Giá cổ phiếu của Credit Suisse lao dốc gần 62%
Trong phiên giao dịch trước giờ mở cửa tại Zurich ngày 20/3, giá cổ phiếu của Credit Suisse đã mất 61,95%, sau khi ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS cuối tuần qua đồng ý thâu tóm đối thủ đang gặp khó này với giá 3,23 tỷ USD.
Một chi nhánh ngân hàng Credit Suisse tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 16/3/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Giá cổ phiếu của Credit Suisse được niêm yết ở mức 0,61 franc Thụy Sĩ (0,6578 USD)/cổ phiếu trong phiên giao dịch trước giờ mở cửa tại Julius Baer, trong khi giá cổ phiếu của UBS giảm 4,73% xuống mức 15,81 franc.
Chuyên gia phân tích cấp cao của Ngân hàng Swissquote Ipek Ozkardeskaya cho rằng trong vài giờ giao dịch tiếp theo sẽ cho thấy rõ hơn liệu cuộc khủng hoảng này đã được ngăn chặn hay chưa. Theo chuyên gia này, cuộc khủng hoảng của Credit Suisse sẽ không kéo dài bởi điều gây ra cơn “địa chấn” gần đây đối với Credit Suisse là cuộc khủng hoảng niềm tin, vốn không liên quan đến UBS. Bên cạnh đó là khả năng thanh khoản dồi dào và sự đảm bảo của Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) và chính phủ nước này.
UBS đã đồng ý mua Credit Suisse, ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sĩ, theo thỏa thuận được công bố ngày 19/3 trị giá 3,2 tỷ USD, đồng thời tiếp quản khoản lỗ lên đến 5,4 tỷ USD. Quyết định được đưa ra sau khi giới chức Thụy Sĩ sẵn sàng điều chỉnh luật để bỏ qua một cuộc bỏ phiếu của cổ đông về giao dịch khi các bên phải gấp rút hoàn tất thỏa thuận trước ngày 20/3 (giờ địa phương).
Video đang HOT
Trong cuộc phỏng vấn trên đài SRF cùng ngày 20/3, Giám đốc điều hành UBS Ralph Hamers cho rằng UBS có thể quản lý được những rủi ro sau vụ thâu tóm Credit Suisse. Ông cũng cho biết bước tiếp theo, UBS sẽ cải cách ngân hàng đầu tư của Credit Suisse thành một ngân hàng đầu tư giống như của UBS để tránh gặp quá nhiều rủi ro.
Giám đốc điều hành UBS khẳng định thương vụ thâu tóm mới nhất giúp đem lại sự ổn định và đảm bảo cho các khách hàng của Credit Suisse, cũng như duy trì danh tiếng của trung tâm tài chính của Thụy Sĩ này. Hiện UBS chưa có kế hoạch cụ thể về việc sa thải nhân viên tại Credit Suisse.
Sau khi UBS và Credit Suisse đạt thỏa thuận, lãnh đạo các ngân hàng tại nhiều nước trên thế giới như Pháp, Australia, Nhật Bản, Singapore lên tiếng khẳng định hệ thống ngân hàng của họ duy trì hoạt động tốt và ổn định.
Chuyên gia quan ngại khủng hoảng ngân hàng vẫn chưa kết thúc sau khi UBS mua Credit Suisse
Các nhà đầu tư và chiến lược gia cho rằng vẫn tồn tại những yếu tố gây biến động thị trường tài chính toàn cầu ngay cả khi Ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS đã đồng ý mua Credit Suisse và các ngân hàng trung ương công bố biện pháp mới.
Trụ sở ngân hàng UBS tại Zurich, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Các nhà đầu tư và chiến lược gia cho rằng vẫn tồn tại những yếu tố gây biến động thị trường tài chính toàn cầu ngay cả khi Ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS đã đồng ý mua Credit Suisse và các ngân hàng trung ương công bố biện pháp mới.
Hãng tin Bloomberg (Mỹ) đánh giá sự kiện quan trọng trong tuần này là quyết định chính sách của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vào hôm 22/3. Các thị trường chờ đợi liệu những ồn ào trên thị trường toàn cầu có khiến các nhà lập pháp Mỹ kìm lại việc nâng lãi suất.
