Giá cà phê hôm nay 28/10, Đảo chiều giảm giá; Robusta đứng ở mức cao 10 năm,
Giá cà phê 2 sàn thế giới đang chịu tác động mạnh từ “siêu chu kỳ kinh tế”, khi giá nguyên/nhiên vật liệu tăng chóng mặt.
Hôm qua, giá xăng dầu trong nước tăng sốc, lên mức cao nhất 7 năm qua.
Giá cà phê trong nước tăng mạnh 1.000 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua 27/10. (Nguồn: Koreajoongangdaily)
Cập nhật giá cà phê hôm nay 28/10
Ngắt đà tăng mạnh, giá cà phê trên cả hai sàn phái sinh quay đầu giảm mạnh. Tuy nhiên, đây có lẽ chỉ là một phiên điều chỉnh so với xu hướng tăng giá còn được dự đoán còn kéo dài trong thời gian tới.
Hôm qua, mối lo nguồn cung thiếu hụt tiếp tục đẩy giá cà phê robusta lên đứng ở mức cao gần 10 năm… Theo các nhà quan sát, giá cà phê tiếp nối đà tăng tiếp tục là do mối lo nguồn cung chậm trễ vì thiếu container rỗng và không có chỗ trống trên tàu do cuộc khủng hoảng logistics vẫn đang diễn ra trong nhiều tháng gần đây.
Ghi nhận của TG&VN trước giờ đóng cửa phiên giao dịch ngày 27/10, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe – London kỳ hạn giao tháng 11/2021 quay đầu giảm mạnh, giảm 78 USD (3,35%), giao dịch tại 2.247 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 1/2022 giảm 73 USD (3,22%), giao dịch tại 2.197 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng trung bình . Cấu trúc giá nghịch đảo vẫn được duy trì.
Video đang HOT
Theo đà tăng của robusta bị ngắt quãng, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York giảm mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 giảm 6,75 Cent (2,84%), giao dịch tại 241,5 Cent/lb. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 cũng giảm 6,65 Cent (2,88%), giao dịch tại 247,8 Cent/lb. Khối lượng giao dịch giảm.
Thông tin thị trường cà phê
Trong khi đó, đồng Real giảm 0,34% do mối lo lạm phát đã dẫn đến kết quả thị trường tồi tệ hơn mong đợi. Ngoài ra thị trường cũng đang chú ý vào phiên họp ngày 27/10 với khả năng Copom Brazil sẽ nâng lãi suất cơ bản đồng Real lên thêm 1,25 – 1,5%, từ mức hiện tại là 6,5%/năm.
Áp thấp nhiệt đới đang gây mưa kéo dài khiến cho việc thu hoạch cà phê vụ mới ở Tây nguyên và Đông Nam Bộ của Việt Nam vừa triển khai đã bị đình trệ, trong khi tin tức về dịch bệnh covid-19 trong khu vực này lại có dấu hiệu gia tăng.
Giá cà phê kỳ hạn tiếp tục đà tăng mạnh với tin đồn từ chối giao hàng của người trồng cà phê ở Brazil, cũng như tin đồn Brazil sẽ nhập khẩu cà phê robusta của Việt Nam, cho dù Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Brazil đã lên tiếng phủ nhận và khẳng định việc nhập khẩu cà phê là không phù hợp với luật pháp Brazil hiện hành.
Trong tháng 9/2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt 2.093 USD/tấn – mức cao nhất kể từ tháng 12/2017, tăng 4% so với tháng 8/2021 và tăng 11% so với tháng 9/2020.
Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt 1.884 USD/tấn, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020.
So với tháng 9/2020, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 9/2021 sang nhiều thị trường chính tăng, ngoại trừ Italy, Nga, Philippines và Trung Quốc. Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê sang các thị trường Đức, Tây Ban Nha và Algeria tăng mạnh.
Xét chung trong 9 tháng năm 2021, xuất khẩu cà phê sang hầu hết các thị trường chính giảm, trong khi xuất khẩu sang Nhật Bản, Nga và Trung Quốc tăng, theo báo cáo mới nhất từCục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Giá cà phê hôm nay 23/10: Biến động trái chiều phiên cuối tuần; Giá sẽ còn tăng trong ngắn hạn
Hiện nguồn cung từ Brazil vẫn đang hạn chế trong khi nhu cầu mua hàng tích trữ phục vụ cho các dịp lễ cuối năm của các nhà rang xay vẫn đang rất lớn.
Điều này có thể khiến giá cà phê tiếp tục tăng trong ngắn hạn.
Giá cà phê trong nước tăng 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch ngày 22/10.
