Giá cà phê hôm nay 26/1, Đảo chiều tăng vọt; Tiêu thụ của các thị trường lớn tiếp tục tăng và sức hấp dẫn của đối tác Mỹ
Theo khảo sát của Hiệp hội Cà phê Quốc gia Mỹ, hơn 70% người tiêu dùng thích pha chế cà phê tại nhà và 59% cà phê được tiêu thụ hàng ngày là cà phê dành cho phân khúc cao cấp.
Do đó, Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu tiềm năng lớn mà bất kỳ nước sản xuất cà phê đều mong muốn thâm nhập.
Giá cà phê trong nước giảm 300 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch ngày 25/1. (Nguồn: Koreajoongangdaily)
Cập nhật giá cà phê hôm nay 26/1
Những ngày này, không chỉ riêng giá cà phê kỳ hạn, hầu như tất cả các sàn hàng hóa phái sinh đều sụt giảm vì sự thanh lý của các giới đầu cơ trước thềm phiên họp chính sách tiền tệ đầu năm 2022 trong hai ngày 25-26/1, với suy đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ mạnh tay cắt giảm kích thích và nâng mức lãi suất cơ bản USD khi báo cáo lạm phát đã vượt mức quá cao.
Dòng vốn đầu cơ tìm nơi trú ẩn đã khiến USDX bật tăng trở lại và làm hàng hóa nói chung trở nên đắt đỏ. Không chỉ riêng Fed, chắc chắn tiếp ngay sau đó là sự hưởng ứng nâng lãi suất cơ bản của nhiều ngân hàng thương mại lớn trên thế giới, trong bối cảnh lo ngại xung đột địa chính trị có khả năng căng thẳng hơn nữa.
Bên cạnh còn là dấu hiệu gia tăng bán hàng của nông dân Brazil và Việt Nam. Nhà đầu tư tiếp tục thanh lý, chuyển đổi vị thế trên cả hai sàn kỳ hạn ngay trước thềm phiên họp Fed. Tuy nhiên, cả hai sàn cà phê đã đã có phiên quay đầu tăng mạnh khá bất ngờ trong phiên giao dịch hôm qua.
Đóng cửa phiên giao dịch gần nhất (ngày 25/1), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe – London kỳ hạn giao tháng 3/2022 quay đầu tăng mạnh 40 USD (1,82%), giao dịch tại 2.237 USD/tấn. Giá robusta kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 37 USD (1,71%), giao dịch tại 2.203 USD/tấn. Khối lượng giao dịch ăng tốt dần lên.
Video đang HOT
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York đồng loạt tăng theo, kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng mạnh 5,3 Cent (2,28%), giao dịch tại 238,25 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 5,3 Cent (2,27%), giao dịch tại 238,55 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tiếp tục tăng mạnh.
Giá cà phê tròn nước quay đầu giảm 300 đồng/kg sau khi đã đi ngang vào hôm trước, các địa phương đang thu mua cà phê trong khoảng 38.800 – 39.600 đồng/kg.
Thông tin thị trường cà phê
Theo ước tính của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), trong niên vụ 2020-2021, tổng sản lượng cà phê toàn cầu ước đạt 169,7 triệu bao, tăng 0,4% so với mức 169 triệu bao của niên vụ trước. Trong khi tiêu thụ cà phê thế giới ước tính tăng nhẹ lên mức 167,3 triệu bao trong niên vụ 2020-2021 so với mức 164,1 triệu bao của niên vụ 2019-2020.
Do đó, dư cung cà phê toàn cầu trong niên vụ 2020-2021 được rút xuống còn 2,4 triệu bao, giảm một nửa so với gần 5 triệu bao của niên vụ 2019-2020.
Nhập khẩu cà phê của EU được dự báo sẽ giảm 1,1 triệu bao xuống còn 42,5 triệu bao và chiếm gần 40% lượng cà phê nhập khẩu của thế giới. Các nhà cung cấp hàng đầu cho EU bao gồm Brazil (34%), Việt Nam (24%), Honduras (8%) và Colombia (6%). Dự trữ cà phê cuối kỳ của EU niên vụ 2021-2022 dự kiến giảm 2,5 triệu bao, xuống còn 11,3 triệu bao nhằm đáp ứng mức tăng của nhu cầu tiêu thụ.
