Gia cảnh thương tâm của nạn nhân mất mạng do bị ong rừng đốt
Đã có nhiều trường hợp bị ong rừng đốt dẫn đến tử vong. Mặc dù vậy, tình trạng vào rừng đốt tổ ong lấy nhộng hoặc mật vẫn diễn ra nhiều nơi ở các huyện miền núi Nghệ An. Đặc biệt là vào mùa thu, cũng là thời điểm ong vò vẽ làm tổ.
Gia đình anh K. tổ chức tang lễ cho nạn nhân.
Vợ đang mang bầu, chồng mất mạng
Ngôi nhà sàn của gia đình anh Lương Văn K. (SN 1985), trú bản Quảng, xã Nam Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An vốn đã cũ nát nay càng thê thảm, u buồn hơn khi người đàn ông này vừa qua đời cách đây vài ngày do bị ong đốt. Vợ anh K. hiện đang mang thai người con thứ 3, chốc lát chị lại khóc ngất, nằm bẹp giường không dậy được. Toàn bộ việc tổ chức đám tang cho anh K. đều phụ thuộc vào người thân và bà con láng giềng.
Theo người thân kể, trước đó, vào chiều 7/9, anh Lương Văn K. và 3 người đàn ông cùng trú trong bản rủ nhau vào rừng lấy củi. Thời điểm này cả nhóm phát hiện một tổ ong khá to nên bàn nhau đốt tổ để lấy nhộng. Sau đó mọi người chia nhau phát cây. Tuy nhiên, quá trình làm thì bị đàn ong tấn công, mọi người bỏ chạy tán loạn. Ba người kia chạy thoát, khi quay lại thì phát hiện anh K. bị ong đốt kín người. Mặc dù nạn nhân được đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong sau đó.
Ông Lương Văn Thành, Chủ tịch UBND xã Nam Sơn cho biết: “Gia đình anh K. thuộc diện hộ nghèo. Vợ chồng anh K. có 2 người con nhưng các cháu còn nhỏ, người vợ hiện đang mang thai nên sức khỏe rất yếu. Hoàn cảnh gia rất khó khăn, chính quyền địa phương đã cử cán bộ xuống cùng gia đình tổ chức đám tang và quyên góp để ủng hộ. Anh K. là lao động chính trong nhà, giờ anh mất đi gia đình càng khó khăn gấp bội”.
Theo vị chủ tịch xã, việc người dân vào rừng lấy nhộng thời gian này rất phổ biến. Hiện tại đã qua mùa ong mật, thế nhưng mùa thu lại là thời gian hoạt động mạnh của ong vò vẽ và 1 số loài ong rừng khác. Chúng chọn những hốc đất, cành cây, bụi rậm xây tổ. Đây cũng là thời điểm ong rừng trở nên hung hãn nhất. Không ít trường hợp người dân bị ong đốt dẫn đến tử vong.
Tại huyện miền núi Quế Phong cách đây 1 năm, có tới 7 người bị ong đốt phải nhập viện. Sự việc xảy ra vào chiều 21/9/2018, vợ chồng anh Thò Bá Lâu và chị Thò Thị Thông, trú xã Tri Lễ, huyện Quế Phong ra đồng gặt lúa. Có 5 cháu bé (từ 4 – 6 tuổi) gồm 3 con của vợ chồng anh Lâu và 2 cháu gọi anh Lâu bằng chú ruột cùng đi theo để chơi. Tại đây, các cháu nhỏ phát hiện một tổ ong rừng trên cây liền dùng que chọc nên bị đàn ong tấn công. Phát hiện sự việc, vợ chồng anh Lâu chạy đến cứu nhưng cũng bị đàn ong đốt. Ngay sau đó, người dân địa phương đưa cả 7 người đến Trung tâm y tế huyện Quế Phong cấp cứu.
Video đang HOT
Ông Lữ Văn Cương, Phó chủ tịch UBND xã Tri Lễ cho biết, các làng bản địa bàn miền núi thường có nhiều cây xanh nên thu hút các đàn ong đến làm tổ. Những đàn ong sinh sống gần các khu dân cư đang ngày càng trở nên hung dữ. Một nguyên nhân được cho là do không ít người có thói quen bắt ong lấy nhộng, hoặc chỉ đơn giản là chọc phá. Bị quấy nhiễu, những đàn ong rừng sẽ chủ động tấn công người dù đang cách tổ của chúng một khoảng cách xa. “1kg nhộng ong có thể bán đến 250.000 đồng, chính vì vậy vào thời điểm này có rất nhiều người đi săn nhộng. Tuy nhiên, khi tổ ong bị vỡ thì chúng rất hung hãn. Khi cảm thấy nguy hiểm chúng sẽ tấn công con người, càng bỏ chạy chúng càng đuổi theo. Nhiều người bị đốt tử vong rồi”, ông Cương cảnh báo.
