Giá cà phê hôm nay 28/1, Biên độ giao động nhẹ bớt, biến đổi khí hậu có thể đe dọa giá cà phê
Phiên họp chính sách của Fed khép lại dường như chỉ nhấn mạnh những gì đã được thị trường suy đoán, với khẳng định chỉ có thể biết được mức tăng lãi suất cơ bản USD tại phiên họp chính sách tháng Ba.
giới đầu cơ tỏ rõ sự nhẹ nhõm với các biên độ dao động dịu bớt. Hầu hết các sàn hàng hàng hóa tăng mạnh phiên trước đó đã sụt giảm trở lại.
Giá cà phê trong nước giảm 400 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch ngày 27/1.
Cập nhật giá cà phê hôm nay 28/1
Giá cà phê trên hai sàn kỳ hạn đồng loạt giảm trở lại. Giá cà phê robusta sụt giảm trở lại do suy đoán nông dân Việt Nam sẽ gia tăng bán cà phê để chi tiêu cho kỳ Tết Nhân Dần sắp tới. Thị trường còn có thêm sự tác động đáng kể với báo cáo của Citigroup dự đoán sản lượng niên vụ 2022/2023 tới của Việt Nam sẽ tăng 5,1%, lên 33 triệu bao, tiếp tục là quốc gia sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới.
Trong khi đó, giá cà phê arabica trên sàn New York quay đầu giảm dù trước đó Hiệp hội Cà phê Hạt Mỹ (GCA) báo cáo tồn kho tháng 12 đã giảm 2,4% so với cùng kỳ năm trước và báo cáo tồn kho cà phê arabica do ICE quản lý giảm xuống mức thấp hơn 13 tháng.
Phiên họp chính sách của Fed khép lại dường như chỉ nhấn mạnh những gì đã được thị trường suy đoán, với khẳng định chỉ có thể biết được mức tăng lãi suất cơ bản USD tại phiên họp chính sách tháng Ba. Điều này đã khiến sức tăng khá mạnh ngay từ đầu phiên của các sàn chứng khoán bị chùng lại, các giới đầu cơ tỏ rõ sự nhẹ nhõm với các biên độ dao động dịu bớt. Hầu hết các sàn hàng hàng hóa tăng mạnh phiên trước đó đã sụt giảm trở lại.
Video đang HOT
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất (ngày 26/1), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe – London kỳ hạn giao tháng 3/2022 tiếp tục giảm 27 USD (1,22%), giao dịch tại 2.191 USD/tấn. Giá robusta kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 17 USD (0,78%), giao dịch tại 2.174 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York cũng quay đầu giảm mạnh, kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm 6,85 Cent (2,87%), giao dịch tại 232,05 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 6,60 Cent (2,76%), giao dịch tại 232,65 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng rất mạnh.
Giá cà phê trong nước đồng loạt giảm 400 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm, hiện giá thu mua tại các địa phương đang dao động trong khoảng 39.200 – 39.900 đồng/kg.
Thông tin thị trường cà phê
Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Plos One cho thấy, các điều kiện trồng cà phê sẽ thay đổi theo hướng bất lợi trong những năm tới. Các số liệu nghiên cứu cho thấy, cây cà phê sẽ ít thích nghi ở các vùng sản xuất cà phê trọng điểm hiện nay vào năm 2050 do tác động của biến đổi khí hậu. Đặc biệt là cây cà phê arabica – loại cây trồng khó tính, đòi hỏi những điều kiện khí hậu thích hợp mới có thể phát triển.
Theo nghiên cứu của Roman Grter và các cộng sự tại Đại học Khoa học Ứng dụng Zurich (Thụy Sỹ), những khu vực thích hợp nhất để trồng cà phê hiện nay là ở Trung và Nam Mỹ, đặc biệt là Brazil, cũng như Trung và Tây Phi và một số khu vực của Nam và Đông Nam Á.
Báo cáo cho thấy, trong vòng 28 năm tới những tác động của biến đổi khí hậu dự kiến đối với những khu vực này sẽ khiến cây cà phê trở nên kém thích nghi hơn. Theo báo cáo, các quốc gia sản xuất cà phê lớn được điều tra bao gồm: Brazil, Việt Nam, Indonesia, Colombia đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu với sự suy giảm mạnh mẽ về năng suất tại các vựa trồng cà phê truyền thống. Và thủ phạm chính là nền nhiệt độ cao hơn sẽ làm cho cây cà phê khó canh tác hơn.
Nghiên cứu này cũng đánh giá sự thay đổi của mô hình thời tiết, khí hậu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến điều kiện trồng trọt đối với hai cây điều và bơ. Theo báo cáo, đối với hai loại cây điều và bơ, nhiệt độ tăng thực sự có thể tạo ra môi trường phát triển mới khả thi ở một số khu vực. Tuy nhiên, cà phê “được chứng minh là dễ bị tổn thương nhất, với các tác động tiêu cực của khí hậu chiếm ưu thế ở tất cả các vùng sản xuất chính.
