Giá cà phê hôm nay 5/8: Giới đầu cơ tăng mua, giá lại xuống, lượng tồn kho sẽ quyết định thị trường
Hiện tượng giá cà phê lên xuống mạnh bỏ qua phần nào các tính toán kỹ thuật được cho là đều đã nằm trong tính toán của các nhà kinh doanh, tuy nhiên, chỉ hơi có chút bất ngờ là sự dao động quá mạnh.
Giá cà phê trong nước tăng 400 đồng/kgtại các địa phương trọng điểm trong ngày hôm qua (4/8). (Nguồn: Foodyoushouldtry)
Cập nhật giá cà phê hôm nay 5/8
Sau khi đã liên tiếp thanh lý vị thế đầu cơ ngắn hạn, các quỹ đầu cơ quay lại mua vào với nỗi lo thiếu hụt nguồn cung khi dự báo triển vọng vụ mùa của Brazil không sáng sủa. Hiện tượng giá cà phê lên xuống mạnh bỏ qua phần nào các tính toán kỹ thuật được cho là đều đã nằm trong tính toán của các nhà kinh doanh, tuy nhiên, chỉ hơi có chút bất ngờ là sự dao động quá mạnh.
Những đợt điều chỉnh quá mạnh trên 2 sàn cà phê vừa qua thêm một lần nữa cho thấy, thông tin về cung-cầu hay tác động của sương giá tác động lên giá cà phê dường như chỉ mang tính chất tham khảo, bởi các yếu tố đó có mạnh thế nào cũng không thể bằng tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của dòng vốn.
Đóng cửa phiên gần nhất, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe – London tại phiên thanh lý vị thế đầu cơ vẫn giữ nguyên hiện tượng giá đảo. Giá cà phê kỳ hạn giao tháng 9 và tháng 11 không có nhiều biến động, đứng lần lượt tại các mức 1.770 USD/tấn và 1.787 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York tiếp tục tăng. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 9 tăng 1,25 Cent (0,71%), giao dịch tại 176,1 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 cũng tăng 1,3 Cent (0,73%), xuống 179,15 Cent/lb. Khối lượng giao dịch vẫn tăng khá.
Video đang HOT
Thông tin thị trường cà phê
Brazil báo cáo xuất khẩu cà phê tháng 7 đạt 2,36 triệu bao cà phê hạt, giảm 14,83% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu tháng đầu tiên xuất khẩu giảm của niên vụ cà phê mới (từ tháng 7/2021 – tháng 6/2022), do sản lượng vụ mùa mới bị thất thu vì khô hạn ngay từ giai đoạn làm bông và cây cà phê arabica vào năm giảm theo chu kỳ hai năm một.
Xuất khẩu cà phê robusta từ thị trường Đông Nam Á tiếp tục chậm lại do dịch bệnh covid-19 chủng mới bùng phát, nhất là thông tin tình trạng ùn ứ hàng hóa khiến cảng xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam không còn chỗ để giao nhận hàng.
Theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu ( Bộ Công Thương), trong quý II/2021, giá cà phê thế giới biến động theo xu hướng tăng so với quý I/2021.
Nguyên nhân là do diễn biến phức tạp của làn sóng dịch Covid-19 ở nhiều nơi, bên cạnh tình trạng thiếu container rỗng kéo dài và giá cước phí vận chuyển tăng cao.
Thị trường cà phê thế giới đã chứng kiến sự thiếu hụt nguồn cung do Việt Nam và một số nước sản xuất lớn chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch. Ngoài ra, nhu cầu nhập khẩu của Mỹ và các nước châu Âu đều đi lên trong thời gian này.
Trong tháng 7/2021, giá cà phê thế giới chững lại trong những ngày đầu tháng so với cuối tháng 6/2021, nhưng sau đó đã tăng mạnh trở lại. Những ngày cuối tháng 7/2021, giá cà phê thế giới liên tục được ghi nhận ở mức cao lịch sử. Đợt sương giá nghiêm trọng tại Brazil và nguồn cung hạn chế từ Việt Nam là lý do khiến giá cà phê tăng mạnh.
Các nhà phân tích dự báo, những gì thái quá trong tháng 7 sẽ dịu dần. Rủi do suosng giá ở các vùng trồng cà phê chủ chốt của Brazil vẫn còn nhưng mùa Đông đang ngắn lại. Nếu thời tiết không còn gì đột biến thì giá cà phê sẽ tìm lại mức giá cân bằng trong tháng này và yếu tố quyết định giá thị trường sắp tới chính là lượng hàng tồn kho ở các nước tiêu thụ.
