Giá cả thực phẩm tại các chợ TP.HCM ổn định
Chợ Tết đầu năm đem lại cả niềm vui cho người mua và người bán khi thực phẩm đảm bảo chất lượng, không có chuyện nói thách và tăng giá.
Hôm nay (8/2), cùng với sự hoạt động trở lại của các siêu thị thì hầu hết các chợ truyền thống tại TP.HCM cũng đã họp trở lại. Tuy nhiên, không như những năm trước, năm nay, giá thực phẩm những ngày sau Tết ổn định, không tăng.
Thị trường thực phẩm sau Tết chủ yếu tập trung vào các mặt hàng rau xanh, thực phẩm tươi sống. Tại chợ Tân Định, quận 1, TP.HCM, nguồn cung khá dồi dào nhưng sức mua còn chậm. Vì vậy, dù là còn Tết nhưng giá thực phẩm tươi sống vẫn được bán ở mức ổn định. Ví dụ như trước tết giá mực được bán ở mức 200.000/kg, tôm 230.000/kg, thì hôm nay cũng chỉ tăng thêm khoảng 10.000 đồng/kg.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Báo điện tử Người lao động)
Theo các tiểu thương, các hộ gia đình có xu hướng tận dụng những ngày nghỉ Tết để đi du lịch, vui chơi trong những ngày đầu năm, vì vậy sức mua chưa cao. Tuy nhiên, tiểu thương muốn bán lấy ngày và cũng muốn dần ổn định việc làm ăn, nên vẫn tiếp tục duy trì hoạt động chợ truyền thống.
Video đang HOT
Giữ giá, không tăng giá và thay đổi cách phục vụ với khách hàng cũng là cách mà rất nhiều tiểu thương ở chợ truyền thống đang làm để thu hút khách khi các cửa hàng tiện lợi hay siêu thị đang dần thu hút phần lớn khách hàng của kênh phân phối này.
Theo Doanhnghiep
Làng mai nức tiếng Thủ Đức nguy cơ mất vụ Tết
Chỉ còn hơn tháng nữa là đến Tết Nguyên đán năm 2019 nhưng nhiều nông dân tại làng mai Thủ Đức (TP.Hồ Chí Minh) có thể sẽ thất thu nặng.
Hội Nông dân Q.Thủ Đức (TP.HCM) cho biết, do ảnh hưởng của cơn bão số 9, nhiều nông dân trồng mai vàng trên địa bàn quận đã bị thiệt hại nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến việc kinh doanh mai trong dịp Tết Nguyên đán 2019.
Ông Hai Còn (Nguyễn Văn Huệ, P.Linh Đông) - chủ vườn mai bonsai, đang chăm sóc lại vườn mai sau đợt ngập lụt do bão số 9.
Sau cơn bão số 9 kết hợp với triều cường, nước đã tràn vào vườn mai của khoảng 20 hộ trồng mai vàng và bonsai trên địa bàn các phường: Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Tam Bình khiến gần 20.000 gốc mai vàng, bonsai bị ngập sâu. Sau đó ít ngày cây mai đã tự rụng lá, xác xơ.
Một số hộ trồng mai có đến hàng ngàn gốc bị ngập sâu, thiệt hại lên đến cả tỷ đồng.
Nhiều vườn mai vàng ở Q.Thủ Đức ngập sâu sau cơn bão số 9, giờ phải đầu tư lại cho mùa Tết năm sau.
Nhiều nông dân trồng mai lâu năm cho biết, vào thời điểm đó, nếu mai bị ngập kéo dài và rụng lá, xem như vụ mai Tết năm nay nông dân thất bại hoàn toàn.
Bà Nguyễn Thị Hoài - Chủ tịch Hội Nông dân Q.Thủ Đức cho biết không thể cứu vãn các vườn mai bị ngập úng do ảnh hưởng của bão số 9 cho mùa Tết 2019.
Theo ông Kiều Công Hầu - Chủ nhiệm CLB Khuyến nông mai vàng xã Tân Kiên (Bình Chánh, TP.HCM), nếu vườn mai ngập cần thực hiện đồng bộ các biện pháp để phục hồi phát triển cây trở lại, như: cắt bớt những cành khô, xới đất xung quanh gốc tạo ôxy trong đất cho rễ con phát triển... Nhưng, cũng như bà Hoài, ông Hầu cho rằng, các biện pháp này là chuẩn bị mai cho mùa Tết năm sau, chứ thị trường Tết năm nay vô phương cứu chữa.
Hiện, làng mai Thủ Đức vang danh chỉ còn khoảng 32ha trồng mai vàng do đô thị hóa
Hiện, làng mai Thủ Đức vang danh chỉ còn khoảng 32ha trồng mai vàng. Những năm gần đây, cứ đến gần Tết là người trồng mai lại thấp thỏm lo âu trước nạn triều cường, ngập lụt tấn công các vườn mai.
Theo Danviet
10 năm vẫn không có trụ sở làm việc, HTX điển hình gặp khó Nhằm xây dựng các mô hình hợp tác xã (HTX) nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, TP.HCM đã thành lập 7 HTX. Tuy nhiên, có thực tế là việc thiếu trụ sở làm việc khiến các HTX này khó khăn trong tổ chức hoạt động. 10 năm thành lập với hơn năm được công nhận HTX điển hình của thành phố, HTX nuôi...