Giá cà phê hôm nay 27/1, Điều chỉnh mạnh trên cả hai sàn, cà phê Việt có cơ hội mở rộng thị phần tại EU
EU là thị trường xuất khẩu cà phê quan trọng đối với tất cả các nước sản xuất trên thế giới.
EU cũng là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm 40% tổng lượng và 38% về tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Việc đầy mạnh xuất khẩu vào EU sẽ giúp ngành hàng tăng trưởng ổn định và khẳng định chỗ đứng vững trên thị trường thế giới.
Giá cà phê trong nước tăng mạnh 700-800 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua 26/1. (Nguồn: Brandsvietnam)
Cập nhật giá cà phê hôm nay 27/1
Giá cà phê robusta và arabica điều chỉnh trở lại sau phiên đảo chiều bật tăng nóng hôm trước, được cho là nhờ dòng vốn đầu cơ "tháo chạy". Trong khi đó, tin đồn nông dân Việt Nam không muốn bán cà phê ở mức giá hiện hành, cho dù họ đang cần tiền mặt để chi tiêu cho dịp Tết Nguyên đán đã cận kề. Đồng thời, phần lớn các thương nhân địa phương đã đóng cửa với kỳ nghỉ Tết dài ngày đã làm dấy lên mối lo nguồn cung trong ngắn hạn.
Giá cà phê arabica tăng mạnh lấy lại tất cả thua lỗ của phiên trước đó, một phần do tác động từ các báo cáo về lượng mưa dưới mức trung bình tại vùng trồng cà phê chính ở miền Nam Brazil.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất (ngày 26/1), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 3/2022 quay đầu giảm 19 USD (0,85%), giao dịch tại 2.218 USD/tấn. Giá robusta kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 12 USD (0,54%), giao dịch tại 2.191 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng tốt.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York tiếp tục tăng nhưng đà tăng chậm lại, kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng 1 Cent (0,42%), giao dịch tại 238,9 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 1,1 Cent (0,46%), giao dịch tại 239,25 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng yếu hơn.
Giá cà phê trong nước đồng loạt đi lên 700-800 đồng/kg sau khi đã giảm vào ngày hôm trước, mức giá cao nhất hiện là 40.300 đồng/kg và thấp nhất là 39.600 đồng/kg.
Thông tin thị trường cà phê
Theo Bộ Công Thương, Liên minh châu Âu (EU) hiện là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất toàn cầu, chiếm 47,9% tổng trị giá nhập khẩu trên toàn thế giới. Tốc độ nhập khẩu cà phê của EU giai đoạn 2015 - 2020 tăng trưởng bình quân 0,3%/năm, đạt bình quân 14,6 tỷ USD/năm (theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế).
Như vậy, EU là thị trường xuất khẩu cà phê quan trọng đối với tất cả các nước sản xuất trên thế giới. EU cũng là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (trung bình giá trị xuất khẩu cà phê sang EU đạt 1,2 ~ 1,4 tỷ USD/năm trong 5 năm qua). Việc đầy mạnh xuất khẩu cà phê vào thị trường EU sẽ giúp ngành hàng tăng trưởng ổn định và khẳng định chỗ đứng vững trên thị trường thế giới.
Ngay từ khi có hiệu lực, Hiệp định EVFTA đã đưa thuế đối với nhiều dòng sản phẩm cà phê của Việt Nam về 0%, tạo điều kiện giúp ngành hàng cà phê Việt Nam gia tăng giá trị và mở rộng thị phần tại EU. Diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 cộng với những khó khăn trong hoạt động logistics khiến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU trong 11 tháng năm 2021 giảm về lượng, nhưng tăng về trị giá (do giá xuất khẩu tăng).
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê sang EU trong 11 tháng năm 2021 đạt xấp xỉ 509 nghìn tấn, trị giá 938,72 triệu USD, giảm 11,6% về lượng, nhưng tăng 0,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang nhiều thị trường thành viên EU giảm, nhưng xuất khẩu sang các thị trường Đức, Hungaria và Estonia tăng.
Việc ngành hàng cà phê Việt Nam giữ được tốc độ tăng trưởng sang thị trường Đức trong năm 2021 được coi là khá thành công. Bởi Đức là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, đồng thời Đức cũng là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất ở EU.
Đức còn là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hoá Việt Nam sang các thị trường khác ở châu Âu. Trong khi đó, cà phê là một trong những hàng nông sản Đức phải phụ thuộc vào nhập khẩu. Ngành công nghiệp rang cà phê của Đức rất lớn, phục vụ cả thị trường nội địa - lớn nhất ở châu Âu và thị trường xuất khẩu.
Giá cà phê hôm nay 26/1, Đảo chiều tăng vọt; Tiêu thụ của các thị trường lớn tiếp tục tăng và sức hấp dẫn của đối tác Mỹ Theo khảo sát của Hiệp hội Cà phê Quốc gia Mỹ, hơn 70% người tiêu dùng thích pha chế cà phê tại nhà và 59% cà phê được tiêu thụ hàng ngày là cà phê dành cho phân khúc cao cấp. Do đó, Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu tiềm năng lớn mà bất kỳ nước sản xuất cà phê đều mong...