Giá căn hộ TP.HCM liên tục lập đỉnh vào quý 2
Quỹ đất hạn chế, nguồn cung khan hiếm cùng chi phí vật liệu xây dựng tăng đã khiến giá phân khúc căn hộ tại TP.HCM liên tục leo thang trong 3 tháng đầu năm.
Quý 1/2022, giá căn hộ TP.HCM liên tục lập đỉnh
Giá căn hộ TP.HCM đạt đỉnh trong 10 năm qua
Thời gian qua, thị trường căn hộ TP.HCM đã sôi động trở lại nhờ vào việc tiêm phủ vaccine, dịch bệnh được kiểm soát và mở cửa thị trường. Ghi nhận, giá căn hộ cũng tăng liên tục, mặt bằng giá mới được thiết lập nhanh chóng.
Giá nhà tăng khiến nhiều người chật vật trong việc tìm kiếm nhà giá rẻ. Bởi thực tế, thị trường TP.HCM hầu như đã “tuyệt chủng” căn hộ dưới 2 tỷ (tương đương dưới 40 triệu/m2 cho căn hộ 60m2).
Anh Cao Hiếu (36 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức) cho hay, ở trọ nhiều năm, nhưng sau đợt dịch lần thứ 4 anh đã quyết định tìm mua căn hộ chung cư để đảm bảo không gian sống cho gia đình. Anh Hiếu kỳ vọng sau thời điểm dịch thì giá nhà ở sẽ dễ chịu.
Tuy nhiên, qua khảo sát với các công ty môi giới, giá bán các dự án căn hộ đều tăng cao. Gia đình anh phải vay mượn mới mua được căn hộ chỉ hơn 60m2.
Giá căn hộ TP.HCM liên tục leo thang. Ảnh: L.S
Video đang HOT
Theo số liệu nghiên cứu thị trường của Cushman & Wakefield Vietnam, thị trường bất động sản TP.HCM quý 1 có mức giá bán ở phân khúc căn hộ tiếp tục lập đỉnh.
Cụ thể, Cushman & Wakefield Vietnam ghi nhận mức giá bán trung bình toàn thị trường bao gồm tất cả các phân khúc đạt 3.300 USD/m2 (tương đương 75,4 triệu đồng), tăng 8% theo quý và tăng 27% theo năm.
Ngân hàng siết cho vay bất động sản, nhà đầu tư lo ngại mất đòn bẩy tài chính?
Đáng chú ý, giá bán thị trường căn hộ không ngừng đạt đỉnh trong 10 năm qua.
Nguyên nhân do giá đất tăng trong bối cảnh quỹ đất hạn chế, chi phí vật liệu xây dựng tăng và thị trường đón nhận nhiều sản phẩm thuộc phân khúc hạng sang và siêu sang, thúc đẩy giá trung bình theo đó tăng lên.
Tổng nguồn cung căn hộ tại TP.HCM tính từ 2004 đến nay đạt 315.000 căn. Trong đó, nguồn cung mới trong quý I đạt 2.500 căn, đến từ bốn dự án Vinhomes Grand Park (Beverly The Resort) – TP.Thủ Đức, Akari City Phase 2 – Quận Bình Tân, Masteri Centre Point – TP.Thủ Đức, Picity High Park – Quận 12.
Các dự án mới đều thuộc phân khúc trung cấp và có mức giá bán trung bình 2.500 USD/m2 (tương đương 57,1 triệu đồng).
Sức ép thiếu hụt quỹ đất và chi phí vật liệu xây dựng là nguyên nhân đẩy giá căn hộ tăng cao. Ảnh: L.S
Về nguồn cầu, Cushman & Wakefield Vietnam ghi nhận nhu cầu vẫn tiếp tục ổn định với 2.300 căn được tiêu thụ trong quý I, giảm 20% theo quý và giảm 11% theo năm.
Đến cuối năm 2022, dự báo nguồn cung căn hộ sẽ đạt 10.000 căn, với sự phổ biến của mô hình khu đô thị phức hợp quy mô lớn và các căn hộ siêu sang xuất hiện trên thị trường.
Phân khúc căn hộ sẽ tiếp tục tăng giá
Bà Dương Thùy Dung – Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam, nhận định, giá sơ cấp phân khúc căn hộ sẽ tiếp tục đà tăng khi lượng cầu tăng ổn định và quỹ đất nội thành TP.HCM ngày càng khan hiếm. Giá chào bán sơ cấp của phân khúc cao cấp và trung cấp dự kiến tăng trong khoảng từ 3%-7%, tùy theo năm.
“Thị trường căn hộ, giá mở bán mới dự kiến tiếp tục tăng trong các quý tiếp theo của năm 2022 do sức ép thiếu hụt quỹ đất và chi phí vật liệu xây dựng leo thang. Mức giá tăng khiến nguồn cầu đang dần chuyển dịch ra xa khu vực trung tâm với giá cả hợp túi tiền hơn. Xu hướng này ngày càng rõ nét trong bối cảnh thu nhập giảm sút do tác động của đại dịch”, bà Dung phân tích.
Phân khúc căn hộ dự báo sẽ tiếp tục xu hướng tăng giá trong năm 2022. Ảnh: L.S
Ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, nhận định thị trường TP.HCM trong 3 tháng đầu năm 2022 chứng kiến nguồn cung eo hẹp. Trong khi đó, sức cầu thị trường là rất lớn. Điều này đã đẩy giá nhà tăng.
Ông Đính nhận định về giá chung cư, dự báo trong năm 2022, kịch bản khả quan hạ giá chung cư là điều khó xảy ra, nhất là khi nguồn cung đang khan hiếm. Tình trạng lạm phát, tăng chi phí nguyên vật liệu sẽ tiếp tục đẩy giá căn hộ tăng cao.
Theo các chuyên gia bất động sản, nguồn cung hạn chế tại TP.HCM đã và đang thúc đẩy người mua mở rộng đầu tư đến các tỉnh thành khác. Đặc biệt, thị trường Bình Dương, Đồng Nai với tốc độ tăng trưởng nhanh đang thu hút nhà đầu tư trong thời gian qua.
Nguồn cung gia tăng tại các thị trường thay thế cung cấp cho người mua nhiều lựa chọn hơn. Vì thế, năm 2022 sẽ là một năm thú vị để theo dõi sự mở rộng sang các tỉnh lân cận và sức bền của các nhà đầu tư.
Doanh nghiệp phòng tránh rủi ro nào khi giao dịch điện tử?
Ông Ngô Khắc Lễ, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) lưu ý tầm quan trọng của việc lưu giữ dữ liệu khi giao dịch thương mại điện tử (TMĐT), đề phòng các trường hợp phát sinh tranh chấp.
Đoàn xe chở vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) xuất khẩu sang thị trường EU. Ảnh: TTXVN.
Đại diện VIAC đã dẫn chứng trường hợp một doanh nghiệp Việt Nam, tham gia điện tử xuyên biên giới, khi giao dịch chỉ dùng thiết bị điện tử không dây là điện thoại di động. Doanh nghiệp này sau đó bị lừa, đã chuyển tiền nhưng không nhận được hàng.
"Khi ra nước ngoài, người của doanh nghiệp vẫn có thể liên lạc với bên lừa đảo bằng di động. Thậm chí cảnh sát sở tại cũng nói chuyện với người lừa đảo kia bằng di động nhưng cảnh sát cho rằng, họ cũng không biết số điện thoại đó có phải của nước của họ không? Sau đó, doanh nghiệp nhìn hợp đồng, gọi điện thoại theo số hợp đồng, phát hiện điện thoại thiếu một số. Các địa chỉ trên hợp đồng đều là địa chỉ ma hoặc là địa chỉ của một đơn vị khác", ông Ngô Khắc Lễ cho biết.
