Giá cam sành giảm mạnh, gọi mãi thương lái không chịu mua
Những ngày gần đây, giá cam ở các tỉnh ĐBSCL đồng loạt giảm mạnh khiến nhiều nông dân như ngồi trên lửa.
Cam giảm giá khiến nhà vườn khốn đốn
Chiều 16-8, ông Đặng Văn Lòng, ở xã Tân Thành, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) cho biết: “Vườn cam dây rộng hơn 2 công của gia đình đã quá ngày thu hoạch nhưng kêu bán mãi mà thương lái không chịu mua, nguyên nhân do cam sụt giá thê thảm và khó tiêu thụ. Cuối cùng phải năn nỉ và giảm giá bán xuống còn 7.000 đồng/kg đối với cam dây loại tốt, còn cam dây loại thường chỉ 3.000- 5.000 đồng/kg… tính ra lỗ vốn đầu tư”.
Theo nhiều nhà vườn ở Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh… thì không chỉ cam dây sụt giảm thê thảm, mà cam xoàn và cam sành cũng giảm theo. Nếu như cam xoàn trước đây từ 20.000- 30.000 đồng/kg trở lên, thì nay giảm chỉ còn 17.000 đồng/kg; trong khi cam sành giảm xuống mức 13.000 đồng/kg…
Ông Trần Văn Chung, thương lái thu mua cam ở huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) tiết lộ: “Lâu nay cam dây chủ yếu đưa sang thị trường Campuchia tiêu thụ. Thế nhưng gần đây thị trường này giảm sức mua khiến giá cam giảm mạnh và rất khó bán”.
Nhiều vườn cam ở ĐBSCL tới kỳ thu hoạch nhưng khó bán, dù giá giảm mạnh
Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) từng cảnh báo về tình trạng nông dân ở nhiều nơi đua nhau mở rộng diện tích trồng cam. Theo thống kê đến nay diện tích cây cam của cả nước đạt khoảng 90.000ha (bình quân tăng diện tích cam khoảng 17% mỗi năm); trong khi trái cam chủ yếu tiêu thụ nội địa, còn xuất khẩu thì chưa bao nhiêu.
Với tình hình trên, ngành chức năng tính toán chỉ cần khoảng 88.000ha cam là dư sản lượng tiêu thụ nội địa. Do đó, nông dân cần thận trọng việc ào ạt trồng cam sẽ dễ dẫn đến cung vượt cầu, giá giảm mạnh như hiện nay…
Video đang HOT
Theo Danviet/Ngọc Dân (Sài Gòn giải phóng)
Khéo tay, bắt cây ra quả trái vụ, thủ phủ cam xoàn Lai Vung hốt bạc
Hiện, một số nhà vườn chuyên trồng cam xoàn ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đang bước vào thu hoạch cam xoàn mùa nghịch trúng đậm giá, rất phấn khởi.
Theo đó, những ngày qua, thương lái đến tận các vườn cam xoàn ở Lai Vung - một trong những vùng trồng cam xoàn lớn nhất miền Tây - để thu mua cam có giá từ 26.000 - 32.000 đồng/kg. Với giá bán này, nhà vườn lãi khoảng 80 triệu đồng/công cam.
Nhà vườn Nguyễn Thanh Phong (ngụ xã Tân Hòa, huyện Lai Vung), cho biết cam xoàn mùa nghịch rất khó xử lý, đòi hỏi nhà vườn phải có kinh nghiệm, kỹ thuật cao trong việc xử lý cho cây ra hoa và đậu trái.
"Mùa nghịch, cây cam cho trái ít, chăm sóc cực hơn nhưng bù lại giá cao hơn. Có khi, giá cao gấp đôi so với mùa thuận nên lợi nhuận sẽ cao hơn", ông Phong phấn khởi nói.
Sau đây là hình ảnh về không khí thu hoạch cam xoàn của các nhà vườn ở thủ phủ cam xoàn:
Thu hoạch cam xoàn nghịch mùa
Cam xoàn mùa nghịch rất khó xử lý, đòi hỏi nhà vườn phải có kinh nghiệm, kỹ thuật cao trong việc xử lý cho cây ra hoa và đậu trái
Theo Nha Mân - Thành Nguyễn (Người lao động)
Hiện, một số nhà vườn chuyên trồng cam xoàn ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đang bước vào thu hoạch cam xoàn mùa nghịch trúng đậm giá, rất phấn khởi.
Theo đó, những ngày qua, thương lái đến tận các vườn cam xoàn ở Lai Vung - một trong những vùng trồng cam xoàn lớn nhất miền Tây - để thu mua cam có giá từ 26.000 - 32.000 đồng/kg. Với giá bán này, nhà vườn lãi khoảng 80 triệu đồng/công cam.
Nhà vườn Nguyễn Thanh Phong (ngụ xã Tân Hòa, huyện Lai Vung), cho biết cam xoàn mùa nghịch rất khó xử lý, đòi hỏi nhà vườn phải có kinh nghiệm, kỹ thuật cao trong việc xử lý cho cây ra hoa và đậu trái.
"Mùa nghịch, cây cam cho trái ít, chăm sóc cực hơn nhưng bù lại giá cao hơn. Có khi, giá cao gấp đôi so với mùa thuận nên lợi nhuận sẽ cao hơn", ông Phong phấn khởi nói.
Sau đây là hình ảnh về không khí thu hoạch cam xoàn của các nhà vườn ở thủ phủ cam xoàn:
Thu hoạch cam xoàn nghịch mùa
Cam xoàn mùa nghịch rất khó xử lý, đòi hỏi nhà vườn phải có kinh nghiệm, kỹ thuật cao trong việc xử lý cho cây ra hoa và đậu trái
Theo Nha Mân - Thành Nguyễn (Người lao động)
Nuôi loài lợn rừng ăn toàn cỏ, cây thuốc, 9x đút túi 15 triệu/tháng Hơn 3 năm nay, anh Lý Văn Lịch (SN 1993) thôn Nà Múc, xã Tân Thành, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) đã cho đàn lợn rừng của gia đình ăn chủ yếu là cây cỏ và đặc biệt là các loại cây thuốc thảo dược. Chính cách chăn nuôi lợn rừng còn khá hiếm ở địa phương này đã giúp gia đình anh...