Giá cà phê Robusta Đắk Lắk hôm nay giảm 300 đồng/kg, hái cà phê kiểu này khiến cả làng “lác mắt”
Giá cà phê Robusta Đắk Lắk hôm nay bất ngờ giảm 300 đồng/kg sau khi 4 ngày liền nằm yên. Trong khi nhiều nông dân vẫn tiếp tục “nghe ngóng” thì cũng có nhiều người bắt đầu bán cà phê.
Tại Đắk Nông, một lão nông có “độc chiêu” thu hái cà phê kỳ lạ, ít ai nghĩ tới.
Giá cà phê Robusta Đắk Lắk giảm 300 đồng/kg, người đem bán, kẻ “nghe ngóng” chờ
Kể từ Tết dương lịch, sau khi giảm 100 đồng/kg, 4 ngày liền giá cà phê Robusta Đắk Lắk nằm yên. Tuy nhiên, cà phê Robusta tại Đắk Lắk bất ngờ rớt giá mất 300 đồng/kg. Hiện giá cà phê nhân xô tại Đắk Lắk được mua trung bình ở mức 41.200 đồng/kg.
Giá cà phê Đắk Lắk hôm nay bất ngờ giảm 300 đồng/kg. (Trong ảnh: Nông dân xã Đắk Nia, TP.Gia Nghĩa, Đắk Nông thu hoạch cà phê. Ảnh: Duy Hậu.
Các tỉnh Tây Nguyên còn lại là Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng và Kon Tum, giá cà phê Robusta cũng giảm tương tự. Hiện giá cà phê tại Lâm Đồng chỉ ở mức 40.400 đồng. 3 tỉnh Gia Lai, Kon Tum và Đắk Nông, cà phê được mua thấp hơn Đắk Lắk 100 đồng/kg.
Trước diễn biến thất thường của giá cà phê kể từ cuối năm 2021 và hiện tại, nhiều nông dân vẫn đang chần chừ “nghe ngóng”. Ông Nguyễn Quang Ánh xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức (Đắk Nông) cho biết: “Gia đình hiện vẫn chưa cần tiền nên vẫn chưa bán cà phê vội. Tôi vẫn cố kiên nhẫn nghe ngóng, hi vọng giá cà phê tăng lên chút ít nữa rồi sẽ bán”.
Trong khi đó, ông Hồ Văn Cường, xã Đắk Wer, huyện Đắk RLấp (Đắk Nông) thì cho biết: “Tôi nghe ngóng thấy bảo giá cà phê có thể sẽ tăng do cà phê thế giới mất mùa. Gia đình cũng muốn để lại chờ được giá tốt mới bán. Tuy nhiên, cuối năm bao nhiêu việc phải lo nên tôi đành phải bán bớt một nửa”.
Vườn cà phê chín mọng của ông Nguyễn Thanh Hải (xã Đắk Nia, TP.Gia Nghĩa, Đắk Nông). Ảnh: Duy Hậu.
Theo quan sát của chúng tôi, thời điểm giá cà phê Robusta đạt 43.000 đồng/kg, hầu hết nông dân không có cà phê tích trữ. Trong khi đó cà phê vụ mới thì chưa kịp thu hoạch.
“Đối với nông dân nghèo, cà phê thu vụ nào bán hết vụ đó nên không còn hạt nào để tích trữ. Thế nên họ rất khó có cơ hội để bán cà phê ở mức giá tốt nhất. Như gia đình tôi, nhiều khi thu cà phê xong là phải bán tươi luôn để lấy tiền trả công cho người hái”- ông Võ Văn Dũng (xã Ea Tu, TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) nói.
Tuyệt chiêu hái cà phê của một ông nông ở tỉnh Đắk Nông khiến cả làng “lác mắt”
Thông thường, nông dân hái cà phê bằng cách trải bạt rồi tuốt trái từ trên cây xuống, thì một lão nông ở Đắk Nông lại có cách hái rất kỳ lạ. Lão nông này tên Nguyễn Thanh Hải ở thôn Phú Xuân, xã Đắk Nia (TP.Gia Nghĩa).
“Độc chiêu” hái cà phê của ông Nguyễn Thanh Hải là cắt luôn cành xuống để lấy quả. Ảnh: Duy Hậu.
