Giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm nay giảm 300 đồng/kg, 7 lưu ý khi trồng xen canh trong vườn cà phê
So với đầu tuần, giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm nay, 31/12/2021 giảm 100 đồng/kg. Các tỉnh Tây Nguyên khác, trong ngày, giá cà phê cũng giảm 300 đồng/kg.
Khi trồng xen canh các loại cây trồng khác trong vườn cà phê, nông dân cần lưu ý 7 điều dưới đây.
Giá cà phê nhân Đắk Lắk liên tiếp biến động
Sau 2 phiên liên tiếp tăng nhẹ 100 đồng/kg, giá cà phê nhân Đắk Lắk bất ngờ giảm 300 đồng/kg. Sau đó, giá cà phê lại đảo chiều tăng 200 đồng/kg hôm 30/12. Tuy nhiên hôm nay, 31/12/2021 giá cà phê lại tiếp tục giảm xuống 300 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại các tỉnh Tây Nguyên. Đồ họa: Duy Hậu.
Như vậy so với đầu tuần giá cà phê tại nhân Đắk Lắk giảm 100 đồng/kg. Hiện cà phê nhân Đắk Lắk được mua với giá 41.500 đồng/kg.
Tại các tỉnh Tây Nguyên còn lại, giá cà phê cũng biến động tương tự. Giá cà phê hôm nay tại Đắk Nông được mua 41.400 đồng/kg, tương đương với giá ở tỉnh Gia Lai. Đây cũng là mức giá cà phê được thu mua tại tỉnh Kon Tum.
Giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm bất ngờ giảm 300 đồng/kg. Ảnh: Duy Hậu.
Riêng Lâm Đồng, cà phê vẫn được mua với giá thấp nhất. Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.800 đồng/kg. Mức giá cà phê trung bình trên toàn tỉnh Lâm Đồng là 40.700 đồng.
Thông tin từ cơ quan chuyên môn, giá cà phê thế giới đã tăng lên mức cao nhất trong vòng nhiều năm qua. Trong niên vụ này, giá cà phê tại Tây Nguyên có thời điểm lên mức cao nhất là 43.000 đồng/kg.
Sử dụng đất trồng cà phê thế nào cho hiệu quả?
Video đang HOT
Trong bối cảnh diện tích đất phục vụ mở rộng sản xuất nông nghiệp ngày càng khan hiếm, cùng với sự khắc nghiệt của biến đổi khí hậu, làm thế nào để có thể tăng thêm thu nhập trên diện tích cà phê có sẵn là một câu hỏi lớn đặt ra cho nhiều nông dân.
Một vườn cà phê trồng xen mang lại hiệu quả kinh tế cao tại xã Ea Tân, huyện Krông Năng (Đắk Lắk). Ảnh: Duy Hậu.
Tiến sĩ Phạm Công Trí, một người có thâm niên nghiên cứu về cà phê chia sẻ với PV Báo Dân Việt. Theo tiến sĩ Trí, trồng xen trong vườn cà phê đang là hướng đi bền vững nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, tối ưu chi phí sản xuất, ổn định năng suất chất lượng cà phê và tăng lợi nhuận.
Tiến sĩ Trí cho biết, để việc canh tác cà phê đạt hiệu quả, trước tiên nông dân cần chọn giống phù hợp, canh tác đúng kỹ thuật, thực hành sản xuất tốt, quản lý sâu bệnh và dịch hại, sử dụng nước tưới tiết kiệm…
Tiếp đến, để tăng thêm thu nhập trên vườn cà phê thì giải pháp là trồng xen các loại cây phù hợp như cây ăn quả, trụ tiêu sống… Việc đa dạng hóa cây trồng sẽ giúp nông dân có nguồn thu ở nhiều thời điểm, ổn định cuộc sống.
Cũng theo tiến sĩ Trí, theo Trung tâm nghiên cứu Nông lâm Quốc tế ICRAF (1997) “Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý tài nguyên tự nhiên năng động, lấy yếu tố sinh thái làm chính, qua đó các loài cây được phối hợp trồng trên nông trại và vào hệ sinh thái nông nghiệp, để sản xuất bền vững và đa dạng, làm gia tăng các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho người canh tác ở các mức độ, quy mô khác nhau”.
Tiến sĩ Trí cho biết thêm, phương thức nông lâm kết hợp tạo ra sản phẩm đa dạng và có sự tương hỗ sinh học và sinh thái sẽ tạo nên tính bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội so với các hệ thống đơn canh. Nhờ đa dạng về sản phẩm sẽ hạn chế rủi ro về thu nhập (mất mùa, giá cả biến động,…).
