Gia cảnh đáng thương của thương binh bị tâm thần
Chúng tôi tìm về xóm 16, xã Xuân Phong ( Xuân Trường, Nam Định), hỏi nhà ông Phạm Văn Hiệu, sinh năm 1969.
Trong ngôi nhà cấp 4 tuềnh toàng, xập xệ, tài sản chẳng có gì đáng giá, ông Hiệu đang ngồi trên giường với ánh mắt thẫn thờ, hầu như chẳng có chút phản xạ. Bên cạnh là người mẹ già đã hơn 90 tuổi…
Chúng tôi được biết, tháng 3-1987, ông Phạm Văn Hiệu tình nguyện lên đường nhập ngũ, công tác tại Tiểu đoàn 4, Lữ đoàn 273 (Quân đoàn 3). Do có thành tích trong công tác, ông Hiệu được đơn vị cử đi học lái xe. Đầu năm 1989, trong một lần lái xe phục vụ bộ đội thực hiện nhiệm vụ, xe ô tô bị lật, khiến ông bị thương rất nặng ở đầu. Ông được đồng đội đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu, gần một tháng sau mới hồi tỉnh.
Ông Phạm Văn Hiệu trong ngôi nhà cấp 4 đã xuống cấp.
Tháng 4-1991, do sức khỏe yếu, ông Hiệu được giải quyết phục viên với quân hàm trung sĩ, được xác định tỷ lệ thương tật 62%, là thương binh loại B. Về gia đình, mỗi khi trái gió, trở trời, vết thương cũ ở đầu ông Hiệu tái phát, trí nhớ giảm sút. Gia đình đã nhiều lần đưa ông đi chữa trị tại các bệnh viện nhưng bệnh tình không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn. Các bác sĩ kết luận, ông bị tâm thần do ngoại lực tác động vào trung khu thần kinh. Hiện nay, ông không còn khả năng nhận thức, cả ngày chỉ tha thẩn một mình, không chịu mặc quần áo…
Gia đình ông Hiệu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Không những không có vợ, con, ông Hiệu còn người mẹ già năm nay đã ngoài 90 tuổi, thường xuyên đau yếu và một người chị gái bị bệnh tự kỷ. Mọi sinh hoạt của gia đình ông Hiệu chỉ trông chờ vào số tiền mà ông được hưởng theo chế độ thương binh (khoảng 1,6 triệu đồng/tháng)…
Hoàn cảnh của gia đình thương binh Phạm Văn Hiệu rất khó khăn, mong nhận được sự sẻ chia, giúp đỡ của cộng đồng và đồng chí đồng đội.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ: Ông Phạm Văn Hiệu, xóm 16, xã Xuân Phong, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định; điện thoại: 0336.678.322 (ông Phạm Văn Thị, em trai ông Hiệu).
Bài và ảnh: CAO THANH ĐÔNG
Cửa sổ đóng kín và thảm họa lây virus tại khoa tâm thần ở Hàn Quốc
Tại khoa tâm thần của Bệnh viện Daenam ở Hàn Quốc, cửa sổ đóng kín để ngăn bệnh nhân có ý định tự tử. Bệnh nhân ngủ chung phòng trên các tấm nệm.
Khi virus corona lây vào bên trong khoa tâm thần, các quan chức bệnh viện Daenam và cơ quan y tế Hàn Quốc đứng trước quyết định khó khăn. Họ quyết định phong tỏa khoa tâm thần và hơn 100 bệnh nhân bên trong.
Trong số 3.526 bệnh nhân nhiễm virus corona chủng mới ở Hàn Quốc (tính đến sáng 1/3), có 101 bệnh nhân ở khoa tâm thần Bệnh viện Daenam, nằm ở huyện Cheongdo, tỉnh Gyeongsang Bắc - tỉnh có số lượng lớn ca nhiễm.
7 bệnh nhân trong khoa này đã tử vong. Chỉ hai bệnh nhân trong khoa không nhiễm bệnh.
Bệnh nhân ngủ chung phòng trên các tấm nệm. Ảnh: Trung tâm Y tế Quốc gia Hàn Quốc.
Quyết định gây tranh cãi
Theo Washington Post, đối với công chúng Hàn Quốc, quyết định phong tỏa khoa tâm thần là quyết định gây tranh cãi, chạm vào vấn đề đạo đức lẫn hiệu quả phòng dịch, lại diễn ra giữa một tình thế cấp bách.
Quyết định được đưa ra trong bối cảnh giới chức Hàn Quốc cam kết không đi theo cách tiếp cận của Trung Quốc là phong tỏa diện rộng các thành phố.
Dịch Covid-19 đã bùng phát tại Bệnh viện Daenam. Ảnh: Trung tâm Y tế Quốc gia Hàn Quốc.
Vụ bùng phát dịch Covid-19 tại Bệnh viện Daenam cũng phản ánh thách thức mà các cơ sở y tế, viện dưỡng lão và các cơ sở nội trú khác gặp phải trong bối cảnh dịch bệnh lây lan.
Giới chức y tế Hàn Quốc ngày 27/2 tuyên bố sẽ chuyển các bệnh nhân khỏi khoa tâm thần của Bệnh viện Daenam - quyết định "đầy khổ tâm", theo lời Jung Eun Kyeong, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc.
Nhưng ông Jung nói đây là điều bất khả kháng, vì khó tìm được nơi nào vừa điều trị virus corona, vừa điều trị những rối loạn tâm thần của các bệnh nhân.
