Giá cá tra lên cao nhất trong năm, có khả năng tăng tiếp
Những ngày đầu tháng 10, giá cá tra ở ĐBSCL liên tục tăng mạnh và đã lên ở mức cao nhất trong năm nay.
Theo ông Nguyễn Minh Phương, Chủ trang trại thủy sản Đức Thành (khu vực Tân Mỹ, phường Tân Lộc, Thốt Nốt, Cần Thơ), vào ngày 13.10, giá cá tra nguyên liệu trong size đã hơn 22.500 đ/kg. Cá tra nguyên liệu ngoài size có giá khoảng 22.000 đ/kg. Ở một số khu vực khác, giá cá tra cũng ở mức tương tự.
Chế biến cá tra XK (Ảnh: Sơn Trang)
Như vậy, so với hồi tháng 9, giá cá tra nguyên liệu thuộc các kích cỡ khác nhau đều đã tăng khá, với mức tăng khoảng 2.000-3.000 đ/kg. Nếu so với hồi tháng 8, khi giá cá tra xuống ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua là 18.500-19.000 đ/kg, thì giá cá tra hiện nay đã cao hơn từ 3.500-4.000 đ/kg.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Ký, TGĐ Cty CP XNK Thủy sản An Giang, cho biết, hồi đầu năm nay, giá cá tra nguyên liệu khi đạt mức cao nhất là 22.500 đ/kg. Do đó, với mức hiện tại trên 22.500 đ/kg, giá cá đang ở mức cao nhất từ đầu năm đến nay.
Giá cá tra tăng mạnh trở lại, trước hết là do nguồn cung bị giảm sút nặng nề. Trong nhiều tháng trời, giá cá tra luôn ở mức thấp, nhiều người nuôi bị thua lỗ, nên tỷ lệ hộ bỏ cá tra chuyển sang nuôi cá lóc, cá điêu hồng… là khá lớn.
Khi nguồn cung trong dân giảm mạnh, các DN chế biến XK cá tra phải trông chờ chủ yếu vào nguồn cá tự nuôi. Tuy nhiên, do khả năng tài chính có hạn, khả năng nuôi của các DN không thể bù lại được nguồn cá sụt giảm trong dân. Do đó, đến giờ, nguồn cá nguyên liệu mà nhiều DN tự nuôi cũng đã cạn kiệt.
Trong khi đó, đơn hàng từ nhiều nước lại đang tăng lên đáng kể do nhu cầu NK cá tra phục vụ cho Giáng Sinh, năm mới 2017. Theo VASEP, nhu cầu NK cá tra đang tăng mạnh ở các thị trường như Mỹ, EU, Brazil, Mexico…
Nhờ đó, nhiều DN đã tăng được đơn hàng từ 5-20% so với mấy tháng trước. Để có đủ nguyên liệu đáp ứng cho các đơn hàng đã ký, các DN phải đẩy mạnh thu mua cá tra trong dân. Thành ra, việc thu mua cá tra nguyên liệu phục vụ cho chế biến XK đang khá sôi động ở ĐBSCL. Khi 1 ao có tới 2-3 người đến hỏi mua, đương nhiên giá cá phải tăng lên.
Giá cá tra tăng mạnh, còn có tác động từ giá mua của các nhà NK. Bản thân các nhà NK cũng tự tìm hiểu, đánh giá nguồn cung cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL. Khi thấy nguồn nguyên liệu bị giảm mạnh, nhiều nhà NK đã tăng giá mua cá tra Việt Nam để có thể mua được hàng. Vì thế, ông Ký nhận định rằng giá cá tra còn có khả năng tăng tiếp trong thời gian tới
Theo Sơn Trang (Nông Nghiệp Việt Nam)
Người nuôi cá bỏ ao đi trồng màu
Theo khảo sát của NTNN, hiện giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Cụ thể, tại nhiều tỉnh ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre... giá cá tra nguyên liệu loại thịt trắng đang ở mức 17.500 - 19.000 đồng/kg, giảm hơn 2.000 đồng/kg so với cùng kỳ. Thậm chí đối với cá tra nguyên liệu quá lứa, thương lái thu mua tại hầm chỉ còn 16.000 - 16.500 đồng/kg...