“Để tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng thêm nguồn thu nhập, thích ứng tốt với giá cà phê hạ thấp, nhiều nông dân Tây Nguyên đang trồng xen cây ăn quả có giá trị cao (bơ, sầu riêng,…), cây công nghiệp (hồ tiêu,…) vào vườn cà phê. Kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy những mô hình này đem lại lợi nhuận cao hơn từ 30-40% so với cà phê trồng thuần”- tiến sĩ Trí nói.
Giá cà phê nhân Đắk Lắk cao hơn giá cà phê cách đây 27 năm, vì sao nông dân kêu vẫn lời có tí xíu?
Giá cà phê nhân Đắk Lắk nói riêng và giá cà phê Tây Nguyên nói chung hôm nay vẫn ở mức cao hơn 40.000 đồng/kg.
Thời điểm năm 1994, giá cà phê nhân bình quân đạt 36.000 đồng/kg, nông dân trồng cà phê lời nhiều. Vậy giá cà phê hiện nay vượt hơn 40.000 đồng/kg, sao nông dân lại kêu lời ít?
Giá cà phê nhân thời "hoàng kim" là bao nhiêu?
Giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm nay và tại các tỉnh Tây Nguyên được giao dịch ở mức từ 40.500 đến 41.500 đồng/kg. So với cuối tuần trước, giá cà phê nhân giảm nhẹ ở mức 100 đồng/kg.
Giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm nay vẫn ở mức cao hơn 40.000 đồng/kg (trong ảnh: Môt nông dân ở huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk chuẩn bị phơi cà phê). Ảnh: Duy Hậu.
Tại Đắk Lắk, cà phê nhân vẫn được mua với giá cao nhất là 41.500 đồng/kg. Hai tỉnh Gia Lai, Đắk Nông giá cà phê có mức giá thấp hơn Đắk Lắk 100 đồng/ký. Riêng tại Lâm Đồng, giá cà phê nhân được mua ở mức 40.500 đồng.
Với giá cà phê nhân bán như trên, so với nhiều năm qua, cà phê đang có mức giá tốt. Tuy nhiên, nếu quay về so sánh với nhiều năm trước đây, với mức giá cà phê nhân như trên, nông dân chẳng được lời lãi bao nhiêu.
Năm 1994, giá cà phê nhân tại các tỉnh Tây Nguyên có lúc lên đến 43.000 đồng/kg, thậm chí có lúc lên đến 45.000 đồng/kg.
Sau đó, giá cà phê nhân giảm xuống dần và được mua phổ biến 36.000 đồng/kg. So với thời "hoàng kim", giá cà phê hôm nay cao hơn. Tuy nhiên, với 36.000 đồng/ký ở thời điểm năm 1994, nông dân trồng cà phê Tây Nguyên thực sự có cuộc sống hết sức sung túc.
Ở thời "hoàng kim" nông dân trồng cà phê đầu tư 1 vốn 10 lời (trong ảnh: Một nông dân tại huyện Cư Mgar, Đắk Lắk vừa chở cà phê về nhà). Ảnh: Duy Hậu.
Ông Nguyễn Văn Thành (thôn 2, xã Cư Suê, huyện Cư MGar, Đắk Lắk) kể: Thời đó, nhà nào có trồng cà phê thì sẽ có cuộc sống hết sức sung túc. Trong khi đối với hàng triệu nông dân, chiếc xe gắn máy là một tài sản lớn thì nông dân trồng cà phê có thể dễ dàng mua được vài chiếc.
"Với mức giá cà phê như hiện nay, nông dân chúng tôi chỉ lời chút đỉnh. Mấy năm nay, do giá cả bấp bênh, người kiên trì thì đầu tư cầm chừng chờ cơ hội. Người không đủ kiên nhẫn thì phá cà phê trồng bơ, sầu riêng và giờ có người còn phá cả cà phê để trồng cau"- ông Thành nói.
Ông Võ Văn Dũng (xã Ea Tu, TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) cũng nhớ lại: "Thời đó, người trồng cà phê 1 vốn 10 lời chứ không phải 4 lời nữa. Còn bây giờ, với giá cả vật tư, giá phân bón...đều tăng cao, nông dân trồng cà phê không lỗ là đã mừng".
Với mức giá hiện tại, nông dân trồng cà phê chỉ có lời "chút đỉnh" (trong ảnh: Nông dân huyện Cư Mgar, Đắk Lắk thu hoạch cà phê) . Ảnh" Duy Hậu.
Liên tiếp những năm sau đó, giá cà phê liên tục sụt giảm. Năm 2008, giá cà phê một lần nữa tăng mạnh trở lại. Thời điểm tháng 3/2008, giá cà phê trong nước đạt có lúc đạt hơn 40.000 đồng/kg. Nhưng sau đó, giá cà phê lại tiếp tục hạ.