Dù vậy, việc phong tỏa khoa tâm thần vẫn đặt ra những câu hỏi. Một khoa nội trú như vậy là môi trường thuận lợi cho virus lây lan, theo ủy ban các bác sĩ từ Trung tâm Y tế Quốc gia Hàn Quốc (NMC).
Báo cáo từ giới chuyên môn
Báo cáo công bố ngày 26/2 của ủy ban cho biết các cửa sổ bị đóng đã khiến không khí không thể lưu thông. Nước khử trùng tay không thể được để ra ngoài vì các bệnh nhân có thể uống. Để theo dõi bệnh nhân liên tục, nhà vệ sinh còn không được chia ngăn, theo Washington Post.
"Một khi virus vào được trong khu vực kín, sẽ lây khá dễ dàng", Lee So Hee, bác sĩ tâm lý từ NMC, nói với các phóng viên. "Các bệnh nhân nội trú đã có hệ miễn dịch suy giảm, virus có thể ảnh hưởng nặng tới họ".
Baik Jae Joong, bác sĩ chuyên khoa phổi tại Bệnh viện Green ở Seoul, nói giới chức y tế lẽ ra không nên khóa các bệnh nhân nhiễm bệnh bên trong.
"Cơ bản là họ bị bỏ mặc cho chết bên trong", Baik nói. "Bệnh nhân được cách ly trong chính môi trường đã làm họ nhiễm bệnh. Đó là thảm họa về y học và điều cấm kị về y đức".
Kim Sung Yeon, Giám đốc của tổ chức Solidarity Against Disability Discrimination (Đoàn kết Chống Kỳ thị Người khuyết tật), nói một bệnh nhân tại Daenam "đã được giải thoát khỏi khoa tâm thần bằng cái chết" sau 20 năm ở trong viện. Ông Kim nói bệnh nhân này chỉ nặng 42 kg khi chết.
Chỉ hai người trong khoa tâm thần là không nhiễm virus. Ảnh: Trung tâm Y tế Quốc gia Hàn Quốc.
Trong một thông cáo, Bệnh viện Daenam cho biết vẫn đang điều tra xem virus vào khu tâm thần vốn luôn khóa như thế nào.
Truyền thông Hàn Quốc đưa tin các tín đồ giáo phái Tân Thiên Địa nhiễm virus đã dự một đám tang được tổ chức trong khuôn viên bệnh viện vào tháng 2. Tân Thiên Địa tự coi là một nhánh của Cơ Đốc giáo nhưng bị các nhánh chính của Cơ Đốc giáo coi là dị giáo. Gần một nửa số ca nhiễm virus corona chủng mới tại Hàn Quốc có liên quan đến giáo phái này.
Nhiều người từng là thành viên giáo phái đã nói các tín đồ phải ngồi sát nhau, thành hàng dài, bị cấm đeo khẩu trang vì sẽ "bất kính với Chúa", phải nói "Amen" sau mỗi câu nói của linh mục - môi trường thuận lợi nhất để virus lây lan.
Bệnh viện Daenam cho biết người em trai của người sáng lập giáo phái vào tháng trước đã qua đời tại bệnh viện, và lễ tang của ông được tổ chức tại tầng hầm của bệnh viện vào ngày 2/2.
Các bệnh nhân khoa tâm thần của bệnh viện bắt đầu có triệu chứng liên quan tới virus corona vào khoảng giữa tháng 2, theo thông cáo.
Các mối đe dọa tương tự đã được ghi nhận tại một số bệnh viện trên khắp Hàn Quốc. Yonhap ngày 26/2 đưa tin một bệnh viện điều dưỡng nằm ở thành phố cảng phía nam Busan đã bị cách ly vào trước đó một ngày, sau khi một nhân viên được phát hiện nhiễm bệnh.
Một bệnh viện khác ở Changwon, cách Seoul khoảng 400 km về phía nam, ngày 26/2 đã bị đóng cửa trong 14 ngày sau khi có thêm một y tá xét nghiệm dương tính với virus. Ba nhân viên y tế, bao gồm một bác sĩ, trước đó đã được xác nhận nhiễm virus tự cách ly.
Ngoài ra, ít nhất 21 trường hợp đã được ghi nhận tại một cơ sở nhỏ của người khuyết tật ở Chilgok, cách Seoul 280 km về phía nam và ngay phía bắc của Daegu.
Giáo chủ được tin là bất tử của Tân Thiên Địa là ai?
Giáo phái Tân Thiên Địa (Shincheonji) là trung tâm của sự bùng phát dịch do virus corona gây ra, vướng nhiều tranh cãi, vì một nửa số ca nhiễm có liên quan đến giáo phái này.
Theo news.zing.vn
Bằng cách nào Việt Nam trở thành "niềm hy vọng" của thế giới trong đại dịch SARS 2003? "Đó là tốc độ, năng lực lãnh đạo, tính minh bạch, linh hoạt, sự quyết liệt trong giáo dục cộng đồng về cách thức phòng tránh. Nghe thì dễ đấy, nhưng thực tế không phải vậy". Trong đại dịch SARS, kiểm tra thân nhiệt là hoạt động bắt buộc đối với tất cả hành khách xuất nhập cảnh tại tất cả các quốc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tài xế ô tô con dừng giữa đường nghi để thách thức xe tải ở Đắk Lắk