Để thu hái cà phê, ông Hải không lựa tuốt từng cành mà chặt luôn cành xuống lấy hạt. Cứ khi cà phê chín, ông cho công nhân cắt tất cả những cành có quả sau đó tập trung lại một chỗ để tuốt lấy trái.
“Cách thu hoạch cà phê này vừa đỡ tốn công, cà phê sau thu hoạch lại sạch sẽ gọn gàng”-ông Hải nói. Cũng theo ông Hải, 10 năm qua, với cách làm này, ông thấy vườn cà phê có hiệu quả rõ rệt, năng suất ổn định.
“Nếu làm thông thường, mỗi năm nông dân phải làm chồi 3 đợt thì gia đình tôi mỗi năm chỉ làm chồi 1 lần, không phải cắt cành và ít phải làm cỏ”- ông Hải cho biết.
Theo quan sát của chúng tôi, do việc cắt cành để thu hoạch hàng năm nên cà phê của ông Hải ngày càng cao lên. Cũng vì điều này mà vườn cà phê của ông Hải khá thoáng đãng không rậm rạp như những vườn cà phê khác.
“Trung bình mỗi cây cà phê của tôi đạt từ 5-7kg, trái to và hạt tốt. Toàn bộ sản phẩm của gia đình tôi được bao tiêu nên giá thành cao hơn giá thị trường 1,5 lần, lơi nhuận luôn đạt cao hơn so với các vườn cà phê khác”- ông Hải nói thêm.
Ngoài “độc chiêu” hái cà phê như trên, cách chăm sóc cà phê của ông Hải cũng khác với nông dân xung quanh. Do canh tác cà phê ngay trong vườn nhà, nên ông Hải không dùng phân, thuốc hóa học.
Video đang HOT
Mỗi năm, đến mùa mưa ông Hải tích trữ từ 1.300 – 1.500 m3 nước qua hệ thống bể lắng phục vụ sản xuất. Phân bón cho cà phê, ông Hải tận dụng trái cây (chủ yếu là chuối, bơ, xoài) theo mùa tại địa phương để làm phân hữu cơ.
“Trái cây ở Đắk Nông có sẵn, khi đến mùa thu hoạch, nhiều loại có giá chỉ chưa đến 2.000 đồng/kg nên tôi mua về ủ thành phân hữu cơ. Nhờ tận dụng tốt nguồn phân bón xanh này, nhiều năm qua, gia đình ít sử dụng đến phân bón hóa học, giúp cây sinh trưởng tốt, trái đều và ổn định sản lượng các năm mà giá thành lại rẻ”- ông Hải nói.
Xuất nhập khẩu lập kỷ lục 670 tỷ USD vào top sự kiện ngành Công Thương
Năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề, chưa từng có bởi dịch bệnh COVID-19, song sản xuất công nghiệp, xuất khẩu vẫn duy trì được mức tăng trưởng so với năm 2020.
Năm 2021, dù đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn đạt gần 670 tỷ USD. (Ảnh: TTXVN)
Năm 2021 được đánh giá là giai đoạn cực kỳ khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất-kinh doanh do chịu tác động nặng nề của đại dịch COVID-19.
Song với sự nỗ lực và quyết tâm cao, cùng sự chủ động thích ứng linh hoạt với COVID-19, sản xuất công nghiệp và lĩnh vực thương mại của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Dưới đây là 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2021, do Bộ Công Thương bình chọn:
Sản xuất công nghiệp vượt qua khó khăn, vững vàng trước sóng gió COVID-19, góp phần thúc đẩy xuất khẩu năm 2021 vượt đích ngoạn mục.
Năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề, chưa từng có bởi dịch bệnh COVID-19, nhiều nhà máy phải tạm đóng cửa, sản xuất bị đình trệ trong thời gian dài nhưng sản xuất công nghiệp của Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, cao hơn mức tăng trưởng của năm trước; quy mô sản xuất công nghiệp tiếp tục được mở rộng.
Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò là động lực cho tăng trưởng của toàn Ngành, đóng góp quan trọng, tích cực vào tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần cùng với cả nước thực hiện thắng lợi "mục tiêu kép" vừa phòng, chống đại dịch COVID -19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.