Mỹ sẽ là nhà nhập khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới với lượng nhập khẩu dự kiến tăng 700.000 bao lên 25 triệu bao trong niên vụ 2021-2022. Trong đó, các nhà cung cấp cà phê hàng đầu cho Mỹ bao gồm Brazil (30%), Colombia (21%), Việt Nam (11%) và Nicaragua (5%). Dự trữ cuối kỳ tại Mỹ được dự báo sẽ giảm 200.000 bao xuống 5,8 triệu bao.
Mặc dù nhập khẩu của Mỹ và EU tăng giảm trái chiều nhưng nhìn chung tiêu thụ cà phê của hai thị trường này được dự báo sẽ tăng 1,1% và 1,8% so với niên vụ trước, đạt lần lượt là 41,4 triệu bao và 26,4 triệu bao. Tương tự, tiêu thụ cà phê của Brazil và Nhật Bản cũng tăng 1,3 – 1,5% trong niên vụ 2021-2022.
Thông tin từ trang Mordor Intelliqgence, thị trường cà phê Mỹ được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 4,8% trong giai đoạn 2020-2025. Các yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường là lối sống ngày càng bận rộn và thời gian làm việc kéo dài.
Ngoài ra, người tiêu dùng ở Mỹ yêu cầu khắt khe về chất lượng các sản phẩm cao cấp. Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu cà phê của Mỹ tháng 10/2021 đạt 140,28 nghìn tấn, trị giá 646,24 triệu USD, tăng 19% về lượng và tăng 45,1% về trị giá so với tháng 10/2020. Tính chung 10 tháng năm 2021, Mỹ nhập khẩu cà phê đạt 1,35 triệu tấn, trị giá 5,72 tỷ USD, tăng 5,2% về lượng và tăng 19,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
10 tháng năm 2021, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Mỹ đạt mức 4.243 USD/tấn, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Mỹ từ hầu hết các nguồn cung chủ lực tăng. Mức tăng cao nhất 17,2% từ Colombia ; mức tăng thấp nhất 3,3% từ Việt Nam.
Về thị trường, 10 tháng đầu năm 2021, Mỹ tăng nhập khẩu từ hầu hết các nguồn cung chính, ngoại trừ Việt Nam. Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, gây khó khăn trong khâu vận chuyển là nguyên nhân khiến nhập khẩu cà phê của Mỹ từ Việt Nam giảm.
Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn thứ 3 cho Mỹ (tính theo lượng) trong 10 tháng năm 2021, đạt xấp xỉ 118,3 nghìn tấn, trị giá 228,11 triệu USD, giảm 15,1% về lượng và giảm 12,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ giảm từ 10,87% trong 10 tháng năm 2020 xuống 8,78% thị phần trong 10 tháng năm 2021.
Giá cà phê hôm nay 23/1, Xu hướng tiêu cực trở lại, thị trường đang lập mức giá mới?
Hiện tại, hai sàn cà phê đã xa đỉnh lập năm ngoái để dịu lại trong nửa tháng đầu của năm 2022, riêng giá robusta London đã giao dịch giảm từ đỉnh 2.384 xuống đáy 2.201 USD/tấn, mất 183 USSD/tấn.
Giá cà phê robusta tại thị trường trong nước cũng xa dần mức cao 42 triệu đồng/tấn để về quanh 40 triệu đồng.
Giá cà phê trong nước giảm 300 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần (22/1). (Nguồn: Broadcastcoffee)
Cập nhật giá cà phê hôm nay 23/1
Giá cà phê chốt phiên cuối tuần này đồng loạt giảm trên cả hai sàn London và New York. Giá arabica sụt giảm mạnh do người Brazil đang mạnh tay bán ra. Theo nhà tư vấn, phân tích Safras & Mercados, mặc dù sản lượng của niên vụ cà phê 2022/2023 ước khoảng 63 triệu bao vẫn chưa thu hoạch nhưng đến nay, người Brazil đã bán khoảng 32%. Điều gì đã thúc đẩy họ mạnh tay bán nếu không vì đang được giá và áp lực của tỷ giá tiền tệ.
Do tác động từ sàn New York khiến giá robusta trên sàn London quay đầu sụt giảm nhưng thị trường này vẫn có sự hỗ trợ trong ngắn hạn khi cấu trúc giá đảo vẫn được duy trì. Tuy nhiên, thương nhân và người trồng cà phê Việt vẫn còn lưỡng lụ với câu hỏi, liệu giá London có khả năng quay trở lại mức giá của những ngày cuối năm 2021. Trong khi nhà nông vẫn chưa muốn bán ra với mức giá hiện hành cho dù nhu cầu chi tiêu vào kỳ Tết Cổ truyền sắp tới cũng gây áp lực rất đáng kể.