3 năm sau, giá cà phê lại tiếp tục lập kỷ lục, có lúc lên đến 49 ngàn đồng/kg. Nhưng sau đó lại tiếp tục quay về mức giá dưới 40.000 đồng. Thậm chí có lúc chỉ còn sát mức 30.000 đồng/kg. Mãi đến năm 2017, thị trường cà phê mới sôi động trở lại.
Giá cà phê nhân trong nước vào đầu năm 2017 đã tăng mạnh trở lại. Mức giá cao nhất thời điểm này có lúc đạt được 47.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Văn Quảng (xã Đức Minh, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) nói: "Năm nay, giá cà phê nhân lần thứ 5 trong 3 thập niên qua tăng mạnh trở lại. Tuy nhiên, nếu trước đây, chỉ cần bán được hơn 40.000 đồng một ký cà phê, nông dân đã "rủng rỉnh tiền tiêu" thì giờ đây chẳng thấm vào đâu. Nguyên nhân vì giá các vật tư, giá phân bón tăng quá nhanh, tăng quá cao, làm đội chi phí trồng cà phê lên rất nhiều...".
Cà phê chín rộ, dân vừa chống dịch Covid-19 vừa thu hoạch
Tây Nguyên đang bước vào cao điểm thu hoạch cà phê. Ngoài một số vùng của tỉnh Đắk Nông, cà phê được thu hái sớm, hầu hết các vùng còn lại của Tây Nguyên hiện nông dân vẫn đang tất bật thu hái. Với giá công hái từ 1.000- 1.500 đồng/kg (tùy vào từng vườn cà phê), người trồng cà phê hiện cũng không mấy khó khăn để kiếm nhân công.
Để đảm bảo phòng chống dịch, hầu hết công nhân thu hái cà phê đều được hướng dẫn khai báo y tế và test nhanh kháng nguyên Covid-19 (trong ảnh: Một công nhân đang hái cà phê tại Đắk Lắk). Ảnh: Duy Hậu.
Tuy nhiên, khó khăn hiện nay của nông dân là phải làm sao vừa thu hoạch cà phê vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Tại huyện Đắk Mil (Đắk Nông), theo ghi nhận của chúng tôi, để thực hiện "nhiệm vụ kép", hầu hết các chủ vườn đều bố trí chỗ ăn ở riêng cho công nhân.
"Sau khi công nhân đến, gia đình hướng dẫn khai báo y tế, test nhanh kháng nguyên Covid-19. Sau đó, gia đình mới dẫn thẳng đến rẫy. Tại rẫy, gia đình tôi đã bố trí sẵn chỗ ăn, ở cho họ"- ông Lê Thái Sơn (xã Đắk Sắk, Đắk Mil) cho biết.
Nhiều nông dân cẩn thận hơn, đã tự mình tìm công nhân tại các vùng xanh và lựa chọn những người đã tiêm đủ 2 liều vaccine phòng, chống Covid-19.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông cho biết, ngay từ đầu vụ cà phê, đơn vị đã cử cán bộ khảo sát, nắm bắt tình hình thu hoạch. Từ kết quả khảo sát, đơn vị cũng đã lên nhiều phương án để hỗ trợ nông dân thu hoạch cà phê vừa đảm bảo không để dịch bệnh lây lan.
Hướng dẫn nông dân sắp xếp chỗ ăn ở, hướng dẫn công nhân thu hái cà phê khai báo y tế, hạn chế đi lại... Đơn vị cũng hướng dẫn cơ sở thành lập các tổ thu hái cà phê giúp những gia đình khó khăn, hoặc đang bị cách ly.
"Đến thời điểm hiện tại địa phương đã thu hái khoảng 60-70% diện tích cà phê. Nhìn chung, tình trạng khan hiếm công nhân không phổ biến. Do có sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền địa phương, nên vụ thu hoạch diễn ra an toàn, hiệu quả"- lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông nói.
Giá cà phê hôm nay 17/12, Sức ép chưa đủ lớn giá chỉ giảm nhẹ, nguồn cung vẫn thực sự căng thẳng Báo cáo mới nhất của USDA nhận định xuất khẩu cà phê robusta từ Việt Nam trong niên vụ 2021/2022 sẽ tăng nhẹ so với niên vụ trước đó. Tuy nhiên, có thể xuất khẩu tăng là do hàng tồn vụ cũ vì dịch bệnh covid-19 và những vấn đề về logistics nên chưa xuất hết, chứ không phải do sản lượng tăng....