Giá cao su tiếp tục tăng do yếu tố mùa vụ
Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) dự báo, giá cao su tiếp tục tăng do yếu tố mùa vụ và nhu cầu của thị trường thế giới.
Theo Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), khối lượng xuất khẩu cao su tháng 2 năm 2021 ước đạt 130 nghìn tấn với giá trị 211 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cao su 2 tháng đầu năm 2021 đạt 320 nghìn tấn và 516 triệu USD, tăng 89,9% về khối lượng và gấp 2,1 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong tháng 1 năm 2021, chiếm thị phần lần lượt là 72,7%, 4,6% và 2,7%. Giá cao su xuất khẩu bình quân tháng 1/2021 đạt 1.608 USD/tấn, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong khi đó, thị trường mủ cao su nguyên liệu trong nước không biến động nhiều sau Tết Nguyên đán. Tại Bình Phước, giá thu mua mủ nước giữ ở mức 320 đồng/độ; mủ cao su giữ ở mức 12.000 đồng/kg. Giá mủ tại Đồng Nai tiếp tục ở mức 10.800 đồng/kg so với thời điểm trước tết.
Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản dự báo giá cao su tiếp tục tăng do yếu tố mùa vụ. Bên cạnh việc nguồn cung giảm do yếu tố mùa vụ, các nhà đầu tư cũng đang kỳ vọng gói cứu trợ Covid-19 trị giá 1,9 nghìn tỷ USD do Tổng thống Mỹ Joe Biden đề xuất sẽ sớm được thông qua.
Video đang HOT
Vì sao giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng vọt trong tháng 11, đạt gần 500 USD/tấn?
Do nhu cầu từ các thị trường tăng cao, gạo là một trong những mặt hàng nông sản vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. 11 tháng năm 2020, xuất khẩu gạo đạt 5,74 triệu tấn, trị giá 2,85 tỷ USD. Đặc biệt, giá gạo 5% tấm của Việt Nam trong tháng 11 đạt gần 500 USD/tấn.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), khối lượng gạo xuất khẩu tháng 11/2020 ước đạt 388.000 tấn với giá trị đạt 207 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 11 tháng đầu năm 2020 đạt 5,74 triệu tấn và 2,85 tỷ USD, giảm 2,2% về khối lượng nhưng tăng 10,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
Tính trong 10 tháng đầu năm 2020, Philippines đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam với 32,9% thị phần, đạt 1,86 triệu tấn và 868,66 triệu USD, giảm 4,3% về khối lượng nhưng tăng 8,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 11 tháng năm 2020 đạt kim ngạch 2,85 tỷ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2019. Ảnh: I.T
Các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là Indonesia, tăng gấp 3,1 lần, đạt 83.800 tấn và 45,6 triệu USD và Trung Quốc, tăng 79,2%, đạt 657.600 tấn và 379,6 triệu USD.
Ngược lại, thị trường có giá trị xuất khẩu gạo giảm mạnh nhất trong 10 tháng đầu năm 2020 là Iraq (giảm 65,6%) đạt 90.000 tấn và 47,6 triệu USD.
Giá gạo xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm 2020 đạt 493,3 USD/tấn, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2019.
Về chủng loại xuất khẩu, trong 10 tháng năm 2020, giá trị xuất khẩu gạo trắng chiếm 40,3% tổng kim ngạch; gạo jasmine và gạo thơm chiếm 37,7%; gạo nếp chiếm 17,6%; gạo japonica và gạo giống Nhật chiếm 4,2%.
Các thị trường xuất khẩu gạo trắng lớn nhất của Việt Nam là Philippin (chiếm 54,5%), Malaysia (chiếm 13,4%) và Cuba (chiếm 8,8%).
Với gạo jasmine và gạo thơm, thị trường xuất khẩu lớn nhất là Philippines (chiếm 26,4%), Ghana (chiếm 21,2%) và Bờ Biển Ngà (chiếm 14,8%).
Với gạo nếp, thị trường xuất khẩu lớn là Trung Quốc (chiếm 72,4%), Indonesia (chiếm 8,0%), và Philippines (chiếm 7,0%). Với gạo japonica và gạo giống Nhật, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Kiribati (chiếm 17,5%), Đảo quốc Solomon (chiếm 15,7%), và Trung Quốc (chiếm 6,9%).
Đáng chú ý, trong gần một tháng qua, giá gạo 5% tấm của Việt Nam có xu hướng tăng nhẹ, từ mức 495 USD/tấn vào đầu tháng lên khoảng 498 USD/tấn vào gần cuối tháng.
Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Thái Lan có xu hướng tăng mạnh từ 466 USD/tấn vào đầu tháng lên 480 USD/tấn vào gần cuối tháng.
Nguyên nhân chính là do nguồn cung từ vụ mới chậm đưa ra thị trường khiến tình trạng khan hiếm làm giảm giá xảy ra.
Tại thị trường trong nước, giá lúa, gạo tại các tỉnh ĐBSCL diễn biến tăng, giảm trái chiều trong tháng 11, song nhìn chung giá tăng nhẹ so với tháng 10/2020.
Cụ thể, tại An Giang, lúa IR50404 tăng 200 đồng/kg lên mức 6.200 đồng/kg; lúa OM 2514 tăng 400 đồng/kg lên mức 6.300 đồng/kg; lúa gạo thường ở mức 10.500 đồng/kg; gạo thơm đặc sản jasmine ở mức 14.500 đồng/kg.
Tại Kiên Giang, giá lúa giảm do mưa bão gây ngập úng, với lúa IR50404 giảm 200 đồng/kg xuống còn 6.600 - 6.800 đồng/kg; lúa OM 6976 ở mức 6.900 - 7.200 đồng/kg; lúa OM 5451 giảm 200 đồng/kg xuống 7.000 - 7.100 đồng/kg.
Tại Vĩnh Long, lúa IR50404 tại huyện Vũng Liêm được ghi nhận ở mức cao, 6.000 đồng/kg lúa tươi và 6.800 đồng/kg lúa khô; lúa hạt dài tươi ở mức 6.300 đồng/kg, lúa khô ở mức 6.900 đồng/kg.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường dự báo, dự kiến tháng 12 và thời gian tới giá gạo sẽ bình ổn trở lại, do nguồn cung từ vụ Thu - Đông đang vơi dần và cung từ lúa Đông Xuân sẽ bắt đầu từ 1 - 2 tháng tới.
Sầu riêng, khoai lang sẽ đường đường... "xuất ngoại" vào Trung Quốc Bộ NNPTNT đang thúc đẩy tiến trình mở cửa theo thứ tự ưu tiên đối với một số loại trái cây, nông sản vào thị trường Trung Quốc như: Bưởi, chanh leo, bơ, na, roi, dừa, thảo quả, sầu riêng... Xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc Tại hội thảo quốc tế "Trao đổi thông tin các quy định thị trường, kiểm soát...