Giá cà phê hôm nay 3/4: Giá cà phê gắng kháng cự để giữ ở mức cao; Robusta tiếp nhận những đợt cung ứng lớn
Giá cà phê trong nước có vẻ đang cố gắng kháng cự để giữ mức cao cho dù London có rớt sâu.
Thật ra, đấy cũng là điều hợp lý vì nền giá hàng hóa thương phẩm đều tăng trên sàn thuộc các nhóm hàng năng lượng, kim loại và nhất là nông sản.
Giá cà phê trong nước giảm 300 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần.
Giá cà phê hôm nay 3/4
Thị trường toàn cầu tiếp tục thất vọng về triển vọng sớm chấm dứt cuộc chiến ở Đông Âu. Tuy nhiên, với một số báo cáo dữ liệu kinh tế Mỹ tăng trưởng khả quan, nhất là báo cáo việc làm tháng Ba cao hơn dự đoán và chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) vẫn tăng trưởng ổn định đã giúp chứng khoán Mỹ tăng tốc vào cuối phiên để kết thúc tích cực, trong khi tỷ giá đồng Reail Brazil tiếp nối đà tăng 1,99% để lên đứng ở mức 4,666 Real = 1 USD.
Trong khi đó, Trung Quốc tuyên bố phong tỏa Thượng Hải trong một thời gian để phòng chống covid-19 biến thể mới lây lan, cũng dấy lên những quan ngại trong việc lưu thông hàng hóa ở khu vực Đông Á vốn đã trì trệ lâu nay.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần này, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe – London quay đầu giảm mạnh, kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 26 USD (1,2%), giao dịch tại 2.139 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 22 USD (1,02%) giao dịch tại 2.130 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Video đang HOT
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York tiếp tục tăng tốt, kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 2 Cent (0,88%), giao dịch tại 228,4 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 2 Cent (0,88%), giao dịch tại 228,45 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng trên trung bình .
Thông tin thị trường cà phê
Cước tàu biển thời gian trước mắt và đường dài (trong vòng vài ba năm nữa) chưa chắc đã giảm dù khủng hoảng logistics có được giải quyết xong hay không.
Nhiều hãng kinh doanh tàu biển cho biết, đã trả tiền thuê tàu cao không chỉ riêng cho thời gian còn lại trong năm nay mà còn đến 2025! Nói vậy để thấy rằng giá cước tàu còn được cấy vào giá hàng hóa thương phẩm. Vấn đề là làm sao giữ được giá nguyên liệu tại các nước sản xuất để bảo đảm sinh kế của nhà nông. Đấy không chỉ là công việc của nhà nông mà còn phụ thuộc vào cách tổ chức thị trường, nên rất cần sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước và các hiệp hội ngành nghề.
Trước mắt, thị trường cà phê robusta chuẩn bị tiếp nhận những đợt cung ứng lớn từ hai nước Brazil và Indonesia, xếp vị trí thứ hai và ba sau Việt Nam.
Cho nên, dù nền giá hàng hóa tăng, rủi ro giá mặt hàng cà phê robusta vẫn có đường xuống.
Tuy vậy, cũng đừng nên lo lắng quá nhiều để đua nhau bán tháo, tạo sức ép lên sàn robusta, gây hiệu ứng dây chuyền lên giá cà phê trong nước.
Dự kiến giá cà phê robusta trong nước vẫn có khả năng đứng vững trên 42 triệu cho đến 43 triệu/tấn, thậm chí có lúc vượt mức cao này nếu có tin ảnh ưởng đến cán cân cung-cầu.
Giá cà phê hôm nay 2/4: Robusta giảm mạnh, arabica tăng tốt; Đáp ứng yêu cầu khắt khe để ổn định ở thị trường Anh
Năm 2021, Vương quốc Anh nhập khẩu 203,38 nghìn tấn cà phê, trị giá 945,56 triệu USD, giảm 12,7% về lượng và giảm 6,2% về trị giá so với năm 2020.
Giá nhập khẩu cà phê bình quân vào Anh đạt mức 4.649 USD/tấn, tăng 7,5% so với năm trước, theo Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC).
Giá cà phê trong nước tăng 200 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch đầu tháng (ngày 1/4).
Giá cà phê hôm nay 2/4
Chốt phiên giao dịch cuối tuần này, giá cà phê trên 2 sàn lại diễn biến trái chiều, giá cà phê robusta giảm mạnh, còn arabica tiếp tục tăng tốt.
Giá cà phê kỳ hạn tiếp tục chịu tác động khi giá vàng và giá dầu thô tiếp tục sụt giảm trên thị trường thế giới. Đặc biệt là sau khi tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ tung kho dầu dự trữ ra với định lượng 1 triệu thùng/ngày trong vòng 6 tháng nhằm kìm hãm áp lực lạm phát, trong khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC cũng tuyên bố sẽ tăng sản lượng thêm 432.000 thùng/ngày kể từ tháng 5/2022 để hỗ trợ đà phục hồi kinh tế toàn cầu sau đại dịch covid-19. Dòng vốn đầu cơ tiếp tục dịch chuyển về lại các sàn hàng hóa, trong đó có cà phê.
