Giá cà phê Robusta hôm nay quay đầu tăng, vì sao nên trồng cây chắn gió cho vườn cà phê?
Giá cà phê Robusta Đắk Lắk hôm nay, 14/1 đảo chiều tăng thêm 300 đồng/kg. Giá cà phê nhân các tỉnh Tây Nguyên cũng có mức tăng tương tự.
Gà phê Robusta được mua cao nhất tại Đắk Lắk với giá 40.400 đồng/kg, thấp nhất là tại Lâm Đồng với giá 39.600 đồng/kg. Trồng cây chắn gió cho vườn cà phê có lợi ích gì?
Giá cà phê Robusta Đắk Lắk giảm nhanh, tăng chậm
So với tuần trước, giá cà phê Robusta tại Đắk Lắk giảm 200 đồng/kg. Tuy nhiên, so với hôm trước, giá cà phê Robusta Đắk Lắk hôm nay tăng thêm 300 đồng/kg.
Giá cà phê Robusta tại Đắk Lắk tăng thêm 300 đồng/kg. Ảnh: Duy Hậu.
Như vậy chỉ sau 2 lần giảm, giá cà phê Đắk Lắk rớt 1.100 đồng so với đầu tuần trước. Trong vòng một tuần qua, giá cà phê Robusta tại Đắk Lắk bị rớt mạnh trong các ngày thứ 5 tuần trước và tiếp tục giảm mạnh vào hôm thứ 4 tuần này.
Chỉ sau hai phiên giảm này, cà phê Robusta đã bị “rớt” 1.300 đồng/kg. Trong khi đó, mặc dù giá cà phê Robusta tại Đắk Lắk tăng trở lại nhiều ngày song mức tăng không đáng kể, chỉ từ 100-300 đồng/kg.
Hiện cà phê nhân tại Tây Nguyên (vùng trồng cà phê trọng điểm của cả nước) được mua cao nhất 40.400 đồng. Đây cũng là mức giá cà phê Robusta đang được mua tại Đắk Lắk. So với Đắk Lắk, cà phê Robusta tại các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và Đắk Nông được mua thấp hơn 100 đồng/kg. Riêng Lâm Đồng, cà phê Robusta được mua ở mức 39.600 đồng/kg.
So với đầu vụ, giá cà phê Rubusta tại Tây Nguyên giảm hơn 200 đồng/kg. Ảnh: Duy Hậu.
Theo quan sát của chúng tôi, hiện đa phần nông dân vẫn đang phơi cà phê. Nhiều nông dân vì cần tiền đã chấp nhận bán cà phê tươi.
“Nếu bán cà phê tươi, nông dân thường bị thiệt khá nhiều. Tuy nhiên, vì cần tiền, rất nhiều nông dân đành chấp nhận giải pháp này”- Bà Bùi Thị Nương (xã Ea Tân, huyện Krông Năng, Đắk Lắk) nói.
Video đang HOT
Trong khi đó, đối với nhiều nông dân hiện vẫn chưa có cà phê để bán. Trước diễn biến khó lường của giá cà phê, nhiều nông dân tỏ ra hết sức lo lắng.
Ông Lê Văn Sang (xã Cư Suê, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: “Cà phê chưa kịp bán thì giá rớt xuống thấp. So với đầu vụ, giá cà phê nhân đã mất hơn 2000 đồng/kg. Gia đình tôi vẫn chưa phơi xong cà phê, chẳng biết giá cả còn biến động tới đâu”.
Ông Lê Văn Thái, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin lo lắng: “Cả năm chỉ trông chờ vào vụ cà phê, giá cả thất thường thế này tôi thật sự rất lo lắng. Chỉ mong sao đến lúc có cà phê để bán thì giá tăng lên để có thêm chút tiền đầu tư cho vụ tới”.
Cây chắn gió cho lợi kép
Nhiều năm qua, nông dân trồng cà phê tại Tây Nguyên bắt đầu trồng cây chắn gió cho cây cà phê. Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc trồng cây chắn gió đang mang lại nhiều lợi ích cho nông dân.
Vườn cà phê được trồng cây chắn gió của ông Phan Văn Đức, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin (tỉnh Đắk Lắk) phát triển tốt. Ảnh: Duy Hậu.
Ông Phan Văn Đức, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, nhiều năm qua gia đình nh đã chọn cây bơ và một số cây ăn trái khác trồng quanh vườn cà phê.
“Từ khi có cây chắn gió, cây cà phê phát triển tốt hơn, tình trạng mùa được, mùa mất không còn như trước. Không những giúp cà phê phát triển ổn định, mỗi năm gia đình còn có thêm một khoản thu nhập từ các loại cây này”- ông Đức nói.
Ông Lê Văn Mai (xã Nâm Njang, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông) cũng cho biết: “Nhiều năm qua, gia đình đã trồng thêm mít, sầu riêng và cây muồng đen để chắn gió cho cà phê. So với trước đây, khi cây cà phê được chắn gió phát triển tốt hơn nhiều. Bên cạnh đó, nếu trước đây theo chu kỳ cứ vụ này trúng mùa thì vụ sau cà phê lại mất mùa. Nhưng từ khi trồng thêm cây chắn gió thì tình trạng này giảm đi”.
Cũng theo ông Mai, hàng năm từ cây mít và cây sầu riêng, gia đình ông còn có thêm thu nhập từ 20-30 triệu đồng/ha. “Cây chắn gió chỉ trồng ở vùng vành đai vườn ở hướng gió. Tôi trồng cây muồng đen bên ngoài và vùng đai bên trong trồng sầu riêng, mít. Ngoài việc giúp cà phê phát triển ổn định, có thêm thu nhập, cây chắn gió còn giúp tôi tiết kiệm được khoảng 20% lượng nước tưới cho cà phê”- ông Mai nói thêm.
Tiến sĩ Phạm Công Trí, nguyên cán bộ Viện khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết, hiện nay nông dân trồng cà phê trồng cây chắn gió khá phổ biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc trồng cây chắn gió giúp cây cà phê phát triển khá ổn định, cây cà phê ít bị một số bệnh như cháy lá, khô cành…
Theo tiến sĩ Trí, đối với cà phê trồng mới, nông dân có thể dùng cây muồng vàng, cốt khí hoặc chuối… làm cây chắn gió tạm thời. Các loại cây này sau khi chết sẽ trở thành phân bón cho cây cà phê. Riêng đối với cây chuối, nông dân có thêm thu nhập từ việc bán quả chuối.
Ở giai đoạn cà phê kinh doanh, nông dân dùng cây che bóng, chắn gió tầm cao như muồng đen, cây ăn quả, choái (trụ) sống… Để có thêm thu nhập nông dân nên chọn những loại cây có giá trị kinh tế cao (có thể bán gỗ, hoặc cho trái có giá trị kinh tế).
Giá cà phê Robusta cao nhất là 41.100 đồng/kg, thanh niên Lâm Đồng phải rủ nhau hái cà "vần công", vì sao vậy?
Giá cà phê nhân tại Lâm Đồng đạt 40.500 đồng/kg, chưa thể vượt qua mức cao nhất từ đầu vụ đến nay là hơn 41.000 đồng/kg.
Hàng trăm đoàn viên, thanh niên tại huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) đã giúp nhau hái cà phê theo hình thức "vần công", nhà ai chín trước sẽ được thu hoạch trước.
Giúp nhau đổi công hái cà phê khi giá cà phê Robusta cao nhất trong vòng 10 năm
Giúp nhau đổi công hái cà phê-Đó là tên gọi của mô hình được huyện Đoàn Bảo Lâm thực hiện trong thời gian qua để giải quyết tình trạng thiếu lao động hái cà phê trên địa bàn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Chị Hoàng Thị Mỹ Hằng - Bí thư huyện Đoàn Bảo Lâm cho biết, mô hình "Giúp nhau đổi công hái cà phê" được huyện Đoàn triển khai từ năm 2018. Trước đây, mục đích chủ yếu là giúp các gia đình có con em đang làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và gia đình người già neo đơn trong vụ thu hoạch cà phê.
Các đoàn viên, thanh niên ở các xã của huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) hái cà phê đổi công cho nhau, nhà nào chín trước sẽ được hái trước. Ảnh: Cộng tác viên.Tuy nhiên, mùa thu hoạch cà phê năm 2021, trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, mô hình này không chỉ góp phần giải quyết đáng kể nỗi lo thiếu nhân công, mà còn đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19 thích ứng linh hoạt, an toàn và hiệu quả trong mùa vụ.
Mô hình giúp nhau hái và cà phê đã phát huy tinh thần, trách nhiệm của tuổi trẻ địa phương trong công tác phòng chống dịch Covid-19.
Được biết, tại huyện Bảo Lâm có diện tích trồng cà phê khoảng 34.000 ha đang đến kỳ thu hoạch. Do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhân công hái cà phê từ các tỉnh khác đến Lâm Đồng khan hiếm gây nên tình trạng thiếu lao động.