Để tránh rủi ro, Trọng tài viên Ngô Khắc Lễ khuyên doanh nghiệp khi giao dịch điện tử, đầu tiên phải điều tra đối tác cụ thể, xác định rõ phương thức lưu giữ thông tin. Nhiều người dùng zalo, viber, lẫn lộn việc chung riêng, đến khi có tranh chấp, không phân tách được. Khi được yêu cầu hồ sơ để giải quyết tranh chấp, không lưu lại được các bản các bên đã sử dụng. Thực tế, có những bản trên điện tử có thể tự động xóa khi đối tượng thay đổi. Vì vậy, các doanh nghiệp phải lưu giữ được các thông tin, văn bản để khi tranh chấp có thể kiểm tra; có thể sao lưu những email, đoạn chat ra nhiều nơi, khi có tranh chấp có thể mang máy tính đến để lấy được văn bản.
Trong quá trình làm việc với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, ông Nguyễn Trọng Tĩnh, Giám đốc Kênh bán hàng và Phân phối ngân hàng doanh nghiệp, Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (MSB) nhận thấy, có 5 rủi ro phổ biến.
Đầu tiên là rủi ro thương mại: Người nhập khẩu chậm hoặc không thanh toán, biến động giá cả thị trường do chính trị, thiên tai...Theo ông Nguyễn Trọng Tĩnh, để hạn chế, doanh nghiệp cần thực hiện biện pháp thẩm định thông tin đối tác thận trọng (KYC), chỉ chọn đơn vị tin cậy, có lịch sử thanh toán đúng hạn. Nên chia thành nhiều đợt chuyển tiền (đặt cọc, chuyển một phần, chuyển hết khi nhận đủ hàng, kết hợp các phương thức thanh toán khác nhau như 30% bằng TT (chuyển tiền bằng điện), 70% bằng L/C (thư tín dụng).
Thứ hai là rủi ro biến động tỷ giá. Tại MSB có bộ phận nghiên cứu thị trường từ đó đưa ra báo cáo biến động ngắn và dài hạn, cung cấp cho doanh nghiệp lựa chọn giải pháp tài chính phù hợp. "Chúng tôi cũng cung cấp giải pháp bảo hiểm rủi ro tỷ giá, tránh ảnh hưởng kết quả kinh doanh", đại diện MSB cho biết.
Thứ ba là rủi ro về đạo đức như người nhập khẩu không nhận hàng, từ chối thanh toán; người chở hàng biến mất, rút ruột, làm hỏng hàng; người giao nhận chứng từ cấu kết người mua rút ruột thay thế bộ chứng từ để đi lấy hàng... Đại diện MSB kiến nghị có biện pháp KYC (biết khách hàng của bạn) đối tác, lựa chọn đối tác có quan hệ lâu năm, kết hợp phương thức trả trước một phần hoặc bảo lãnh ngân hàng; chọn hãng vận tải uy tín, có tên tuổi hoặc chọn phương thức thanh toán không phải thuê vận tải, lộ trình chuyên chở kiểm soát online.
Thứ tư là pháp lý. Khi doanh nghiệp hạn chế kiến thức có thể xác lập hợp đồng với quyền lợi bất lợi, cần lập bộ phận chuyên trách hoặc sử dụng lĩnh vực tư vấn chuyên sâu về luật pháp quốc tế.
Cuối cùng là rủi ro về vận hành. Có trường hợp trình độ tham gia của các bên còn yếu dẫn đến sai sót từ khâu soạn hợp đồng, lập chứng từ dẫn đến khả năng chậm hoặc không được thanh toán.
Giá thứ quả Trung Quốc mua nhiều nhất thế giới tăng cao, dân tiếc hùi hụi vì không có nhiều để bán Do nguồn cung khan hiếm, giá sầu riêng ở nhiều địa phương ĐBSCL đang tăng cao. Sầu riêng cũng là loại quả Việt Nam đang xúc tiến để có thể sớm xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Giá sầu riêng tăng cao do nguồn cung khan hiếm Theo khảo sát, mấy ngày gần đây, giá sầu riêng ở nhiều địa...