Cập nhật giá cà phê hôm nay 23/10
Phiên giao dịch chốt phiên tuần này, giá cà phê robusta vẫn đứng vững, dù mức tăng không cao, nhờ nhu cầu hàng giao ngay tăng mạnh sau mới lỏng giãn cách xã hội và sự hỗ trợ của đáo hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 11 tại sàn giao dịch London. Thị trường cũng vẫn còn lo ngại nguồn cung chưa chắc chắn từ 2 nhà sản xuất hàng đầu là Brazil và Việt nam, bất chấp báo cáo thời tiết hiện nay đã tỏ ra thuận lợi hơn cho cây cà phê phát triển.
Tuy nhiên, mưa lớn ở Brasil lại đang có tác dụng không tốt, kéo giảm giá cà phê arabica ở New York.
Ghi nhận của TG&VN trước giờ đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/10, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 11/2021 tăng 18 USD (0,85%), giao dịch tại 2.134 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 1/2022 tăng 6 USD (0,28%), giao dịch tại 2.141 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình khá. Cấu trúc giá nghịch đảo tiếp tục giữ nguyên và được nới rộng.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York giảm mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 giảm 3,45 Cent (1,70%), giao dịch tại 199,85 Cent/lb. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 cũng giảm 3,55 Cent (1,72%), giao dịch tại 202,6 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Đồng Real bất ngờ xuống thấp nhất 6 tháng qua, do lo ngại Chính phủ thay đổi cách tính trần chi tiêu sẽ dẫn tới sự suy thoái của nền kinh tế hàng đầu Nam Mỹ và tuyên bố sẽ viện trợ khẩn cấp cho các tài xế xe tải để tránh nguy cơ nổ ra những cuộc biểu tình vì giá xăng dầu leo thang làm giảm thu nhập.
Tuy nhiên, việc đồng Real lần đầu tiên vượt qua mức tỷ giá 5,6xxx, đã kích thích người Brazil mạnh tay bán hàng nông sản xuất khẩu. Tuy nhiên thị trường cũng dấy lên mối lo nông dân sẽ không bán hàng ra trong bối cảnh tiền lương nhân công và chi phí cho vật tư sản xuất ngày càng tăng cao vượt quá sức chịu đựng của họ.
Hiện tại, ngoài ra hoạt động xuất khẩu của Brazil đang gặp trở ngại lớn về vấn đề logistics. Xuất khẩu cà phê Brazil trong tháng 9 sụt giảm tới hơn 26% so với cùng kỳ năm ngoái do vấn đề liên quan đến logistics trong ngành vận tải hàng hải thế giới. Tình trạng này khiến các doanh nghiệp Brazil phải cạnh tranh gay gắt trong việc thuê tàu chở hàng và container, do đó dẫn đến khó khăn trong vấn đề giao hàng đúng hẹn.
Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến thời tiết, đặc biệt là sương giá, cũng tác động đến thu hoạch cà phê tại Brazil. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng và xuất khẩu cà phê của Brazil từ nay đến cuối năm 2021. Như vậy những tín hiệu tiêu cực từ nguồn cung của Brazil sẽ vẫn tiếp tục hỗ trợ giá cà phê trong thời gian tới, đặc biệt là arabica.
Theo Viện Địa lý và Thống kê Brazil (IBGE), vụ cà phê 2021 của nước này đã kết thúc với sản lượng ước đạt 48,9 triệu bao (loại 60 kg), giảm 21,2% so với vụ mùa năm 2020. Theo dự báo của Cecafe, các tháng cuối vụ 2021-2022 có thể sẽ không còn cà phê dự trữ và có thể Brazil sẽ phải nhập khẩu cà phê từ các nước sản xuất khác.
Còn theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2021-2022 giảm 11 triệu bao so với niên vụ 2019-2020, xuống còn 164,8 triệu bao. USDA cũng dự báo xuất khẩu cà phê toàn cầu sẽ giảm 4,8 triệu bao xuống 115,5 triệu bao do lượng xuất khẩu của Brazil giảm mạnh, mặc dù xuất khẩu của Việt Nam tăng. USDA dự báo tiêu thụ cà phê thế giới sẽ tăng 1,8 triệu bao lên 165 triệu bao, với mức tăng lớn nhất ở Liên minh châu Âu, Mỹ và Brazil.
Tồn kho cà phê cuối niên vụ 2021-2022 dự kiến giảm 7,9 triệu bao, xuống còn 32 triệu bao. Còn theo Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), lượng cà phê nhập khẩu toàn cầu trong niên vụ 2020-2021 tăng khoảng 5% so với niên vụ 2019-2020, lên gần 83 triệu bao (loại 60 kg).
Giá cà phê hôm nay 22/10: Cung cầu ngày càng thắt chặt; Xu hướng tiêu thụ của thị trường Nhật Bản Nhu cầu tiêu thụ cà phê ở Nhật Bản ngày càng tăng khi sở thích của người tiêu dùng dần chuyển từ trà sang cà phê. Người tiêu dùng tại quốc đảo này coi cà phê là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, do đó nhu cầu tiêu thụ đang có xu hướng đi lên. Giá cà phê trong nước tăng...