Sản xuất công nghiệp quý 4/2021 khởi sắc ngay sau khi các địa phương trên cả nước thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 với tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp đạt 6,52% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung cả năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,82% so với năm 2020, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,37%, đóng góp 62,4% tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
Đặc biệt, nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo duy trì tốc độ tăng trưởng phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành, các ngành công nghiệp chủ lực như: điện tử, dệt may, da giày... tăng trưởng ở mức cao, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội.
Trong năm 2021, mặc dù liên kết giữa các doanh nghiệp công nghiệp trong nước với thị trường và chuỗi giá trị toàn cầu bị gián đoạn một thời gian do ảnh hưởng bởi đại dịch, nhưng tỷ trọng hàng chế biến chế tạo trong tổng giá trị xuất khẩu vẫn duy trì mức đóng góp trên 85%, chủ yếu là các mặt hàng công nghệ cao có mức tăng trưởng tốt như: Điện thoại và linh kiện tăng 12,4%, điện tử, máy tính và linh kiện tăng 14,4%, máy móc thiết bị tăng 41% so với cùng kỳ năm 2020.
Bên cạnh đó, công nghiệp cũng là ngành có sức hấp dẫn lớn với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới vào Việt Nam đến ngày 20/12/2021 đạt 15,25 tỷ USD, trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng số vốn đầu tư đạt 7,25 tỷ USD, chiếm 47,6% tổng vốn đăng ký cấp mới, tạo động lực quan trọng cho tăng trưởng công nghiệp của Việt Nam những năm tiếp theo.
Đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa thông suốt trong đại dịch COVID-19
Đợt dịch COVID lần thứ 4 bùng phát với tốc độ lây lan chưa từng có tại nhiều địa phương trong cả nước, gây ra nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa và chuỗi sản xuất công nghiệp...
Trước bối cảnh đó, Bộ Công Thương đã kịp thời đánh giá đúng tình hình, sớm thành lập "Ban chỉ đạo tiền phương" tổ chức lực lượng cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và các "Tổ công tác đặc biệt" để kịp thời hỗ trợ, duy trì sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhằm ngăn ngừa đứt gãy chuỗi sản xuất và cung ứng.
Ngành đã cùng các Bộ, ngành, địa phương cơ bản cung ứng kịp thời, khá đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống người dân, ổn định giá cả hàng hóa; khai thác các hình thức thương mại, các loại thị trường, góp phần tiêu thụ hàng triệu tấn nông sản tới vụ cho nông dân trong hoàn cảnh giãn cách xã hội.
Cùng với đó, xử lý kịp thời các vướng mắc trong lưu thông hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất; giải tỏa kịp thời những ách tắc tại các cửa khẩu, bến cảng nhằm duy trì các hoạt động xuất nhập khẩu.
Nguồn cung hàng hóa tại thị trường trong nước được đảm bảo. (Ảnh: TTXVN)
Ngành cũng đã có nhiều đề xuất phù hợp, phát huy tác dụng tốt trong việc cùng các địa phương chỉ đạo, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh (cả trong và ngoài vùng dịch); đề xuất tiêu chí, điều kiện và quy trình mở lại các cơ sở sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa trong điều kiện bình thường mới; ưu tiên tiêm vắc xin cho người lao động tại chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và các khu, cụm công nghiệp trong phạm vi cả nước...
Với việc phát huy hiệu quả, rõ rét các giải pháp nêu trên đã góp phần quan trọng trong việc tháo gỡ những khó khăn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, giúp cho chuỗi cung ứng hàng hóa và sản xuất công nghiệp vẫn vững vàng trước sóng gió COVID-19.
Thương mại điện tử phát huy vai trò đột phá cho doanh nghiệp Việt thời kỳ dịch bệnh COVID-19
Việt Nam hiện là quốc gia có tốc độ tăng trưởng khá nhanh về thị phần bán lẻ trực tuyến, thuộc top 3 của khu vực Đông Nam Á.
Năm 2021, Thương mại điện tử Việt Nam đã ghi dấu mốc "lần đầu tiên" với một chuỗi các sự kiện, hoạt động đột phá cho doanh nghiệp Việt trong việc phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu.
Cụ thể, lần đầu tiên, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát tại khu vực các tỉnh/thành phố phía Nam, đặc biệt là khu vực thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh/thành phố phải thực hiện giãn cách xã hội, mua sắm hàng hoá qua Thương mại điện tử đã trở thành một phương thức phân phối chủ yếu, an toàn, phát huy hiệu quả ngay lập tức, góp phần duy trì chuỗi cung ứng và chuỗi lưu thông, bảo đảm nguồn cung ứng hàng hoá cho các chợ đầu mối, siêu thị, phục vụ cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm của người dân.
Cũng lần đầu tiên, hàng chục loại nông sản, trái cây vùng miền được tổ chức phân phối trên Thương mại điện tử thông qua "Gian hàng Việt trực tuyến quốc gia" và qua các Sàn thương mại điện tử.
Hàng nghìn tấn nông sản, đặc sản trái cây được tổ chức tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử như Xoài, Mận Sơn La, Lê thơm Tai Nung - Lào Cai, Vải thiều Hải Dương, Vải thiều Bắc Giang, Nhãn lồng Hưng Yên, Na Chi Lăng - Lạng Sơn, Bưởi Phúc Trạch, Bơ bút Đắc Lắk, Nhãn xuồng Đồng Tháp, Bưởi da xanh Bến Tre, Nho xanh Ninh Thuận, Sầu riêng Ri6 Trà Vinh..., góp phần làm vơi bớt khó khăn của người nông dân các địa phương trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.
Lần đầu tiên, "Gian hàng Quốc gia Việt Nam" - nơi tập hợp các sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam được tổ chức, xây dựng trên sàn thương mại điện tử JD.com. Sự kiện này đánh dấu mốc quan trọng là gian hàng quốc gia đầu tiên của Việt Nam được mở trên nền tảng trực tuyến tại thị trường Trung Quốc nói riêng và trên sàn thương mại điện tử quốc tế nói chung do Cơ quan phía Việt Nam (Bộ Công Thương) chủ trì triển khai qua phương thức thương mại điện tử xuyên biên giới.
Chương trình này được định hướng, tổ chức và hỗ trợ mạnh mẽ bởi các cơ quan liên quan của Bộ Công Thương và các đối tác hợp tác tại Việt Nam, mở ra thêm hướng đi mới cho doanh nghiệp Việt, hàng Việt xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và hướng tới các thị trường khác trên thế giới thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới.
Đẩy mạnh Xúc tiến thương mại trên môi trường số hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường mục tiêu nhanh hơn, rộng hơn và hiệu quả hơn trong bối cảnh dịch COVID-19
Trong gần hai năm qua, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tới hoạt động xúc tiến thương mại truyền thống, trong bối cảnh đó để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, Bộ Công Thương đã nhanh chóng chuyển đổi phương thức xúc tiến thương mại trên môi trường số.
Theo đó, Bộ đã trực tiếp triển khai hoặc hướng dẫn, phối hợp các địa phương tổ chức trên 1.000 hội nghị kết nối cung cầu, tiêu thụ và xuất khẩu hàng hóa trực tuyến hoặc kết hợp trực tiếp và trực tuyến trên cả nước, hỗ trợ hàng triệu lượt doanh nghiệp thực hiện các phiên giao thương và xúc tiến thương mại trực tuyến.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương trực tiếp tổ chức 5 hội chợ, triển lãm trực tuyến tại Việt Nam với sự tham gia của trên 1.000 doanh nghiệp; đồng thời tổ chức cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia hàng trăm triển lãm, hội chợ quốc tế ở nước ngoài dưới hình thức trực tuyến hoặc từ xa.
Ngoài ra, nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực về ứng dụng công nghệ thông tin trong xúc tiến thương mại để bán hàng và xuất khẩu hiệu quả, Bộ Công Thương đã triển khai hàng trăm khoá tập huấn nghiệp vụ xúc tiến thương mại trên môi trường số và xuất khẩu trực tiếp trên các nền tảng thương mại điện tử quốc tế cho các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước.
Việc đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại trên môi trường số (trực tuyến) đã giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tiết kiệm chi phí, tăng tốc độ, rút ngắn khoảng cách và thời gian, đồng thời tăng phạm vi và số lượng tiếp cận thị trường, khách hàng tiềm năng, qua đó đóng góp vào thành tích xuất khẩu tích cực của cả nước trong 2 năm qua.