Trong khi nguồn cung robusta bắt đầu trở nên dồi dào hơn từ các nhà sản xuất chính vào vụ thu hoạch, thì arabica lại có diễn biến mới, khi với mức tăng trưởng tiêu thụ hàng năm lên tới hai con số, nhà sản xuất Indonesia tiếp tục nhập khẩu cà phê arabica chế biến ướt chất lượng cao của các nước khu vực Nam Mỹ và ưu tiên cung ứng cà phê robusta vụ mới của mình cho ngành công nghiệp trong nước với mức chệnh lệch cộng hơn 250 USD/tấn so với giá kỳ hạn tại London.
Đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên của tháng 4, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London quay đầu giảm mạnh, kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 26 USD (1,2%), giao dịch tại 2.139 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 22 USD (1,02%) giao dịch tại 2.130 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York tiếp tục tăng tốt, kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 2 Cent (0,88%), giao dịch tại 228,4 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 2 Cent (0,88%), giao dịch tại 228,45 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng trên trung bình .
Giá nhập khẩu bình quân cà phê vào thị trường Anh từ hầu hết nguồn cung chính tăng, ngoại trừ Indonesia. Mức tăng giá cao nhất 18,6% từ Colombia; mức tăng giá thấp nhất 6,7% từ Việt Nam.
Nhập khẩu cà phê của Vương quốc Anh từ Việt Nam trong năm 2021 giảm 35,5% về lượng và giảm 31,1% về trị giá so với năm 2020, đạt 34,65 nghìn tấn, trị giá 66,16 triệu USD. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Vương quốc Anh giảm từ 23,03% năm 2020, xuống còn 17,04% năm 2021.
Trong hai năm 2020 và 2021, nhập khẩu cà phê của Vương quốc Anh có xu hướng giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, chủ yếu ảnh hưởng đến phân khúc cà phê ngoài gia đình và ở Anh vẫn phổ biến văn hóa uống trà tại nhà.
Thị hiếu tiêu dùng cà phê ở Anh có sự khác biệt rõ ràng so với các nước châu Âu khác. Cà phê hòa tan là chủng loại cà phê được người tiêu dùng Anh ưa chuộng nhất. Các thương hiệu cà phê hòa tan hàng đầu tiếp cận được nhiều người tiêu dùng hơn so với các nhãn hiệu cà phê mới xay của họ.
Hiện nay, Chính phủ Anh đã chủ động thực hiện chiến lược thương mại "Nước Anh toàn cầu" (Global Britain) nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Anh cũng sẵn sàng mở cửa thị trường nội địa theo phương thức "có đi có lại" với các đối tác nước ngoài thông qua các FTA. Đồng thời, thúc đẩy đàm phán các FTA với 19 quốc gia hoặc Liên minh các quốc gia, trong đó tập trung ưu tiên các đối tác thương mại lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ. Đồng thời, chủ trương kế thừa toàn bộ các FTA của EU đang có hiệu lực trên cơ sở đồng thuận với bên ký kết của các FTA này trong đó có FTA Việt Nam - EU (EVFTA).
Ngoài ra, Anh cũng quyết tâm gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đồng nghĩa với việc Anh sẵn sàng mở cửa thị trường cho nhiều sản phẩm của 11 nước thành viên tham gia Hiệp định này để đổi lấy quyền tiếp cận thị trường ưu đãi cho các sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp Anh. Khi đó, nhiều sản phẩm Việt Nam tại thị trường Anh sẽ phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh đến từ các nước CPTPP.
Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng tận dụng cơ hội từ UKVFTA mang lại. Trong đó, doanh nghiệp phải tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn Anh, châu Âu, đồng thời tích cực chủ động xây dựng và phát triển quan hệ bạn hàng với các tập đoàn phân phối lớn. Đặc biệt, phải chủ động được công nghệ bảo quản và vận chuyển nông sản bằng đường biển; sử dụng tốt chính sách tín dụng ưu đãi và dịch vụ đánh giá, xác minh tín nhiệm của khách hàng của các ngân hàng Anh.
Riêng đối với mặt hàng cà phê, các chuyên gia cho hay, thị trường Anh có tính cạnh tranh rất cao với nguồn hàng nhập khẩu từ nhiều nước. Để xuất khẩu sang Anh một cách ổn định, ngành cà phê Việt Nam cần đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường này. Bên cạnh đó, sản phẩm phải phù hợp với thị hiếu tiêu dùng Anh.
Giá cà phê hôm nay 1/4: Vững đà tăng trên cả hai sàn; Nhu cầu cà phê của thị trường Nhật Bản trở lại? Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 101.000 tấn cà phê sang Nhật Bản vào năm 2021, trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai vào nền kinh tế hàng đầu châu Á và được khách hàng ưa chuộng, theo Văn phòng Việt Nam tại Nhật Bản. Giá cà phê trong nước tăng 400 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng...