Giá cà phê hôm nay ở Đắk Lắk tăng hay giảm, đây là cách phòng trừ bệnh lở cổ rễ cây cà phê?
Giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm nay tiếp tục đi ngang sau đợt giảm giá nhẹ hôm 11/3. Bệnh lở cổ rễ cây cà phê có nguy hiểm không? Cách phòng trừ bệnh này như thế nào?
Giá cà phê hôm nay ở Đắk Lắ k mua vào mức nào?
Sau đợt giảm giá nhẹ vào hôm 11/3, giá cà phê nhân Đắk Lắk “nằm im” trong 3 ngày liền. Hiện giá cà phê Robusta tại Đắk Lắk vẫn được mua trung bình ở mức 40.800 đồng/kg.
Nông dân Tây Nguyên đang vào vụ tưới cà phê. Ảnh: Duy Hậu.
Tại các vùng trọng điểm cà phê Robusta của Tây Nguyên, giá cà phê cũng không biến động suốt 3 ngày qua. Các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và Đắk Nông, cà phê nhân xô vẫn được mua ở mức 40.700 đồng/kg. Riêng cà phê Robusta tại Lâm Đồng vẫn giữ mức 40.200 đồng/kg.
Trong khi đó, thông tin từ thị trường cà phê thế giới, giá cà phê tiếp tục dao động trái chiều. Giá cà phê Robusta trực tuyến tại London giao tháng 3/2022 tăng khoảng 2USD/tấn, giao dịch ở mức 2.235 USD/tấn.
Trong khi đó, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2022 tại New York đạt mức 222,95 US cent/pound, giảm 2,25 US cent/pound.
Video đang HOT
Một nhóm nông dân đang chuẩn bị máy để tưới cà phê. Ảnh: Duy Hậu.
Tại Tây Nguyên, nông dân vẫn đang “đau đầu” với tình trạng giá xăng dầu tăng cao. Đây là thời điểm cà phê bước vào vụ tưới rộ.
“Mỗi ha cà phê tưới khoảng 32 tiếng. Mỗi tiếng cần khoảng 2,5 lít dầu. Như vậy, cứ mỗi lần tưới cho 1ha cà phê, chúng tôi phải tốn thêm khoảng 250 ngàn đồng tiền dầu so với trước đây”- Anh Lý Văn Bôn (xã Ea Dah, huyện Krông Năng, Đắk Lắk) nói.
Trong khi đó, anh Lê Thanh Nhã, cùng xã thì nói: “Vườn cà phê của chúng tôi nằm xa khu dân cư nên không thể kéo được điện. Không chỉ thế, do cà phê nằm xa nguồn nước nên mỗi lần tưới mất rất nhiều thời gian. Với giá dầu hiện tại, mỗi ha tính ra tăng thêm 500.000 đồng/lần tưới”.
Bệnh lở cổ rễ nguy hiểm không? Phòng trừ bệnh thế nào?
Theo một số kỹ sư nông nghiệp tại Đắk Lắk, lở cổ rễ là một bệnh gây hại rất nghiêm trọng đối với cây cà phê. “Cây cà phê mắc bệnh lở cổ rễ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trường và phát triển. Nếu bệnh nặng, cây cà phê có thể bị chết”- kỹ sư nông nghiệp Lê Văn Định cho biết.
Theo kỹ sư Định, biểu hiện của bệnh lở cổ rễ là phần cổ rễ của cây cà phê tiếp xúc với mặt đất có hiện tượng thối, đen và teo dần lại. Bệnh có thể do nấm gây ra hoặc do vườn cây bị úng nước, độ ẩm đất quá cao. Bệnh xuất hiện chủ yếu trên vườn cà phê kiến thiết cơ bản (từ 1-3 năm tuổi).
“Nếu nông dân thấy cây chậm phát triển, có dấu hiệu vàng lá thì nên kiểm tra phần cổ rễ của cây. Nếu thấy phần cổ rễ của cây bị khuyết thì đó chính là giai đoạn đầu của bệnh lở cổ rễ. Bà con cần lập tức chữa trị. Nếu để bệnh kéo dài, cây không thể nhận được nước và chất dinh dưỡng, không thể phát triển và chết”- kỹ sư Định nói.
Theo kỹ sư Định, để phòng trừ bệnh này, khi trồng cà phê, nông dân nên chọn vùng đất có khả năng thoát nước tốt, có mạch ngầm sâu, lựa chọn giống tốt, sạch bệnh. Quá trình canh tác, làm cỏ cho vườn cà phê, nông dân cần chú ý không gây ra các vết thương gần gốc cây. Vì điều này sẽ tạo điều kiện để nấm xâm nhập.
Khi phát hiện cây bị bệnh nếu quá nặng nông dân nên nhổ bỏ tiêu hủy để tránh bệnh lây lan. Nếu bệnh nhẹ, nông dân dùng Validacin 3 DD (3%) và Viben 50 BTN (0.5%) tưới vào gốc cây. Mỗi gốc bà con nên tưới 2 lít dung dịch mỗi loại từ 2-3 lần. Mỗi lần tưới cách nhau 15 ngày. Ngoài ra, bà con cũng nên tư vấn cán bộ nông nghiệp tại địa phương để có biện pháp phòng trừ tối ưu nhất.
Giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm nay "tụt dốc", cách phòng trừ loài sâu gặm vỏ cà phê?
Giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm nay "tụt dốc" sau khi chạm mốc 42.000 đồng/kg. Sâu gặm vỏ cà phê có hại thế nào, cách phòng trừ ra sao?
