Giá cà phê nhân Đắk Lắk quay đầu giảm, nhân giống cà phê bằng hạt có hiệu quả không?
Sau khi rơi về mốc 41.000 đồng/kg, giá cà phê nhân Đắk Lắk đã đảo chiều tăng 600 đồng/kg.
Tuy nhiên tại thời điểm hiện tại, giá cà phê Robusta tại các tỉnh Tây Nguyên đã đồng loạt đảo chiều giảm 400 đồng/kg. Nhân giống cà phê vối bằng hạt có ưu điểm và nhược điểm gì?
Giá cà phê nhân Đắk Lắk quay đầu giảm
Giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm nay bất ngờ đảo chiều giảm 400 đồng/kg. Trong khi đó, tại phiên giao dịch hôm 23/2, cà phê nhân tại Đắk Lắk tăng 600 đồng/kg.
Hiện cà phê nhân tại Đắk Lắk được mua trung bình ở mức 41.400 đồng/kg. Tuy vậy, đây cũng là mức giá khá cao so với năm trước cũng như diễn biến giá cà phê trong niên vụ này.
Giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm nay đảo chiều giảm 400 đồng/kg. Ảnh: Duy Hậu.
Tại các tỉnh Tây Nguyên còn lại, cà phê Robusta cũng đồng loạt được mua giảm so với ngày hôm trước 400 đồng/kg. Các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông cà phê nhân đều được mua trung bình ở mức 41.300 đồng/kg. Trong khi đó, cà phê nhân tại Lâm Đồng vẫn ở mức thấp nhất, hiện được mua ở mức 40.800 đồng/kg.
Thông tin từ thị trường thế giới, ghi nhận vào phiên đóng cửa thị trường khi bước sang ngày 23/2, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Futures Europe – London kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng vọt bất thường tới 104 USD (4,61%), giao dịch tại 2.360 USD/tấn. Giá Robusta kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 26 USD (1,16%), giao dịch tại 2.260 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Thị trường cà phê New York, giá cà phê Arabica trên sàn ICE Futures US – New York kỳ hạn giao tháng 5/2022 cũng tăng tốt 1,6 Cent (0,65%), giao dịch tại 248,45 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê Aabica kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 1,25 Cent (0,51%), giao dịch tại 247,25 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình khá.
Nhân giống cà phê vối bằng hạt có hiệu quả không?
Nhân giống cà phê bằng hạt là một kỹ thuật đơn giản. Theo anh Lê Văn Định, một kỹ sư nông nghiệp tại Đắk Lắk, việc nhân giống cà phê bằng hạt có ưu điểm là rút ngắn thời gian, rẻ tiền. Cây giống dễ trồng và chăm sóc. Tuy nhiên, giống cà phê trồng bằng hạt thường không đồng đều cả về quá trình sinh trường và chất lượng. Một số cây bị nhiễm bệnh gỉ sét.
Video đang HOT
Một vườn giống cà phê Robusta của người dân xã Thuận An, huyện Đắk Mil, Đắk Nông. Ảnh: Duy Hậu.
Theo anh Định, để nhân giống cà phê bằng hạt, bà con nên chọn các loại giống tốt, có uy tín trên thị trường. Các giống này có đặc điểm hạt to, năng suất cao, độ đồng đều cao, thích nghi rộng và kháng bệnh rỉ sắt. Bà con Không nên lấy giống từ những cây trong vườn nhà vì độ phân ly cao nên vườn cây sau này có rất nhiều cây năng suất thấp, quả nhỏ, tỷ lệ cây nhiễm bệnh rỉ sắt cao.
Hạt giống khi mua về bà con nên xử lý ngay, không nên để hạt giống lâu quá tỷ lệ nảy mầm sẽ giảm. Các bước xử lý hạt giống, bà con có thể tham khảo tài liệu tại các trung tâm khuyến nông trên địa bàn.
Sau khi xử lý hạt giống bà con làm đất ươm rồi gieo hạt. Đất ươm phải sàng kỹ để không có hạt đá, sạn to làm ảnh hưởng đến rễ cà phê. Đất ươm hạt giống bà con nên cho thêm phân bò và lân nung chảy theo tỷ lệ mỗi khối đất trộn với 1 khối phân bò hoai và 20 kg phân lân nung chảy.
Đất chọn để ươm hạt giống tuyệt đối phải sạch bệnh, đặc biệt không được dùng đất đã và đang trồng cà phê.
