Giá cổ phiếu của một doanh nghiệp chỉ có 8 nhân viên đã tăng sốc từ “cốc trà đá” lên hơn 60.000 đồng nhờ doanh thu tăng tới 6.100%
Hơn 10 năm qua, cổ phiếu VLA đều dao động từ 2.000-6000 đồng, giai đoạn 2018 có nhích nhẹ lên mức 10.000 đồng.
Thế nhưng từ tháng 10/2021 giá VLA bắt đầu tăng sốc từ 10.000 đồng và lập đỉnh 66.400 đồng vào đầu tháng 6/2022.
Thị trường chứng khoán suốt hơn 2 tháng qua đã liên tục giảm sâu, sắc đỏ bao trùm diện rộng trên hầu hết các nhóm cổ phiếu. Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/6, VnIndex chỉ còn 1.172,47 điểm, giảm hơn 23%% so với mức đỉnh kỷ lục 1.524,7 điểm vào ngày 04/04/2022.
Với biên độ giao động từ 7% trên sàn HoSE, 10% với HNX, không ít cổ phiếu một thời tăng nóng một thời hiện đã về mức giá của một cốc trà đà. Thế nhưng, cũng cổ phiếu hiếm hoi vẫn giữ mức giá, ngay cả sau sau khi tăng sốc trước đó như VLA. Đây là mã chứng khoán của công ty CTCP Đầu tư và Phát triển Công nghệ Văn Lang.
Kể từ khi lên sàn HNX năm 2011, hơn 10 năm cổ phiếu này đều dao động từ 2.000-6000 đồng, trừ giai đoạn 2018 vươn lên mức 10.000 đồng. Thế nhưng từ tháng 10/2021 giá VLA bắt đầu tăng sốc từ 10.000 đồng và lập đỉnh 66.400 đồng vào đầu tháng 6/2022. Sau thời gian thị trường điều chỉnh mạnh thời gian vừa qua, cổ phiếu này vẫn duy trì ở mức trên 60.000 đồng.
Cú tăng sốc giá cổ phiếu của công ty công nghệ Văn Lang cũng phản ánh cho kết quả kinh doanh bất ngờ của doanh nghiệp này. Quý 1 năm 2022 công ty này đạt 15,297 tỷ doanh thu trong khi cùng kỳ năm trước chỉ đạt 250 triệu đồng. Giải trình về con số chênh lệch, công ty này cho biết doanh thu quý vừa rồi tăng 15,046 tỷ đồng, tương đương 6.100% do có thêm doanh thu đào tạo online, chiếm tới 98% tổng doanh thu.
Về lợi nhuận trong quý I, công ty công nghệ Văn Lang đạt 5,32 tỷ đồng, tăng 8,018 tỷ đồng (quý 1 năm 2020 lỗ 2,697 tỷ đồng). Nguyên nhân được giải trình là trong quý vừa qua VLA đẩy mạnh mảng đào tạo online – là hoạt động có tỷ suất lợi nhuận tương đối cao.
Video đang HOT
Ngoài ra trong quý I công ty này còn ghi nhận khoản lãi 4,1 tỷ đồng liên quan đến các khoản đầu tư chứng khoán.
Kết quả kinh doanh của CTCP đầu tư và phát triển công nghệ Văn Lang bắt đầu tăng đột biến kể từ quý IV năm 2021. Doanh thu cũng đạt mức 12,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cán mốc đỉnh 10,6 tỷ đồng.
Về lịch sử phát triển, CTCP Đầu tư và Phát triển Công nghệ Văn Lang được thành lập theo Quyết định số 1338/QĐ-TCNS ngày 15 tháng 11 năm 2007 của Nhà xuất bản Giáo dục. Ngày 30/11/2009 Công ty phát hành tăng vốn điều lệ từ 3 tỷ đồng lên 10,8 tỷ đồng. Hiện công ty này có vốn điều lệ là 20 tỷ đồng.
Trên trang web, Văn Lang cho biết mình là đơn vị thành viên của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, với mục tiêu phổ biến, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại tập đoàn Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Công ty này chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế website, bảo trì hệ thống mạng máy tính, dịch vụ hội nghị truyền hình. Khách hàng của Văn Lang là Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Học viện phụ nữ Việt Nam, Sở văn hoá thể thao và du lịch tỉnh Lai Châu, Viettel, Alphabook. Tuy nhiên website của Văn Lang khá đơn giản.
Báo cáo tài chính năm 2021 cho biết công ty công nghệ này vận hành với 8 nhân viên.
Về cơ cấu sở hữu VLA hiện nay chủ yếu là cổ đông cá nhân, chiếm tới 86%. Chỉ có 2 cổ đông tổ chức chiếm 14%. Hiện Phó chủ tịch kiêm Giám đốc Nguyễn Hữu Thuận 10%, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thành Tiến 9,08%, CTCP Bất động sản cho thuê Minh Bảo Tín 4,63%.