Gần 17.000 tỷ đồng hỗ trợ giảm tiền điện cho khách hàng sử dụng điện
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành phố phía Nam với quy mô lớn, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Bộ Công Thương đã kịp thời đề xuất và được Chính phủ chấp thuận, hướng dẫn EVN giảm giá điện, giảm tiền điện trong 5 đợt với số tiền gần 17.000 tỷ đồng cho các đối tượng.
Cụ thể là: khách hàng sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, cơ sở lưu trú và cơ sở cách ly y tế; các nhà máy, cơ sở sản xuất đặt tại các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg và đang duy trì sản xuất tại thời điểm ngày 25/8/2021 thuộc các doanh nghiệp chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản; các doanh nghiệp chế biến và bảo quản rau quả và doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu năm 2020 trên 1 tỷ đô la Mỹ.
Việc thực hiện kịp thời chủ trương giảm giá điện, giảm tiền điện cho khách hàng sử dụng điện trong giai đoạn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp là sự nỗ lực của Bộ Công Thương, góp phần chung tay cùng với cả nước phòng, chống dịch bệnh; đồng thời nêu cao tinh thần trách nhiệm, chia sẻ, góp phần giảm bớt khó khăn với người dân, duy trì, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh để sớm vượt qua khó khăn và chiến thắng đại dịch COVID-19.
Khai thác dầu khí hoàn thành chỉ tiêu 7,99 triệu tấn dầu của kế hoạch sản lượng khai thác trong nước năm 2021, về đích trước thời hạn 42 ngày
Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn bởi đại dịch COVID-19, dẫn đến phải thực hiện giãn cách xã hội và đứt gãy chuỗi cung cấp vật tư, thiết bị, nhưng ngành dầu khí đã cố gắng vượt bậc để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Với việc tăng cường áp dụng các giải pháp khoa học, kỹ thuật, công nghệ, các giải pháp nâng cao thu hồi dầu, khai thác dầu khí đã đạt sản lượng tối đa trong điều kiện an toàn kỹ thuật cho phép, tận dụng cơ hội thị trường trong giai đoạn giá dầu tăng, đóng góp cao nhất cho ngân sách nhà nước, với 75,4 nghìn tỷ đồng, vượt 21% kế hoạch năm 2021 và vượt 23% so với cùng kỳ năm 2020.
Về đích sớm kế hoạch sản lượng khai thác dầu trong nước là nỗ lực rất lớn của toàn ngành trước đà suy giảm sản lượng tự nhiên của các mỏ dầu khí hiện hữu sau thời gian dài khai thác và trong bối cảnh đầu tư phát triển các mỏ mới gặp nhiều khó khăn.
Xuất nhập khẩu vượt kỷ lục gần 670 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.
Năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước ước đạt gần 670 tỷ USD, tăng gần 23% so với năm 2020. Trong đó kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt trên 336 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020, đánh dấu năm thứ 6 liên tiếp Việt Nam đạt xuất siêu với mức thặng dư khoảng 4 tỷ USD trong bối cảnh hoạt động thương mại toàn cầu chịu tác động nặng nề, chưa từng có của đại dịch COVID-19.
Kết quả tăng trưởng của xuất khẩu năm 2021 là điểm sáng trong phát triển kinh tế đất nước với sự nỗ lực của Chính phủ, các cấp, ngành, địa phương, người dân, doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu kép "vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, vừa khôi phục, thúc đẩy phát triển kinh tế."
Cùng với đó là sự nỗ lực của Bộ Công Thương trong thực thi đồng bộ nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp và sự chủ động, linh hoạt trong tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu nắm bắt cơ hội phục hồi từ các thị trường nhập khẩu, khai thác hiệu quả các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu.
Trong năm 2021, có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu "tỷ đô" tăng 1 mặt hàng so với năm 2020, trong đó có 8 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, tăng 02 mặt hàng so với năm 2020.
Doanh nghiệp sắp xếp hợp lý bộ máy để đảm bảo thích ứng an toàn trước dịch COVID-19. (Ảnh: TTXVN)
Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã vươn tới hầu hết các thị trường trên thế giới. Nhiều sản phẩm đã dần có chỗ đứng vững chắc và nâng cao được khả năng cạnh tranh tại nhiều thị trường có yêu cầu cao về chất lượng hàng hoá như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Úc...