Sau khi ươm giống, bà con phải che bớt ánh sáng cho mầm cây đồng thời tưới nước cho đủ ẩm. Bà con cũng có thể tưới thêm phân NPK mỗi tuần một lần hoặc phun phân bón lá để cây con sinh trưởng khỏe mạnh.
Giá cà phê nhân Đắk Lắk cao hơn giá cà phê cách đây 27 năm, vì sao nông dân kêu vẫn lời có tí xíu?
Giá cà phê nhân Đắk Lắk nói riêng và giá cà phê Tây Nguyên nói chung hôm nay vẫn ở mức cao hơn 40.000 đồng/kg.
Thời điểm năm 1994, giá cà phê nhân bình quân đạt 36.000 đồng/kg, nông dân trồng cà phê lời nhiều. Vậy giá cà phê hiện nay vượt hơn 40.000 đồng/kg, sao nông dân lại kêu lời ít?
Giá cà phê nhân thời "hoàng kim" là bao nhiêu?
Giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm nay và tại các tỉnh Tây Nguyên được giao dịch ở mức từ 40.500 đến 41.500 đồng/kg. So với cuối tuần trước, giá cà phê nhân giảm nhẹ ở mức 100 đồng/kg.
Giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm nay vẫn ở mức cao hơn 40.000 đồng/kg (trong ảnh: Môt nông dân ở huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk chuẩn bị phơi cà phê). Ảnh: Duy Hậu.
Tại Đắk Lắk, cà phê nhân vẫn được mua với giá cao nhất là 41.500 đồng/kg. Hai tỉnh Gia Lai, Đắk Nông giá cà phê có mức giá thấp hơn Đắk Lắk 100 đồng/ký. Riêng tại Lâm Đồng, giá cà phê nhân được mua ở mức 40.500 đồng.
Với giá cà phê nhân bán như trên, so với nhiều năm qua, cà phê đang có mức giá tốt. Tuy nhiên, nếu quay về so sánh với nhiều năm trước đây, với mức giá cà phê nhân như trên, nông dân chẳng được lời lãi bao nhiêu.
Năm 1994, giá cà phê nhân tại các tỉnh Tây Nguyên có lúc lên đến 43.000 đồng/kg, thậm chí có lúc lên đến 45.000 đồng/kg.
Sau đó, giá cà phê nhân giảm xuống dần và được mua phổ biến 36.000 đồng/kg. So với thời "hoàng kim", giá cà phê hôm nay cao hơn. Tuy nhiên, với 36.000 đồng/ký ở thời điểm năm 1994, nông dân trồng cà phê Tây Nguyên thực sự có cuộc sống hết sức sung túc.
Ở thời "hoàng kim" nông dân trồng cà phê đầu tư 1 vốn 10 lời (trong ảnh: Một nông dân tại huyện Cư Mgar, Đắk Lắk vừa chở cà phê về nhà). Ảnh: Duy Hậu.
Ông Nguyễn Văn Thành (thôn 2, xã Cư Suê, huyện Cư MGar, Đắk Lắk) kể: Thời đó, nhà nào có trồng cà phê thì sẽ có cuộc sống hết sức sung túc. Trong khi đối với hàng triệu nông dân, chiếc xe gắn máy là một tài sản lớn thì nông dân trồng cà phê có thể dễ dàng mua được vài chiếc.
"Với mức giá cà phê như hiện nay, nông dân chúng tôi chỉ lời chút đỉnh. Mấy năm nay, do giá cả bấp bênh, người kiên trì thì đầu tư cầm chừng chờ cơ hội. Người không đủ kiên nhẫn thì phá cà phê trồng bơ, sầu riêng và giờ có người còn phá cả cà phê để trồng cau"- ông Thành nói.
Ông Võ Văn Dũng (xã Ea Tu, TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) cũng nhớ lại: "Thời đó, người trồng cà phê 1 vốn 10 lời chứ không phải 4 lời nữa. Còn bây giờ, với giá cả vật tư, giá phân bón...đều tăng cao, nông dân trồng cà phê không lỗ là đã mừng".
Với mức giá hiện tại, nông dân trồng cà phê chỉ có lời "chút đỉnh" (trong ảnh: Nông dân huyện Cư Mgar, Đắk Lắk thu hoạch cà phê) . Ảnh" Duy Hậu.
Liên tiếp những năm sau đó, giá cà phê liên tục sụt giảm. Năm 2008, giá cà phê một lần nữa tăng mạnh trở lại. Thời điểm tháng 3/2008, giá cà phê trong nước đạt có lúc đạt hơn 40.000 đồng/kg. Nhưng sau đó, giá cà phê lại tiếp tục hạ.
