Giá cà phê thấp nhất 10 năm, Vicofa phải họp khẩn
Nhằm tìm giải pháp ngăn chặn tác động xấu của việc giá cà phê giảm sâu nhất 10 năm qua, Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa) vừa có cuộc họp khẩn với Câu lạc bộ xuất khẩu cà phê Việt Nam.
Đứng trước tình hình giá cà phê đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm gần đây, gây khó khăn cho nông dân và rủi ro cao cho các doanh nghiệp, Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa) vừa có cuộc họp khẩn Câu lạc bộ xuất khẩu cà phê Việt Nam bàn về vấn đề này.
Theo Vicofa, trong 9 tháng đầu năm 2019, cả nước xuất khẩu 1,250 triệu tấn cà phê với kim ngạch gần 2,2 tỷ USD (giảm 12,5% về sản lượng và giảm 20,9% về kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ 2018).
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên ngày 23/10 đang dao động từ 30.900 – 31.600 đồng/kg. Ảnh: M.H
Giá cà phê hiện nay thấp nhất trong hơn 10 năm qua, chỉ khoảng 1.200 USD/tấn. Giá cà phê nhân xô tại các vùng nguyên liệu đã xuống dưới mức 30.000 đồng/kg. Người nông dân và người lao động trồng cà phê gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế đầu tư cho vụ mùa mới. Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cà phê đều gặp khó, nhiều doanh nghiệp thấy rủi ro cao, hiệu quả thấp nên giảm sản lượng xuất khẩu.
Vì thế, Vicofa khuyến cáo các doanh nghiệp cân nhắc tính toán thận trọng, hạn chế bán trừ lùi xa, tăng cường mua bán ngay, chốt giá trước khi giao hàng; trong lúc giá xuống thấp, cần tránh việc bán ồ ạt cà phê thấp hơn giá thành.
Các doanh nghiệp Câu lạc bộ xuất khẩu cà phê Việt Nam cũng đề nghị Vicofa kiến nghị chính phủ và ngân hàng giãn nợ cho người nông dân ở vụ cũ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn (lãi suất thấp) tối đa trong 6 tháng để tạm trữ cà phê trong thời gian đầu vụ thu hoạch rộ (tháng 12/2019).
Video đang HOT
Quang cảnh Vicofa họp CLB xuất khẩu cà phê Việt Nam.
Vicofa cũng khuyến cáo, hiện các nước châu Âu nhập cà phê và hàng nông sản Việt Nam cảnh báo và chuẩn bị cấm các sản phẩm có dư lượng hoạt chất glyphosate (trong thuốc trừ cỏ) ở mức cao hơn giới hạn cho phép, ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe con người.
Vicofa đánh giá cao Quyết định 1186/QĐ – BNN – BVTV về việc loại thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất glyphosate (hoạt chất chính trong các thuốc diệt cỏ) ra khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. Với sự khuyến cáo của các cơ quan chức năng và các địa phương, người nông dân trồng cà phê Việt Nam đã hạn chế thấp nhất việc sử dụng thuốc trừ cỏ có hoạt chất glyphosate.
Theo P.T (Nông nghiệp Việt Nam)
Giá cà phê hôm nay 13/8: Đắk Lắk tăng tới 900 đồng/kg
Khảo sát của Dân Việt cho thấy, giá cà phê hôm nay 13/8 tiếp tục tăng nhẹ so với ngày hôm qua, bình quân đạt mức 32.000 - 32.900 đồng/kg, cá biệt, có một số địa phương như Đắk Lắk, giá cà phê hôm nay tăng tới 900 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay của một số vùng trọng điểm
Theo khảo sát của Dân Việt, giá cà phê hôm nay ở Kon Tum thuộc diện cao nhất các tỉnh Tây Nguyên, cụ thể giá cà phê ở Đắk Hà đạt 32.900 đồng/kg.
Tiếp theo đó là Đắk Lắk với mức giá cà phê tại Cư M'gar, Ea H'leo, Buôn Hồ giao động trong khoảng 32.600 - 32.800 đồng/kg. Mức giá này được cho là tăng đáng kể so với vài ngày trước.
Trong khi đó, giá cà phê tại Gia Lai cũng tăng nhẹ, đạt mức 32.700 đồng/kg.
Giá cà phê tại một số vùng trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng như Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc giao động trong khoảng 31.900 - 32.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 32.500 đồng/kg. Trong khi đó, giá cà phê tại TP.Hồ Chí Minh đạt 34.100 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 13/8 ở Tây Nguyên giao động trong khoảng 32.000 - 32.900 đồng/kg; trong khi xuất khẩu cà phê tháng 7/2019 giảm về kim ngạch và giá cả. Ảnh: I.T
Giá chưa thể phục hồi
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), hoạt động giao dịch cà phê tại Việt Nam trong tháng 7/2019 chậm lại do nguồn cung thấp và giá giảm xuống mức thấp. Dự kiến giao dịch cà phê tại Việt Nam sẽ diễn ra ảm đạm cho đến niên vụ 2019/2020 bắt đầu vào tháng 10/2019, giá cà phê theo đó cũng chưa thể cải thiện.
Thống kê cho thấy, xuất khẩu cà phê tháng 7/2019 đạt 165.000 tấn, trị giá 265 triệu USD, tăng 22,6% về lượng và tăng 4,7% về trị giá so với tháng 7/2018. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cà phê đạt 1,084 triệu tấn, trị giá 1,833 tỷ USD, giảm 7,6% về lượng và giảm 18,7% về trị giá so với 7 tháng đầu năm 2018.
Điều đáng chú ý, giá xuất bình quân mặt hàng cà phê trong tháng 7/2019 đạt mức 1.606 USD/tấn, giảm 3,9% so với tháng 6/2019 và giảm 14,6% so với tháng 7/2018.
Lũy kế 7 tháng đầu năm 2019, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng cà phê đạt mức 1.691 USD/tấn, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm 2018. Đây chính là lý do khiến giá cà phê trong nước không thể được cải thiện suốt một thời gian dài.
Đáng lo ngại là, thị phần cà phê Việt Nam tại một số thị trường đang có xu hướng giảm. Theo thống kê, Việt Nam là thị trường cung cấp cà phê lớn thứ 2 cho Đức trong 5 tháng đầu năm 2019, đạt 115.500 tấn, trị giá 190 triệu USD, giảm 11,4% về lượng, và giảm 23,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Thị phần cà phê Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Đức giảm từ 25,2% trong 5 tháng đầu năm 2018, xuống còn 22,2% trong 5 tháng đầu năm 2019.
Với những diễn biến này, có lẽ trong thời gian tới, giá cà phê sẽ chưa thể được cải thiện.
Theo Danviet
Đau cho cà phê Việt Nam: Sản lượng thứ 2, giá... đứng cuối Đứng top 2 thế giới nhưng xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm nay sụt giảm mạnh về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Nguyên nhân là do những điểm yếu cố hữu của ngành vẫn chưa được khắc phục . Giá bán giảm, giá xuất khẩu thấp Theo thống kê của Cục Chế biến và Phát triển...