Bên cạnh đó, hiệu quả của công tác hội nhập đã thể hiện rõ nét hơn, giúp cho hoạt động xuất, nhập khẩu không những không bị tác động quá lớn bởi sự phụ thuộc vào một số thị trường và sự xáo trộn trong chuỗi cung ứng toàn cầu thời gian qua, mà còn là cú hích rất lớn cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam.
Phát huy hiệu quả thực thi các Hiệp định thương mại tự do trong bối cảnh dịch COVID-19
Việc tận dụng các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu đã được thực hiện hiệu quả hơn. Ngay sau khi các Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, với Kế hoạch thực thi Hiệp định đã được xây dựng kỹ lưỡng từ trước đó, các Bộ ngành, địa phương, và đặc biệt là các hiệp hội ngành hàng và cộng đồng doanh nghiệp đã bắt tay ngay vào triển khai thực hiện và đạt kết quả rất tích cực.
Đối với Hiệp định EVFTA, sau gần 1 năm rưỡi thực thi đã đem lại những kết quả rất khả quan, nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã và đang diễn biến phức tạp tại cả châu Âu và Việt Nam.
Trong năm 2021 thương mại hai chiều đạt 63,6 tỷ USD, tăng trưởng 14,8%, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang EU đạt 45,8 tỷ USD, tăng 14,2% còn EU xuất khẩu sang Việt Nam đạt 17,9 tỷ USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ...
Hiệp định UKVFTA thực thi kể từ đầu năm 2021, giúp cho quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Vương quốc Anh không bị đứt gãy trong bối cảnh Anh rời khỏi EU.
Năm 2021, thương mại 2 chiều đạt gần 6,6 tỷ USD và giá trị xuất nhập khẩu đều tăng 2 chữ số (xuất khẩu hàng hóa sang Anh tăng 15,4%, nhập khẩu tăng 24,1%).
Kể từ khi Hiệp định CPTTP có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường là thành viên CPTPP tăng trưởng cao, như xuất khẩu năm 2021 sang Canada tăng 19,5%, sang Mexico tăng 46,1%...
Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 lần đầu tiên được ban hành.
Ngày 13/7/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1163/QĐ-QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam có một chiến lược tổng thể cho phát triển thị trường nội địa.
Chiến lược phát triển thương mại trong nước được xây dựng nhằm cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước, bám sát Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của đất nước, phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế trong thời kỳ mới.
Với những mục tiêu đặt ra, Chính phủ và Bộ Công Thương định hướng phát triển hoạt động thương mại trong nước không chỉ tăng về lượng mà còn đi vào chiều sâu, thực chất và bền vững, gắn liền với hiệu quả đầu tư và phát triển sản phẩm, thương hiệu Việt, trên cơ sở phát huy nội lực của thị trường trong nước với tầm nhìn đến năm 2045.
Công tác phòng vệ thương mại đạt kết quả nổi bật, góp phần bảo vệ sản xuất và thị trường trong nước
Trong bối cảnh nước ta hội nhập kinh tế quốc tế sâu, rộng, đặc biệt là tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Bộ Công Thương đã chủ động triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại để thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng và bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất trong nước.
Các biện pháp phòng vệ thương mại đã có tác động tích cực đến một số ngành đóng vai trò quan trọng như mía đường, sorbitol..., giúp bảo vệ việc làm cho nông dân, người lao động.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đã phối hợp với các ngành sản xuất trong nước ứng phó với 208 vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của ta, bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất, xuất khẩu.
Tính đến nay, Bộ Công Thương đã điều tra 23 vụ việc Phòng vệ thương mại với các sản phẩm thép, kính nổi, dầu ăn, bột ngọt, phân bón DAP, màng BOPP, nhôm, ván gỗ, sợi, đường... Theo ước tính, các biện pháp phòng vệ thương mại đã bảo vệ công ăn việc làm của gần 150.000 người lao động.
Giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm nay giảm 300 đồng/kg, 7 lưu ý khi trồng xen canh trong vườn cà phê So với đầu tuần, giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm nay, 31/12/2021 giảm 100 đồng/kg. Các tỉnh Tây Nguyên khác, trong ngày, giá cà phê cũng giảm 300 đồng/kg. Khi trồng xen canh các loại cây trồng khác trong vườn cà phê, nông dân cần lưu ý 7 điều dưới đây. Giá cà phê nhân Đắk Lắk liên tiếp biến động Sau...