Đội cứu hộ Bộ Công an mang flycam, radar sang Myanmar tìm nạn nhân động đất

Bộ Công an Việt Nam đưa người sang hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất

Tài xế ô tô 16 chỗ đánh nhau với người đi đường tại TPHCM

Ô tô và xe máy rơi xuống cống, 3 người thương vong

Quảng Trị: Chở 130 kg pháo lậu trên ô tô, bị bắt quả tang

Xe chở học sinh lật trên cao tốc, 2 người bị thương

Bơi qua sông về nhà sau cuộc nhậu, người đàn ông đuối nước tử vong

79 quân nhân sắp sang Myanmar cứu trợ sau thảm họa động đất

Bé trai 6 tuổi tử vong nghi do rơi từ lầu chung cư ở TPHCM

Lý do Hà Nội, TPHCM cách Myanmar hơn 1.000km vẫn thấy rung lắc vì động đất

Từ động đất ở Myanmar, chuyên gia cảnh báo gì về các tòa nhà cao tầng ở Việt Nam?
Có thể bạn quan tâm

Một Anh Tài bóng gió việc ý tưởng bị đạo nhái, fan Say Hi "nổi điên" làm bùng cuộc chiến mới với show Chông Gai!
Nhạc việt
19:56:14 30/03/2025
Tên lửa của châu Âu rơi ngay sau khi phóng
Thế giới
19:50:05 30/03/2025
Công thức pha nước chanh giải khát làm đẹp da
Làm đẹp
19:34:52 30/03/2025
Khi "cái chùa" ở cạnh "cái chợ": Anh trai mệt mỏi vì bài vở còn phải trông nhóc em siêu quậy chỉ mê ăn
Netizen
19:02:24 30/03/2025
Amad Diallo báo tin vui cho MU
Sao thể thao
18:59:36 30/03/2025
Đỗ Mỹ Linh "bất lực" với chồng và con gái
Sao việt
17:56:46 30/03/2025
Trúng số độc đắc đúng ngày 31/3/2025, định mệnh an bài, 3 con giáp khổ trước sướng sau, sự nghiệp phất lên ầm ầm, tiền tài rủng rỉnh
Trắc nghiệm
16:03:09 30/03/2025
Mát trời ăn cá kho cùng thứ này bao nhiêu cơm cũng hết
Ẩm thực
15:58:38 30/03/2025
2 thiếu nữ ghen tuông, gần 70 đối tượng chuẩn bị hỗn chiến
Pháp luật
14:39:44 30/03/2025
Ngoại lệ của sao hạng S: G-Dragon hoà mình hát giữa đám đông 40 nghìn người, cảnh tượng vỡ trận nhìn mà choáng!
Nhạc quốc tế
14:38:53 30/03/2025