Giá cả tăng mạnh trong tháng Tết Nguyên đán
Báo cáo về chỉ số giá tiêu dùng tháng 2.2016, Tổng cục Thống kê ghi nhận 8 nhóm hàng hóa tăng giá khá mạnh, kéo CPI tăng 0,42% so với tháng trước.
Chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh trong tháng Tết do nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao – Ảnh: Ngọc Thắng
Cụ thể, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính để tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI), có 8 nhóm tăng. Trong đó, tăng mạnh nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống 1,98%; kế tiếp là mặt hàng đồ uống và thuốc lá tăng 1,15%. Tiếp đến là nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,45%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,19%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,06%; giáo dục tăng 0,26%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,71%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,8%.
Video đang HOT
Trong tháng, báo cáo cũng ghi nhận có 3 nhóm hàng giảm: nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,41%; giao thông giảm 3,96%; bưu chính viễn thông giảm 0,16%.
Về nguyên nhân, theo Tổng cục Thống kê, do tháng 2 là tháng Tết Nguyên đán nên giá một số mặt hàng phục vụ Tết đều tăng. Đặc biệt, chỉ số giá nhóm lương thực tăng 0,66% do nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng. Bên cạnh đó, các thương lái thu gom lúa gạo cho hợp đồng xuất khẩu gạo sang Indonesia và Philippines.
Nguyên nhân khác là các mặt hàng thực phẩm tươi sống tăng khá cao do nhu cầu tiêu dùng thực phẩm mạnh hơn như thịt lợn, thịt bò, hải sản tươi sống, với mức tăng từ 0,2% – 0,4%.
Đáng chú ý, giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 3,45% do một số đơn vị kê khai tăng giá chiều đông khách (trước Tết chiều từ Nam ra Bắc, từ thành phố về nông thôn và sau Tết là chiều ngược lại), với mức tăng từ 20% – 60% so với giá vé bán ngày thường, nhằm bù đắp phần chi phí cho phương tiện chạy chiều vắng khách.
Anh Vũ
Theo Thanhnien
Xăng dầu giảm giá làm CPI không tăng
Ngày 24-1, Tổng cục Thống kê đã công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 1-2016. Theo đó, so với tháng 12-2015, CPI bằng 100%.
Đây là diễn biến hiếm thấy vì thông thường trong tháng Tết, nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh sẽ kéo theo CPI tăng cao so với các tháng khác trong năm. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái, CPI tháng này đã tăng 0,8%.
Nguyên nhân CPI không tăng so với tháng trước là do có sự tác động tác đáng kể từ việc giảm chỉ số nhóm giao thông (giảm 2,82%) so với tháng trước sau các đợt giảm giá xăng dầu liên tiếp, nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,06%. 9 nhóm hàng còn lại đều tăng và mức tăng cao nhất thuộc về nhóm giáo dục, thêm 0,89% so với tháng trước.
Theo_An ninh thủ đô
Chỉ số giá tiêu dùng cả năm của TPHCM chỉ tăng 0,25% Chi sô gia tiêu dung (CPI) thang 12 trên địa bàn TPHCM được ghi nhận giảm 0,11% so với tháng trước kéo theo chỉ số cả năm giảm 0,2% so với tháng 12 năm ngoái. Tính bình quân, chỉ số giá năm 2015 chỉ tăng 0,25% so với năm 2014. Số liệu thống kê vừa được Cục Thống kê TPHCM công bố cuối...