Ông Gregory Peters tại PGIM Fixed Income (Anh) cho rằng: "Các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đang thực sự tập trung vào rủi ro lây lan và khiến hệ thống vận hành. Liệu điều này có biến thành chính sách lãi suất khác biệt hay không vẫn là câu hỏi để ngỏ".
Ông Win Thin tại ngân hàng Brown Brothers Harriman & Co (Mỹ) đánh giá: "Thỏa thuận Credit Suisse với tin tức hoán đổi tiền tệ (swap line) đã giúp trấn an ở thời điểm này. Nhưng tôi cho rằng First Republic và các ngân hàng khu vực khác vẫn chưa ổn định do vậy không chắc liệu chúng ta có thể nghe đến an toàn". Ngân hàng First Republic có trụ sở tại San Francisco (Mỹ) dường như tiến tới nguy cơ sụp đổ vào ngày 16/3 tuy nhiên các gã khổng lồ tài chính JPMorgan Chase, Bank of America, Citigroup và Wells Fargo mỗi đơn vị đã "bơm" 5 tỷ USD ứng cứu,
Các nhà phân tích Sharon Zollner và David Croy tại tập đoàn ngân hàng ANZ nhấn mạnh: "Các ngân hàng trung ương đang cố gắng tách biệt mối quan tâm về chính sách tiền tệ và ổn định tài chính, nhưng điều đó trong thực tế khó hơn so với lý thuyết". Họ cũng đánh giá có nguy cơ các tình trạng tài chính quá căng thẳng gây ra "hạ cánh cứng thiểu phát rõ ràng". "Hạ cánh cứng" là thuật ngữ miêu tả sự sụt giảm đột ngột, nghiêm trọng trong hoạt động kinh tế và lượng tiền sẵn có để cho vay sau một giai đoạn tăng trưởng kinh tế. "Hạ cánh cứng" thường là kết quả của việc ngân hàng trung ương tăng lãi suất quá nhiều khi cố gắng kiểm soát lạm phát.
Ông Gerard Macdonell tại 22V Research LLC (Mỹ) lập luận: "Đối với FED, việc trì hoãn tăng lãi xuất vào 22/3 có thể coi như phát tín hiệu khủng hoảng. Nó còn có thể dẫn đến tăng cường áp lực lạm phát và biến động thị trường trái phiếu trong tương lai". Ông bổ sung: "Cũng chưa rõ ràng việc tránh nâng lãi suất có thể giúp xử lý rắc rối tài chính trong hệ thống ngân hàng".
UBS đã đồng ý mua Credit Suisse, ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sĩ, theo thỏa thuận được công bố ngày 19/3 trị giá 3,2 tỷ USD. Quyết định này được đưa ra sau khi chính quyền Thụy Sĩ sẵn sàng thay đổi luật để bỏ qua một cuộc bỏ phiếu của cổ đông về giao dịch khi các bên phải gấp rút hoàn tất thỏa thuận trước ngày 20/3 (giờ địa phương).
Credit Suisse - ngân hàng 167 năm tuổi và lớn thứ 2 của Thụy Sĩ đã chịu nhiều áp lực sau sự sụp đổ của 2 ngân hàng tại Mỹ là Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank (SB). Giá trị thị trường của ngân hàng này đã bị giáng một đòn nặng nề do những lo ngại về hiệu ứng "domino" sau sự sụp đổ của SVB và SB, cùng với việc công bố báo cáo thường niên của Credit Suisse, trong đó chỉ ra "những điểm yếu quan trọng" trong kiểm soát nội bộ.
Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ cấp bảo lãnh cho Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) để ngân hàng này cung cấp tiền mặt bổ sung cho Credit Suisse. Hỗ trợ này nhằm đảm bảo tính thanh khoản của Credit Suisse, từ đó thực hiện thành công việc tiếp quản, bảo vệ sự ổn định tài chính và nền kinh tế Thụy Sĩ.
Cổ phiếu chạm đáy, Credit Suisse vay 54 tỷ USD ngăn khủng hoảng toàn cầu Credit Suisse ngày 16/3 cho biết họ sẽ vay tới 54 tỷ USD từ Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ để củng cố thanh khoản sau khi cổ phiếu trong phiên giao dịch hôm 15/3 chạm đáy làm gia tăng lo ngại về một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Ngân hàng Credit Suisse đối mặt sóng gió lớn trong bối cảnh...