3 năm sau, giá cà phê lại tiếp tục lập kỷ lục, có lúc lên đến 49 ngàn đồng/kg. Nhưng sau đó lại tiếp tục quay về mức giá dưới 40.000 đồng. Thậm chí có lúc chỉ còn sát mức 30.000 đồng/kg. Mãi đến năm 2017, thị trường cà phê mới sôi động trở lại.
Giá cà phê nhân trong nước vào đầu năm 2017 đã tăng mạnh trở lại. Mức giá cao nhất thời điểm này có lúc đạt được 47.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Văn Quảng (xã Đức Minh, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) nói: "Năm nay, giá cà phê nhân lần thứ 5 trong 3 thập niên qua tăng mạnh trở lại. Tuy nhiên, nếu trước đây, chỉ cần bán được hơn 40.000 đồng một ký cà phê, nông dân đã "rủng rỉnh tiền tiêu" thì giờ đây chẳng thấm vào đâu. Nguyên nhân vì giá các vật tư, giá phân bón tăng quá nhanh, tăng quá cao, làm đội chi phí trồng cà phê lên rất nhiều...".
Cà phê chín rộ, dân vừa chống dịch Covid-19 vừa thu hoạch
Tây Nguyên đang bước vào cao điểm thu hoạch cà phê. Ngoài một số vùng của tỉnh Đắk Nông, cà phê được thu hái sớm, hầu hết các vùng còn lại của Tây Nguyên hiện nông dân vẫn đang tất bật thu hái. Với giá công hái từ 1.000- 1.500 đồng/kg (tùy vào từng vườn cà phê), người trồng cà phê hiện cũng không mấy khó khăn để kiếm nhân công.
Để đảm bảo phòng chống dịch, hầu hết công nhân thu hái cà phê đều được hướng dẫn khai báo y tế và test nhanh kháng nguyên Covid-19 (trong ảnh: Một công nhân đang hái cà phê tại Đắk Lắk). Ảnh: Duy Hậu.
Tuy nhiên, khó khăn hiện nay của nông dân là phải làm sao vừa thu hoạch cà phê vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Tại huyện Đắk Mil (Đắk Nông), theo ghi nhận của chúng tôi, để thực hiện "nhiệm vụ kép", hầu hết các chủ vườn đều bố trí chỗ ăn ở riêng cho công nhân.
"Sau khi công nhân đến, gia đình hướng dẫn khai báo y tế, test nhanh kháng nguyên Covid-19. Sau đó, gia đình mới dẫn thẳng đến rẫy. Tại rẫy, gia đình tôi đã bố trí sẵn chỗ ăn, ở cho họ"- ông Lê Thái Sơn (xã Đắk Sắk, Đắk Mil) cho biết.
Nhiều nông dân cẩn thận hơn, đã tự mình tìm công nhân tại các vùng xanh và lựa chọn những người đã tiêm đủ 2 liều vaccine phòng, chống Covid-19.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông cho biết, ngay từ đầu vụ cà phê, đơn vị đã cử cán bộ khảo sát, nắm bắt tình hình thu hoạch. Từ kết quả khảo sát, đơn vị cũng đã lên nhiều phương án để hỗ trợ nông dân thu hoạch cà phê vừa đảm bảo không để dịch bệnh lây lan.
Hướng dẫn nông dân sắp xếp chỗ ăn ở, hướng dẫn công nhân thu hái cà phê khai báo y tế, hạn chế đi lại... Đơn vị cũng hướng dẫn cơ sở thành lập các tổ thu hái cà phê giúp những gia đình khó khăn, hoặc đang bị cách ly.
"Đến thời điểm hiện tại địa phương đã thu hái khoảng 60-70% diện tích cà phê. Nhìn chung, tình trạng khan hiếm công nhân không phổ biến. Do có sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền địa phương, nên vụ thu hoạch diễn ra an toàn, hiệu quả"- lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông nói.
Giá cà phê hôm nay 24/2: Giá cà phê lên nhanh, xuống mạnh; thị trường tăng mạnh trong tháng nhờ tồn kho thấp kỷ lục Nhiều khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ nâng lãi suất cơ bản trong phiên họp tới, tác động tích cực lên giá hàng hóa. Bên cạnh đó, thị trường đặt kỳ vọng lớn vào châu Âu và Mỹ mở cửa trở lại sẽ hỗ trợ nhu cầu tiêu thụ cà phê toàn cầu. Giá cà phê trong nước tăng...