Giá cà phê hôm nay 27/6: Đà tăng mạnh còn tiếp diễn, 'vận đen' chưa hết đeo bám các nhà xuất khẩu
Giá cà phê đồng loạt tăng mạnh trong phiên cuối cùng của tuần này. Tiêu thụ cà phê toàn cầu đang tăng trở lại song xuất khẩu vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó có bối cảnh giá cước vận tải biển tăng quá cao, gấp 4 đến 5 lần.
Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng 500 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần này (26/6). (Nguồn: Freepik)
Cập nhật giá cà phê hôm nay 27/6
Giá cà phê tại thị trường nội địa từ cuối tháng 5 đến nay có nhiều biến động. Cụ thể, từ ngày 20/5 đến ngày 5/6, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên đã tăng 2.000 - 2.200 đồng/kg lên mức 34.500 - 35.000 đồng/kg. Tuy nhiên, sau đó có sự điều chỉnh giảm nhẹ và tính đến ngày 21/6 giá cà phê tại thị trường nội địa đã giảm 200 - 300 đồng/kg so với ngày 5/6, xuống còn 33.500 - 34.700 đồng/kg.
Thị trường cà phê chốt phiên giao dịch cuối cùng của tuần này ở mức giá rất cao. Giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London tăng mạnh. Giá cà phê kỳ hạn giao tháng 7, tăng luôn 68 USD (4,17%) lên 1.699 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 9 cũng tăng 29 USD (1,76%), lên 1.679 USD/tấn. Khối lượng giao dịch cho kỳ hạn tháng 9 tăng trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York cũng điều chỉnh tăng mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 9 đã tăng 4,4 Cent (2,87%), lên 157,8 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 cũng tăng 4,4 Cent (2,82%), lên 160,65 Cent/lb. Khối lượng giao dịch kỳ hạn tháng 9 tăng trung bình.
Thông tin thị trường cà phê
Tiêu thụ cà phê toàn cầu đang có triển vọng khả quan hơn sau khi Mỹ và nhiều nước châu Âu nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19, qua đó hỗ trợ giá cà phê tăng lên.
Tuy vậy, tình trạng thiếu container rỗng trên các chuyến tàu từ châu Á sang châu Âu và Mỹ vẫn rất nghiêm trọng. Các hãng vận tải đang trong tình trạng quá tải đặt chỗ và hàng hóa vận chuyển đang bị chậm trễ do hạn chế về năng lực vận chuyển trước nhu cầu tăng cao. Tình trạng này dự báo sẽ tiếp tục kéo dài trong những tháng tới.
Theo Cục xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, niên vụ cà phê 202/21 chỉ còn 4 tháng xuất khẩu, nhưng ách tắc trong lưu thông đã làm trì trệ hoạt động thông quan mặt hàng. Trong khi đó, mùa mưa đã bắt đầu, người dân cần tiền mặt để trang trải chi phí cho vụ mùa mới.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm trong 5 tháng đầu năm nay chủ yếu là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến sức tiêu thụ cà phê toàn cầu, trong khi tình trạng thiếu container rỗng và giá cước vận tải biển tăng cao cũng ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu cà phê, đặc biệt là các chuyến hàng đi Mỹ và châu Âu - 2 thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam.
Theo phản ánh của các doanh nghiệp trong ngành cà phê, việc cước vận tải biển đi Mỹ và châu Âu tăng 4-5 lần lên mức kỷ lục hơn 10.000 USD trong thời gian qua đã ảnh hưởng rất lớn đến các giao dịch mặt hàng này.
Sản lượng cà phê ở khu vực Nam Mỹ trong niên vụ 2020 - 2021 dự kiến đạt 82,8 triệu bao, tăng 2% so với con số 81,2 triệu bao trong niên vụ 2019-2020.
Tuy nhiên, sản lượng của Brazil cho niên vụ tiếp theo 2021-2022 dự kiến sẽ giảm đáng kể bởi sản lượng giảm theo chu kỳ của cà phê arabica, đồng thời bị ảnh hưởng bởi lượng mưa dưới mức trung bình.
Theo Bộ NN&PTNT, Viện Địa Lý và Thống kê Quốc gia Brazil (IBGE), cơ quan chịu trách nhiệm công bố dữ liệu kinh tế, đã điều chỉnh giảm ước tính vụ mùa cà phê năm 2021 giảm 0,6% xuống 46,7 triệu bao.
Trong đó, sản lượng cà phê arabica là 31,7 triệu bao và sản lượng cà phê conilon robusta là 15 triệu bao.
Giá cà phê hôm nay 28/7: Tăng/giảm cực đoan, cà phê còn lên xuống thất thường Giới đầu tư thế giới đều đang có ý chờ đợi phiên họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tuần này, cho dù trước đó Fed đã tỏ rõ lập trường kiên định với chính sách tiền tệ ôn hòa, khi lạm phát Mỹ vượt mức mục tiêu, gây lo ngại cho hầu hết các thị trường. Giá cà...