Giá cà phê nhân Đắk Lắk "tụt dốc", nông dân vui mừng vì chốt được giá tốt
Sau khi chạm mốc 42.00 đồng/kg, giá cà phê nhân tại Đắk Lắk đã liên tiếp có hai lần giảm trong tuần. Tổng mức giảm giá của hai lần mất 600 đồng/kg. Sáng 20/2, giá cà phê nhân trung bình tại Đắk Lắk vẫn giữ nguyên mức 41.400 đồng/kg.
Giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm nay "tụt dốc". Ảnh Duy Hậu.
Tại các tỉnh khác của Tây Nguyên, giá cà phê Robusta cũng không có biến động trong 2 ngày. Hiện mức giá cà phê trung bình tại Gia Lai, Kon Tum và Đắk Nông thấp hơn Đắk Lắk 100 đồng/kg. Trong khi đó, giá cà phê Robusta tại Lâm Đồng chỉ còn được mua ở mức 40.800 đồng/kg.
Theo quan sát của chúng tôi, tại thời điểm giá cà phê chạm mốc 42.000 đồng/kg, nhiều nông dân đã kịp bán cà phê ra. Ông Lê Thành Trung (phường Nghĩa Tân, TP.Gia Nghĩa, Đắk Nông) chia sẻ: "Gia đình rất cần tiền nhưng tôi phải cố đợi. Ngày nào tôi cũng ngóng giá cà phê. Rất may là ngay sau khi cà phê tăng lên 42.000 đồng/kg, tôi đã kịp bán ra".
"Em vừa bán được giá 42.000 đồng/kg, vui quá. Từ Tết tới giờ giá cà phê cứ phập phù, em lo quá. Chỉ mong thấy bán mà có lời là bán ngay"- anh Trần Minh Thanh (xã Ea Tân, huyện Krông Năng, Đắk Lắk) nói với chúng tôi.
Theo một số đại lý, ngay sau khi cà phê chạm mốc 42.000 đồng/kg, lượng cà phê mua vào đã tăng mạnh. "Rất nhiều nông dân đã nhanh tay chốt giá vào thời điểm cà phê tăng lên 42.000 đồng/kg. Đây cũng có thể là lý do khiến hai ngày qua, giá cà phê lại "tụt dốc"- một chủ đại lý thu mua nông sản tại huyện Krông Năng nói với chúng tôi.
Cách phòng trừ loài sâu gặm vỏ cà phê có hại thế nào?
Từ năm 2013, sâu gặm vỏ cà phê bắt đầu xuất hiện ở Tây Nguyên. Loài sâu này đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều nông dân. Bởi đối với những gia đình không có điều kiện để thường xuyên thăm vườn, loài sâu này có thể phát triển nhanh và gây hại nặng nề cho vườn cà phê.
Một nông dân tại TP.Buôn Ma Thuột đục vỏ cây cà phê để diệt trừ sâu gặm vỏ. Ảnh: Duy Hậu.
Ông Huỳnh Thanh Thích, một cán bộ nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk cho biết, sâu gặm vỏ phát triển sẽ ăn hết vỏ cây. Việc này nếu kéo dài sẽ làm cho cây cà phê không thể phát triển, cành lá bắt đầu khô héo và chết.
Ở mức độ nhẹ, sâu gặm vỏ sẽ làm năng suất cà phê giảm do cành cà phê không nhận được dưỡng chất. Vì thế, nông dân nên thường xuyên thăm vườn để kịp thời phát hiện. Khi thấy vỏ cây bên ngoài sần sùi, bong tróc, khi đục vỏ cây ra thấy mùn đen bên trong có nghĩa là bên trong đang có sâu gặm vỏ sinh sống.
Để phòng trừ sâu gặm vỏ, bà con nên thường xuyên thăm vườn. Khi thấy dấu hiệu của sâu gặm vỏ thì lập tức đục vỏ ra để diệt sâu. Sau đó, cạo hết toàn bộ lớp vỏ sần và bôi Booc-đô vào để "vá" vết thương cho cây.
Booc-đô là thuốc gốc vô cơ được tạo thành bằng cách pha Sun-phát đồng và vôi. Thuốc ít độc với người và động vật. Nông dân có thể tự pha chế thuốc này để chữa trị cho cây cà phê.
Tùy theo loại cây trồng, nông dân có thể pha thuốc Booc-đô có nồng độ khác nhau. Thông thường, cứ một ký Sun-phát đồng thì pha chế với 4 ký vôi và 20 lít nước. Để pha chế, bà con lấy 1 ký Sun-phát đồng pha với 10 lít nước sạch, sau đó lọc bỏ hết cặn. Đối với vôi, bà con cũng pha với 10 lít nước rồi lọc hết cặn, sỏi đá. Sau đó, bà con trộn đều hai hỗn hợp này là trộn đều là có thể dùng.
Ngoài ra, nông dân cũng có thể pha thuốc Booc-đô loãng hơn với tỷ lệ 1 ký Sun-phát đồng, một ký vôi và 100 lít nước. Cách pha tương tự như trên, tuy nhiên đối với vôi, nông dân chỉ pha với 20 lít nước, còn Sun-phát đồng thì pha với 80 lít nước rồi pha trộn hai dung dịch lại.
Giá cà phê hôm nay 14/3: Giá cà phê bị chặn, sức tiêu thụ hạn chế do lo ngại lạm phát và căng thẳng địa chính trị Vàng, dầu thô và cà phê là ba sàn hàng hóa có tính thanh khoản cao thường được các giới đầu cơ dùng để chu chuyển dòng vốn hàng ngày. Trong khi mối lo lạm phát toàn cầu ngày càng tăng sẽ là mối quan tâm hàng đầu tại các phiên họp chính sách tiền tệ, đặc biệt của Fed trong tuần tới....