Rất dễ tử vong nếu không được cứu chữa tích cực, đúng cách và triệt để
Bác sĩ Lê Quang Trung, Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quế Phong cho biết, mùa hè là thời điểm tai nạn do ong đốt gia tăng. Các khu vực miền núi Nghệ An có nhiều loại ong, các loại ong thường gây nhiễm độc là ong vò vẽ, ong bắp cày, ong mật và một số ong chưa rõ loại ở các vùng rừng núi. Các loại ong vò vẽ, ong bắp cày và một số loại ong vùng rừng núi rất độc và nguy hiểm.
Tùy số nốt đốt và phản ứng của từng cá thể, bệnh nhân có thể bị phù mặt, thanh khí phế quản và thanh môn, khó thở, nói khàn; liệt thần kinh (mặt, ngoại biên, mắt), thậm chí bị tổn thương thần kinh lan tỏa rất nặng nề. Độc chất của nọc ong vò vẽ còn gây nhược cơ trầm trọng. Nếu bị đốt 40-50 nốt (ở trẻ em là 30 nốt), bệnh nhân rất dễ tử vong nếu không được cứu chữa tích cực, đúng cách và triệt để.
“Khi phát hiện nạn nhân bị ong đốt cần nhanh chóng đưa ra khỏi khu vực có ong. Đặt nạn nhân nằm yên một chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan truyền trong cơ thể. Tuyệt đối không dùng tay nặn để lấy ngòi vì túi độc có thể sẽ vỡ, làm cho nọc độc lan ra và thấm sâu hơn vào cơ thể. Cho nạn nhân uống nước để thải bớt độc tố. Sau khi sơ cứu, cần đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời”, bác sĩ Trung nói. Sơ cứu ban đầu đúng cách sẽ tránh bệnh diễn biến nặng, suy đa tạng. Một số người dân bôi kem đánh răng, hồ nước… sau khi bị ong đốt, nhưng cách làm này chỉ có tính chất làm mát, dịu nốt đốt, không thể chữa trị tình trạng nhiễm độc. Có trường hợp chỉ bị ong đốt 2 nốt song tình trạng nhiễm độc lại rất nặng. Nọc độc của ong có thể gây vỡ hồng cầu, tan máu, tổn thương cơ, tiêu cơ vân, rối loạn đông máu…
Anh Ngọc
Theo ĐSPL
Nghệ An: "Bày binh bố trận" nuôi loài ong "tử thần" la liệt khắp vườn
Hỏi nhà anh Nguyễn Văn Thành nuôi ong vò vẽ ở xóm 2 xã Nghĩa Thuận, thị xã Thái Hoà ( Nghệ An) thì cả xã Nghĩa Thuận ai ai cũng biết, bởi anh là người dám nuôi ong bò vẽ-loài ong "tử thần", loài ong "hung thần".
Khu vườn nhà anh Thành hiện đang treo la liệt hơn 100 tổ ong vò vẽ người ngoài nhìn vào ớn lạnh với cả trăm tổ ong như được "bày binh bố trận".
Sau khi học hỏi kinh nghiệm nuôi ong vò vẽ từ các bạn , anh Thành quyết định thử nghiệm với mô hình nuôi ong vò vẽ, và anh đã thành công bước đầu. Ảnh: Mỹ Hà
Tháng 5/2019 khu vườn rộng chừng 3.000m2 nhà anh Thành có điểm mới lạ khiến nhiều người hiếu kỳ đến ngó nghiêng. Đó là "trận địa" cả trăm tổ ong vò vẽ được anh dựng lên trong vườn, có giàn treo ngay ngắn, thẳng hàng, rất bắt mắt gây tò mò nhưng cũng mang lại cảm giác sợ hãi cho nhiều người.
Những ai từng biết về loài ong vò vẽ này chắc chắn sẽ không thể xem thường những chiếc tổ màu nâu đất treo im lìm trên những cành cây, bụi tre, thậm chí là ngay cạnh chuồng bò hay bên bờ ao. Chỉ cần một chút động tĩnh, lũ ong sẽ ào ra với sụ hung hãn. Ấy thế nhưng anh Thành đã chung sống với những đàn ong này từ tháng 5/2019 đến nay.
Anh Thành giới thiệu, đây là con ong thợ khoẻ mạnh của mỗi tổ ong vò vẽ mà anh đang nuôi. Mỗi tổ ong có hàng nghìn con, nhưng quan trọng nhất vẫn là con ong thợ. Ảnh: Mỹ Hà
Bà Trần Thị Hoa- một người dân ở xóm 2 xã Nghĩa Thuận, thị xã Thái Hoà ( Nghệ An) nói với PV Báo điện tử DANVIET.VN: " Cô hỏi đường đến nhà chú Thành nuôi ong vò vẽ à? Dân chúng tôi thấy người ta đi đốt trên rừng bắt nhộng vò vẽ về bán thì nhiều rồi, nhưng đây là lần đầu tiên thấy có người đưa tổ mang về vườn nuôi. Trông nguy hiểm, nhưng mô hình này lạ lạ nên bà con ai cũng tò mò ."