Thực hiện mô hình hái cà phê "vần công" sẽ phần nào giải được bài toán thiếu nhân công do dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Cộng tác viên.
Vì vậy, khoảng 200 đoàn viên, thanh niên các xã B'Lá, Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Tân, Lộc Nam và thị trấn Lộc Thắng đã đồng loạt ra quân đổi công thu hái cà phê, thu hút đông đảo các bạn trẻ, dân quân tự vệ cùng tham gia.
Mô hình "giúp nhau đổi công hái cà phê" được thực hiện theo cách gia đình nào có cà phê chín trước sẽ được đoàn thanh niên tập trung thu hái, vận chuyển trước rồi đến gia đình kế tiếp. Bên cạnh đó, đoàn viên, thanh niên, dân quân tự vệ tham gia mô hình còn tổ chức thu hoạch, vận chuyển cà phê miễn phí cho các gia đình có con em đang tham gia nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc và các gia đình người già neo đơn.
Nhiều người bán cà tươi giá 8.000 đồng/kg, giá cà phê Robusta là 41.100 đồng/kg
Ghi nhận, giá cà phê tại Lâm Đồng ngày 17/12 đạt mức 40.500 đồng/kg. Trong khi đó, nhiều người dân bán cà phê tươi với giá khoảng 8.000 đồng/kg.
Nhiều người dân không có nhân công nên đã chấp nhận bán cà phê tươi với giá 8.000 đồng/kg. Ảnh: Văn Long.
Anh Tấn (xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) chia sẻ: "Hiện nay, một mình tôi phải thu hoạch, chăm sóc hơn 1ha cà phê. Vì vậy, tôi không có thời gian và nhân công để thực hiện phơi, xay và bảo quản cà phê nhân. Chính vì thế, sau khi thu hoạch hàng ngày thì tôi gọi đại lý đến bán cà phê tươi luôn với giá 8.000 đồng/kg. Dẫu biết là thu nhập sẽ giảm nhưng tôi vẫn phải bán 16 tấn cà phê tươi để dành thời gian cắt cành, làm chồi cho mùa sau".
Theo anh Tấn, hiện nay nhiều gia đình tại huyện Lâm Hà không có nhân công nên sau khi thu hoạch đã bán hoặc đổi trực tiếp cho các đại lý với tỷ lệ 4,6 tấn tươi sẽ được 1 tấn nhân.
Tình trạng thiếu nhân công cũng khiến người trồng cà phê phải đổi cà phê tươi lấy cà phê nhân cho các đại lý có lò sấy. Ảnh: Văn Long.
Theo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc Sở NNPTNT tỉnh tỉnh Lâm Đồng, từ ngày 10/12-16/12, cà phê vối (cà phê Robusta) nhân xô có giá 41.100 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg so với tuần trước.
Theo các chuyên gia và các hộ trồng cà phê Robusta với diện tích lớn, hiện, mức tăng của thị trường cà phê Robusta mang nặng yếu tố đầu cơ. Giá cà phê Robusta giao tháng 1/2022 tăng vọt, chênh lệch khá lớn so với lô cà phê giao tháng 3/2022.
Trong bối cảnh thị trường cà phê Robusta nói riêng và thị trường các loại cà phê nói chung đang tiếp tục thể hiện mối lo về nguồn cung hàng hóa. Báo cáo cho thấy tồn kho cà phê Robusta tại sàn London đang sụt giảm thêm.
Trong khi đó, chuỗi cung ứng hàng hóa nông sản trên thế giới đang gặp vấn đề về logistics; thời tiết không thuận lợi tại Brazil, nhân lực khó khăn của ngành cà phê. Thêm vào đó, biến chủng Omicron là yếu tố tác động tiêu cực chưa lường hết được. Hàng hóa nói chung và cà phê nói riêng có nhiều khả năng tiếp tục tăng giá với triển vọng từ thị trường Trung Quốc...
Giá cà phê hôm nay 14/1, Các yếu tố tích cực bị hóa giải, giới đầu cơ ồ ạt bán thanh lý USDA dự đoán, xuất khẩu cà phê của Brazil sẽ giảm mạnh 26% trong năm tới và dự trữ cà phê toàn cầu ước tính sẽ thấp hơn 10% trong khoảng thời gian từ tháng 6/2021 đến tháng 6/2022 so với cùng kỳ năm ngoái, theo Capital. Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng 300 đồng/kg tại các địa phương thu mua...