng khác 20 đầu mối.
Với tổng số 388 đầu mối đăng ký, sản lượng hàng hóa có thể cung cấp đến 31-7 dồi dào và đang có dấu hiệu thừa nhóm hàng trái cây, sản phẩm chăn nuôi và thủy sản. Cụ thể, các mặt hàng dưa leo, nhãn xuồng, nhãn Ido, khóm, chanh, chuối, khoai lang, gà lông trắng, cua và tôm nước mặn sẽ cung vượt cầu. Nhóm trái cây có số lượng đăng ký tăng cao nhất là nhãn, với lượng cung các đầu mối trên 700 tấn/ngày.
Ông Trần Thanh Nam - thứ trưởng Bộ NN&PTNT - cho biết tổ công tác trực tiếp tìm nguồn hàng và kết nối thành công cho 16 hệ thống siêu thị, bếp ăn công nghiệp và doanh nghiệp thu mua. Qua báo cáo, số đơn hàng giao dịch thành công được ghi nhận ban đầu là 24 đơn hàng. Số lượng giao dịch thực tế rất lớn do người mua tìm được đầu mối liên lạc ở các tỉnh và liên hệ trực tiếp để mua.
Hầu hết các tỉnh đã tạm hoàn chỉnh hệ thống cập nhật dữ liệu của các đầu mối cung cấp nông sản; hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn về vận chuyển, xét nghiệm nhanh COVID-19, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đến tỉnh mua hàng.
Về vận chuyển tôm giống, thức ăn thủy sản tại các tỉnh Nam Bộ, tổ công tác 970 cho biết cơ bản đã thông suốt.
Không thiếu từ rau củ đến thịt heo
Theo Bộ NN&PTNT, sản xuất lúa và các sản phẩm trồng trọt được mùa trên bình diện cả nước; lúa gạo, rau củ quả, thực phẩm đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Ông Lê Thanh Tùng - phó cục trưởng Cục Trồng trọt - cho hay từ nay đến cuối năm mỗi tháng sẽ có khoảng 1,3 - 1,5 triệu tấn gạo được đưa ra lưu thông, trừ lượng tiêu thụ nội địa vẫn còn tới 3,5 triệu tấn gạo để xuất khẩu. Về trái cây, các tháng cuối năm sẽ có khoảng 6 triệu tấn từ 20 loại trái cây chính. Sản lượng rau màu toàn miền Nam dự kiến từ nay đến cuối năm là 5,7 triệu tấn, đủ nhu cầu tiêu dùng.
Vựa heo Đồng Nai mỗi ngày xuất ra thị trường gần 10.000 con, trong đó tiêu thụ nội tỉnh chỉ trên 1.300 con (15%). Tổng sản lượng thủy sản cả năm của 19 tỉnh thành Nam Bộ đạt khoảng 5,09 triệu tấn. Ước 6 tháng cuối năm sản lượng thủy sản của các tỉnh Nam Bộ đạt 2,9 triệu tấn...
Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa ổn định Trong tuần qua, giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhìn chung ổn định. Lãnh đạo các địa phương trong vùng đang nỗ lực tìm kiếm các phương án tháo gỡ những khó khăn để giúp nông dân thu hoạch lúa Hè Thu thuận lợi trong điều kiện dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Nông dân huyện Vị Thủy,...