Mặn chuyện, chị Hường- cũng trú tại xóm 2 Nghĩa Thuận cũng tiết lộ với PV Báo điện tử DANVIET.VN: "Ban đầu hàng xóm chúng tôi cũng hơi lo. Nhưng số tổ ong vò vẽ được đặt trong vườn cách khá xa, hơn nữa nếu không chọc phá thì ong cũng không bay cắn nên giờ gia đình tôi cũng thấy bình thường. Chú Thành nuôi ong từ đầu tháng 5, hiện tại đang thu hoạch lứa nhộng đầu, Chú làm giàn treo ngay ngắn nhìn đẹp mắt lắm....".
Hàng trăm tổ ong được anh Thành bắt về làm giàn treo ngay ngắn. Những tổ ban đầu chỉ to hơn cái nắm tay, bây giờ đã phát triển lên, có những tổ khi thu hoạch nặng tới cả chục Kg. Ảnh: Mỹ Hà
Theo quan sát của PV Báo điện tử DANVIET.VN, gia đình anh Thành có tổng cộng hơn 100 tổ ong vò vẽ. Điều đáng nói, không phải những đàn ong tự tìm đến vườn nhà anh Thành làm tổ mà anhđã đích thân lên rừng đưa về. Hễ gặp tổ ong vò vẽ ở đâu hay nghe thông tin có tổ ong vò vẽ là anh tìm đến bắt cho kỳ được.
Để bắt ong vò vẽ anh Thành chỉ có một bộ đồ bảo hộ lao động kín từ đầu đến chân. Khi thấy tổ ong, anh Thành cần trùm kín lối ra vào ở tổ rồi đưa cả tổ về. Tối đến, anh mới đem treo lên nơi nào đó rồi bỏ nút đậy lưới trùm ra. Phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN tìm tới vừa đúng lúc anh Thành thu hoạch lứa nhộng đầu tiên sau hơn 3 tháng thử nghiệm nuôi ong vò vẽ.
Chia sẽ với phóng viên báo DANVIET.VN, anh Thành vui vẻ nói: "Loài ong nguy hiểm bậc nhất ở rừng, bắt không cẩn thận là nó đốt chết người như chơi. Cơ duyên khiến tôi nuôi loài ong này cũng không có gì đặc biệt lắm. Vì tôi thích tìm hiểu về các loài ong, và qua các bạn bè ngoài Bắc nên tôi học hỏi, tìm tòi thêm. Các bạn tôi từ ngoài Bắc hay vào đây mua mật, nên họ chia sẻ kinh nghiệm cho tôi. Mô hình này ở Nghệ An đang ít, chứ ngoài Bắc họ nuôi nhiều rồi". "
Bắt đầu vào cuối tháng 4 âm lịch, anh Thành và bố anh đã đi lên rừng gần nhà để tìm và bắt tổ. Ban đầu ngày được 5 hoặc nhiều thì 10 tổ, có ngày được vài tổ thôi, vì ong này khó tìm lắm. Tổ ong bắt về, anh Thành dựng, chống các cành cây thành hàng và treo tổ của chúng lên.
"Cứ như vậy, cho tới hôm nay cả 2 khoảnh vườn tôi đã có hơn 100 tổ ong vò vẽ. Nhiều người chưa hiểu về con ong vò vẽ cứ hỏi nuôi ong vò vẽ để làm gì? Nuôi ong vò vẽ để lấy nhộng non bán. Hôm nay, tôi thu hoạch đợt đầu tiên cũng được hơn 1 tạ nhộng ong, giá bán 200.000 đồng/kg. Mỗi đợt thu hoạch cũng được tổng cộng hơn 20.000.000 đồng tiền bán nhộng ong. Tôi chọn những tổ to cắt đi, để lại tổ nhỏ và vừa để bầy ong lại tiếp tục phát triển. Thương lái họ tự tìm tới nhà để mua nhọng ong vò vẽ chứ không phải mang đi đâu cả", anh Thành tiết lộ với PV Báo điện tử DANVIET.VN.
Đây là một phần của lứa ong vò vẽ đầu tiên mà anh Thành đang thu hoạch để lấy nhộng non bán. Theo anh Thành, mỗi năm thu hoạch nhộng ong thành ba đợt, mỗi đợt hơn 1 tạ nhộng ong vò vẽ... Ảnh: Mỹ Hà.
Được biết vò vẽ là loại ong khá phổ biến ở các vùng miền trong nước. Đây là loài ong có nọc khá độc, khi bị cùng lúc nhiều con đốt (chích) có thể gây tử vong nên nhiều người ví gọi vò vẽ là ong "tử thần", ong "hung thần". Tuy nhiên nhộng ong vò vẽ là loại có nhiều chất dinh dưỡng tốt nên được yêu thích khi chế biến các món ăn bổ dưỡng.
Theo Danviet
LẠ: Thương binh 40 năm "luyện" ong rừng làm mật ở Vân Đồn Để lại một phần xương máu ở chiến trường, trở về đời thường, người thương binh Lê Thế Hùng (thôn 2, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) tập trung phát triển nghề nuôi ong, cho thu nhập cao, đồng thời còn truyền nghề giúp đỡ được nhiều thương binh, người dân trong vùng. Điều đặc biệt, loài ong ông Hùng...