Giá cả tăng, người Nhật Bản tăng cường ‘thắt lưng buộc bụng’
Bà mẹ 3 con Maiko Takahashi chưa bao giờ quá chi ly hoặc để các con phải dùng đồ cũ cho dù gia đình chỉ có một nguồn thu nhập khiêm tốn.
Nhưng mọi thứ đã thay đổi khi gần đây khi giá cả nhiều mặt hàng tại Nhật Bản leo thang.
Người dân đeo khẩu trang tại một quận mua sắm ở Tokyo (Nhật Bản). Ảnh: Reuters
Cô Takahashi sống tại ngoại ô Tokyo chia sẻ: “Tôi bắt đầu để ý tới các hướng dẫn trên chương trình tivi như giảm thiểu số lần mở tủ lạnh để tiết kiệm điện. Tôi cảm thấy mọi thứ bắt đầu khó khăn do đó phải điều chỉnh”.
Ngày càng xuất hiện nhiều người tiêu dùng Nhật Bản có hành vi như cô Takahashi, phản ánh xu hướng đáng lo ngại với nước này.
Video đang HOT
Sau khi dỡ bỏ nhiều biện pháp phòng chống COVID-19 trong tháng 3, Chính phủ Nhật Bản đặt kỳ vọng vào xu hướng “mua sắm trả thù”, hi vọng rằngg sau khi nhu cầu bị dồn nén trong một thời gian dài đại dịch, sẽ có đợt bùng phát thúc đẩy tiêu dùng, như đã diễn ra ở Mỹ, Trung Quốc và một số nền kinh tế lớn khác.
Tuy nhiên, do giá năng lượng, thực phẩm cùng nhiều chi phí sinh hoạt khác tại Nhật Bản leo thang, hy vọng về “mua sắm trả thù” đã phai nhạt dần.
Đối mặt với viễn cảnh chật vật vì giá cả tăng cao, người tiêu dùng Nhật Bản đang thắt lưng buộc bụng ngay cả khi họ có ước tính 50.000 tỷ yên (383 tỷ USD) trong khoản “tiết kiệm bắt buộc” tích lũy qua thời gian đại dịch.
Một số công ty lớn đã hưởng ứng lời kêu gọi của chính phủ bằng cách nâng lương cho người lao động, nhưng các nhà kinh tế học cho rằng mức tăng 2% không thấm tháp so với tình trạng giá mọi mặt hàng đều đi lên, từ bột mì cho đến bỉm trẻ em và bia.
Trong tháng 3, giá điện tại Nhật Bản còn tăng 22% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng cao nhất trong hơn 4 thập niên.
Một quan chức chính phủ Nhật Bản thừa nhận với Reuters: “Cơ hội bùng nổ ‘mua sắm trả thù’ ngày càng yếu hơn những gì chúng tôi kỳ vọng”.
Trong khảo sát mới nhất của Chính phủ Nhật Bản, trên 90% người tiêu dùng được hỏi cho biết họ dự đoán hàng hóa sẽ trở nên đắt đỏ hơn trong 12 tháng tới. Do vậy, các nhà kinh tế học nhận xét hành vi như của cô Takahashi là không quá bất ngờ.
Cô Takahashi nói: “Giá cả của nhiều mặt hàng không thể thiếu ngày càng tăng trong khi mức lương không thay đổi. Tôi liên tục phải tính toán về những thứ sẽ phải bỏ qua”.
Việc đồng yen giảm giá xuống mức kỷ lục trong 20 năm so với đồng bạc xanh của Mỹ được cho sẽ thu hút khách du lịch nước ngoài. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn “đóng kín cửa” với du khách do lo ngại COVID-19. Năm 2019, đã có gần 32 triệu du khách nước ngoài đến Nhật Bản và đóng góp nhiều cho nền kinh tế nước này.
Nhật Bản phát hiện dấu hiệu bất thường tại Nhà máy Điện hạt nhân Hamaoka
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, sáng 17/8, chuông cảnh báo cháy đã vang lên tại Nhà máy Điện hạt nhân Hamaoka ở tỉnh Shizuoka, miền Trung Nhật Bản.
Công ty Điện lực Chubu - đơn vị điều hành nhà máy này - xác nhận phát hiện khói trong một tòa nhà.
Nhà máy Điện hạt nhân Hamaoka. Ảnh minh họa: Kyodo
Nguồn tin từ Công ty Điện lực Chubu cho biết không có rò rỉ phóng xạ ở bên ngoài nhà máy sau khi chuông báo cháy reo vào khoảng 5h15 sáng ở tầng 2 và 3 của tòa nhà có chứa turbine của lò phản ứng số 5.
Trước đó, hôm 12/8, tại nhà máy này cũng đã xảy ra một vụ cháy dây điện.
Nhà máy Điện hạt nhân Hamaoka đã ngừng hoạt động kể từ tháng 5/2011, hai tháng sau thảm họa động đất và sóng thần ở khu vực Đông Bắc Nhật Bản vì lý do an toàn, theo yêu cầu của Thủ tướng Nhật Bản lúc đó là Naoto Kan.
Nhật Bản đóng cửa Đại sứ quán tại Afghanistan Ngày 17/8, Bộ Ngoại giao Nhật Bản thông báo đã đóng cửa Đại sứ quán nước này tại Afghanistan và sơ tán toàn bộ nhân viên đang làm việc tại đây trong bối cảnh lo ngại tình hình an ninh sau khi Taliban giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul. Các tay súng Taliban gác tại thủ đô Kabul, Afghanistan, ngày 16/8/2021. Ảnh:...