Giá cao su hôm nay 2/4: Quay đầu giảm tại Trung Quốc, trong nước ‘đứng yên’, lý do nhu cầu cao su toàn cầu chậm lại
Giá cao su hôm nay tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) quay đầu giảm giá. Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) ước tính, sản lượng cao su tự nhiên thế giới tháng 2/2021 ước đạt 897.000 tấn, giảm 12,4% so với tháng 2/2020.
Giá cao su hôm nay: Giảm giá. (Nguồn: Cafe F)
Cập nhật giá cao su thế giới
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) , giá cao su giao kỳ hạn tháng 4/2021 ghi nhận mức 241,3 Yen/kg, tăng 0,5 Yen (tương đương tăng 0,21%) so với giao dịch trước đó.
Kỳ hạn tháng 6/2021 trên sàn Osaka giao dịch ở mức 242,4 Yen/kg, tăng 2,8 Yen; kỳ hạn tháng 8/2021 đạt mức 244,2 JPY/kg từ phiên cuối tuần qua.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) , giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 4/2021 điều chỉnh lên mức 13.625 Nhân dân tệ/kg, giảm 255 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó.
Kỳ hạn tháng 6/2021 ở mức 14.025 Nhân dân tệ/tấn, tăng 125 Nhân dân tệ so với hôm qua; kỳ hạn tháng 8/2021 ở mức 14.140 Nhân dân tệ/tấn, tăng 100 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó.
Video đang HOT
Giá cao su trên thị trường châu Á giảm do lo ngại về đợt phong tỏa chống dịch Covid-19 mới ở châu Âu và nhiều nước châu Á, cũng như căng thẳng gia tăng giữa các nước châu Âu và Trung Quốc có thể làm chậm lại sự hồi phục nhu cầu cao su trên toàn cầu.
Tình hình sản xuất bị ảnh hưởng khi một số quốc gia lớn ở châu Âu áp dụng biện pháp ngăn chặn các ca nhiễm mới gia tăng trở lại.
Tuy nhiên, các chương trình tiêm chủng chậm lại do lo ngại về tác dụng phụ của vaccine AstraZeneca đang phân phối rộng rãi ở châu Âu, hứa hẹn nhanh chóng đẩy lùi được đại dịch.
Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), sản lượng cao su tự nhiên thế giới tháng 2/2021 ước đạt 897.000 tấn, giảm 12,4% so với tháng 2/2020. Trong khi đó, mức tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn cầu trong tháng 2/2021 ước đạt 1,10 triệu tấn, tăng 47,5% so với tháng 2/2020.
Tại Campuchia, theo Bộ Nông, Lâm và Ngư nghiệp Campuchia, trong 2 tháng đầu năm 2021, quốc gia này xuất khẩu được 83,62 nghìn tấn mủ cao su tự nhiên, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Giá mủ cao su tự nhiên của Campuchia tăng hơn 10% trong quý I/2021 nhờ nhu cầu cao từ Trung Quốc. Đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc được cải thiện, đã thúc đẩy nhu cầu nguyên liệu cao su tăng mạnh.
Cập nhật giá cao su trong nước
Giá mủ SVR trong nước cũng đã có đợt điều chỉnh trong tuần này.
Hiện mủ SVR 20 đang có mức thấp nhất 25.206,3 đồng/kg.
SVR L hôm nay đạt 39.297,13 đồng/kg.
SVR GP đạt 25.677,86 đồng/kg.
Mủ SVR 10 đạt 25.318,58 đồng/kg.
Theo ước tính, trong tháng 3/2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt khoảng 140 nghìn tấn, trị giá 243 triệu USD, tăng 33,6% về lượng và tăng 40,3% về trị giá so với tháng 2/2021; so với tháng 3/2020 tăng 130,7% về lượng và tăng 178,5% về trị giá; giá xuất khẩu bình quân tăng 5% so với tháng 2/2021 và tăng 20,7% so với tháng 3/2020, lên mức 1.736 USD/tấn.
Trong 2 tháng đầu năm 2021, Trung Quốc nhập khẩu cao su tự nhiên (mã HS 4001) đạt 493,33 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong 2 tháng đầu năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 3 cho Trung Quốc, đạt 46,75 triệu USD, tăng 108,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc chiếm 9,48%, tăng so với mức 5,33% của 2 tháng đầu năm 2020.
Xuất khẩu cao su mang về 1,15 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2020
Lũy kế 8 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cao su ước đạt 905 nghìn tấn, trị giá 1,15 tỷ USD, giảm 5,9% về lượng và giảm 12,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Ảnh minh họa.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong tháng 8/2020, giá mủ cao su nguyên liệu trong nước tăng theo giá của thị trường thế giới.
Theo ước tính, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 8/2020 đạt 220 nghìn tấn, trị giá 267 triệu USD, tăng 8,5% về lượng và tăng 8,9% về trị giá so với tháng 7/2020; so với tháng 8/2019 tăng 21,5% về lượng và tăng 9,3% về trị giá, giá xuất khẩu bình quân giảm 10% so với cùng kỳ năm 2019 xuống còn 1.214 USD/tấn.
Lũy kế 8 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cao su ước đạt 905 nghìn tấn, trị giá 1,15 tỷ USD, giảm 5,9% về lượng và giảm 12,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019, giá xuất khẩu bình quân giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2019, ở mức 1.272 USD/tấn.
Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 7 tháng đầu năm 2020, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS: 400280) là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 64,7% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, đạt 442,8 nghìn tấn, trị giá 566,59 triệu USD, tăng 21,9% về lượng và tăng 13,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, 98,3% lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Trong 7 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu bình quân phần lớn các chủng loại cao su đều có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2019, trừ một số chủng loại có giá xuất khẩu trung bình tăng như SVR 3L, SVR CV60, SVR CV50, cao su tái sinh, cao su hỗn hợp.
Trên thị trường thế giới, trong tháng 8/2020, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt tăng mạnh. Giá cao su tăng mạnh do thị trường lo ngại tình trạng thiếu nhân lực khai thác mủ cao su sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung; thông tin tích cực từ thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sau nhiều tuần căng thẳng; nhu cầu cao su thế giới tháng 9/2020 được dự báo tiếp tục tăng.
Theo Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới tháng 9/2020 dự kiến đạt 1,157 nghìn tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước. Xu hướng tăng này bắt đầu từ tháng 8/2020 khi các nước dần hồi phục sản xuất.
Giá cao su tiếp tục tăng do yếu tố mùa vụ Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) dự báo, giá cao su tiếp tục tăng do yếu tố mùa vụ và nhu cầu của thị trường thế giới. Theo Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), khối lượng xuất khẩu cao...