Biến động vốn hóa của 20 doanh nghiệp lớn nhất sau nửa năm: Bộ đôi dầu khí GAS, BSR và Thế giới Di động ngược dòng ấn tượng, Hòa Phát giảm 115.000 tỷ
Nội tại vĩ mô ổn định tạo điều kiện tốt cho thị trường chứng khoán Việt Nam, mốc 1.150 điểm trở nên quan trọng
Viet First Securities cho rằng nội tại vĩ mô của Việt Nam vẫn duy trì ổn định. Tuy nhiên chỉ số VN-Index vẫn bị ảnh hưởng mạnh bởi các tin tức trên thế giới và đang trong giai đoạn tương đối rủi ro.
Trong báo cáo mới cập nhật, Chứng khoán Nhất Việt (Viet First Securities) đánh giá nền sản xuất Việt Nam trong gần nửa đầu năm 2022 vẫn đang được mở rộng. Rủi ro về lạm phát tuy có hiện hữu nhưng chưa quá rõ rệt, do đó Ngân hàng Nhà nước có thể chưa cần phải sử dụng các biện pháp kiềm chế lạm phát quá mạnh tay.
Tiêu dùng của Việt Nam vẫn tăng mạnh hậu giãn cách. Dịch vụ lữ hành phục hồi mạnh đến từ nhu cầu du lịch người tiêu dùng tăng mạnh vào mùa hè, đạt mức tăng mạnh nhất trong tháng 5/2022 là 295,79% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó thương mại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tốt, kim ngạch thương mại tháng 5 tăng 63,5 tỷ USD, tương ứng tăng gần 17% so với cùng kỳ. Tuy nhiên lạm phát thế giới tăng cao có thể sẽ mang đến bất lợi cho hoạt động nhập khẩu của Việt Nam.
Theo đánh giá của Viet First Securities, dòng tiền vẫn tiếp tục được bơm ra, tuy nhiên vấn đề nhập khẩu lạm phát từ thế giới vẫn có thể sẽ khiến cho NHNN thay đổi quan điểm về chính sách tiền tệ mở rộng.
Đặc biệt, lợi suất trái phiếu iếp tục duy trì ở vùng cao, phản ánh sự rủi ro của thị trường tài chính hiện tại khi mà rủi ro lạm phát vẫn chực chờ cũng như sự thay đổi chính sách của FED sẽ tạo ra các biến động khó lường. Đồng thời, tỷ giá trung tâm vẫn giữ ở mức nền cao sẽ gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu.
Tổng kết lại, Viet First Securities cho rằng nội tại vĩ mô của Việt Nam vẫn duy trì ổn định. Tuy nhiên chỉ số VN-Index vẫn bị ảnh hưởng mạnh bởi các tin tức trên thế giới và đang trong giai đoạn rủi ro. Cụ thể, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang chịu áp lực đến từ tình trạng lạm phát tăng cao và áp lực của xu hướng tăng lãi suất trên toàn thế giới; cùng với việc Trung Quốc tiếp tục đóng cửa gây đứt gãy chuỗi cung ứng và cả các chính sách và hoạt động chấn chỉnh thị trường chứng khoán của Chính phủ.
Xây dựng kịch bản cho thị trường trong thời gian tới, Viet First Securities đưa ra mốc 1.150 điểm là ngưỡng hỗ trợ quan trọng cho thị trường. Cụ thể, nếu điều kiện là lạm phát Mỹ tạo đỉnh, FED có thể sử dụng các biện pháp thắt chặt dần chính sách và không tạo ra tăng sốc lãi suất sẽ có những tác động tích cực với thị trường Mỹ và ảnh hưởng tốt tới Việt Nam. Từ đây, chỉ số VN-Index có thể tạo đáy ở vùng 1.150 điểm.
Trong kịch bản kém tích cực hơn, VN-Index có thể đi xuống dưới ngưỡng 1.150 điểm nếu bối cảnh lạm phát tiếp tục xấu đi khiến FED tiếp tục theo đuổi mục tiêu kiềm chế lạm phát, dẫn tới những tác động tiêu cực đến thị trường thế giới và cả thị trường Việt Nam.
Đưa ra luận điểm đầu tư trong năm 2022, Viet First đưa ra các xu hướng chính và mức độ tác động đến những nhóm ngành liên quan.
Theo đó, xu hướng phục hồi sản xuất và tiêu dùng khi các hạn chế giãn cách xã hội được gỡ bỏ và nhu cầu sau khi bị nén thời gian dài sẽ có cơ hội bung ra, nhờ vậy sẽ tạo dư địa tốt cho nhóm bán lẻ, du lịch, năng lượng tăng trưởng.
Một lĩnh vực khác là ngành năng lượng tái tạo vẫn hưởng lợi từ chính sách thúc đẩy kinh tế xanh. Đồng thời, ngành năng lượng tái tạo vẫn hưởng lợi từ chính sách thúc đẩy kinh tế xanh thì những doanh nghiệp hoạt động trong mảng Năng lượng tái tạo được cho sẽ có tiềm năng phát triển tốt.
Công ty riêng của Chủ tịch Lê Phước Vũ muốn thoái hết vốn tại Hoa Sen Group (HSG) Động thái bán ra của công ty riêng của Chủ tịch diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu giảm sâu, cùng với sự điều chỉnh chung của thị trường. Trong khi đó, ngược lại với HSG, đại diện các bên khác lại tích cực mua vào như động thái hỗ trợ đà rơi cổ phiếu. Kết phiên hôm nay 20/6, giá cổ phiếu...