Đóng cửa phiên giao dịch tuần này (ngày 21/1), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm 14 USD (0,63%), giao dịch tại 2.213 USD/tấn. Giá robusta kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 13 USD (0,59%), giao dịch tại 2.179 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York tiếp tục giảm, kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm mạnh 5,75 Cent (2,36%), giao dịch tại 237,9 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 5,7 Cent (2,34%), giao dịch tại 238,1 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Giá cà phê trong nước đồng loạt giảm 300 đồng/kg vào phiên giao dịch cuối tuần. Hiện tại, giá thu mua tại các tỉnh Tây Nguyên đang dao động trong khoảng 39.100 - 39.900 đồng/kg.
Thông tin thị trường cà phê
Thị trường hàng hóa thương phẩm nói chung và cà phê nói riêng đang tìm cách phản ứng với các thay đổi về chính sách tiền tệ mới và khả năng giảm lãi suất của các ngân hàng trung ương. Hiện tại, hai sàn cà phê đã xa đỉnh lập năm ngoái để dịu lại trong nửa tháng đầu của năm 2022, riêng giá robusta London đã giao dịch giảm từ đỉnh 2.384 xuống đáy 2.201 USD/tấn, mất 183 USSD/tấn. Giá cà phê robusta tại thị trường trong nước cũng xa dần mức cao 42 triệu đồng/tấn để về quanh 40 triệu đồng.
Cũng cả chục tháng nay, đây là lần đầu tiên tồn kho đạt chuẩn robusta thuộc sàn London được ghi nhận tăng. Nếu như ngày 1/4/21 tồn kho sàn này đạt 139.230 tấn, thì từ đó trở đi tồn kho đạt chuẩn liên tục giảm xuống đến 97.120 tấn. Tuy nhiên, tuần này, lượng cà phê tồn kho này đang có dấu hiệu tăng dần. Tính đến 11/1/2022, số liệu do sàn báo cáo đạt 97.390 tấn. Ngược lại, tồn kho đạt chuẩn arabica thuộc sàn New York giảm mạnh từ 91.908 tấn xuống còn 84.739 tấn. Có lẽ nhờ lý do này mà giá arabica tăng trong tuần trước.
Lượng hợp đồng dư mua trên sàn London đến ngày khóa sổ tuần trước còn ở mức cao 44.559 lô so với trước đó là 49.673. Sau đợt bán mạnh tuần trước, ước thực tế hiện nay lượng hợp đồng dư mua chừng 40-42 nghìn lô, mức ấy vẫn còn cao.
Dù giá London đang bước một chân vào vùng bán quá mức, nhưng lượng dư mua còn lớn nên chưa ai dám đoán rằng họ còn phải thoát bớt nhất là khi tâm lý của giới đầu tư còn bất ổn trước các tin về thay đổi chính sách tiền tệ của Mỹ. Một vấn đề khác nữa là tồn kho cà phê đạt chuẩn thuộc sàn London tăng. Nếu như trong vài ngày tới đây, báo cáo tồn kho này có con số lớn hơn, lại thêm bất lợi, nên giới kinh doanh dựa trên kỹ thuật cần phải tính trước.
Tại nguồn cung Việt Nam, còn chưa đến hai tuần nữa là Tết nguyên đán. Các trạm trại thu mua và chế biến đang thu hẹp dần công việc để công nhân về quê đón Tết. Lực bán có thể còn nhưng người mua sẽ hạn chế do lo ngại rủi ro về giá trong đợt nghỉ Tết dài ngày.
Giá cà phê nhân Robusta Đắk Lắk hôm nay giảm 300 đồng/kg, làm bồn cho cây cà phê thế nào cho đúng cách? Giá cà phê nhân Robusta Đắk Lắk hôm nay giảm 300 ngàn đồng/tấn. Tại các tỉnh Tây Nguyên, cà phê Robusta được mua cao nhất là 39,6 triệu đồng/tấn. Làm bồn cho cây cà phê là một trong những kỹ thuật quan trọng giúp bộ rễ cây phát triển, tăng độ ẩm sau khi tưới... Cách làm bồn đúng cách là thế nào?...