Cụ thể, tại nhiều tỉnh ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre... giá cá tra nguyên liệu loại thịt trắng đang ở mức 17.500 - 19.000 đồng/kg, giảm hơn 2.000 đồng/kg so với cùng kỳ. Thậm chí đối với cá tra nguyên liệu quá lứa, thương lái thu mua tại hầm chỉ còn 16.000 - 16.500 đồng/kg...
Nhiều nông dân tại thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) đang cầm cự với con cá tra. Ảnh: K.H
Nhiều năm gắn bó với nghề nuôi cá tra, thế nhưng giờ đây, ông Nguyễn Hữu Nguyên (ngụ huyện Châu Phú, An Giang) không mấy tha thiết với con cá này nữa. Ông Nguyên cho biết, dù giá cá tụt xuống mức đáy nhưng không nhiều người mua khiến cá quá lứa xuất khẩu.
Ông Nguyên kể, cả tháng qua, trong vùng chỉ có 2 hộ bán được cá nhưng với giá chỉ 17.000 - 18.000 đồng/kg đối với cá có cỡ 1,2 - 1,3kg/con. Trong khi đó, giá thành nuôi cá hiện nay đã là 20.000 - 21.000 đồng/kg đối với những hộ kiểm soát tốt giá đầu vào. "Với mức giá này, hộ nuôi đã lỗ 2.000 - 3.000 đồng/kg, nhưng dù sao thì bán được cá vẫn tốt hơn, vì giúp cắt lỗ. Nếu không bán được phải giam cá lại trong ao, vừa tốn thức ăn vừa hao hụt" - ông Nguyên cho biết.
Trong khi đó, nhiều hộ nuôi cá ở các tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang... đã phải bỏ nghề hoặc bán đất, bán ao để trả nợ vì con cá tra. Bà Nguyễn Thị Lệ Hồng ở thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) có ao nuôi rộng hơn 2.000m2, sản lượng cá có thể đạt 70 - 80 tấn cá. Bà Hồng cho biết, nuôi được ra đàn cá thương phẩm đã khó, bán cá sao cho thu hồi được vốn càng khó hơn khi giá cá cứ ngày càng giảm. Do đó, gia đình bà Hồng đã tính tới chuyện bỏ nghề, chuyển sang trồng màu.
Bà Hồng cũng cho biết, có 60 - 70% số hộ dân nuôi cá tra trong vùng đã phải treo ao vì thua lỗ. "Cá tra bây giờ không còn là niềm vui, niềm tự hào của nông dân ĐBSCL như mười mấy năm trước đây nữa, thay vào đó, nói tới cá tra là nói tới thua lỗ, nợ nần, nghèo khó... nên không có ai vui vẻ gì" - bà Hồng than thở.
Còn theo Bộ NNPTNT, tính đến cuối tháng 7, diện tích nuôi mới cá tra ở ĐBSCL chỉ đạt hơn 1.700ha, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2015, diện tích thu hoạch đạt hơn 1.800ha, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2015. Việc giá cá liên tục giảm không đã không hấp dẫn người nuôi.
Theo Danviet
Giải cứu cá tra bằng chất lượng Nguyên thứ trưởng Bộ Thủy sản Nguyễn Thị Hồng Minh cho rằng, cá tra Việt Nam phải được "trả lại danh phận" bằng việc xây dựng dòng sản phẩm có tiêu chuẩn chất lượng xác định, có thương hiệu với giá bán phù hợp hơn. Có ý kiến cho rằng, cá tra Việt Nam hiện chỉ là sản phẩm dành cho người nghèo,...